YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Lịch sử 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi Học kì 2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Đề thi HK2 môn Lịch sử 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ gồm các câu trắc nghiệm với đáp án kèm theo. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN THI: LỊCH SỬ 10 CTST

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bài

Câu 1. Cư dân của nền văn hóa nào đã mở đầu cho nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam?

A. Bắc Sơn.

B. Sa Huỳnh.

C. Hòa Bình.

D. Óc Eo.

Câu 2. Nền chính trị của Cham-pa không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.

D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 3. Đặc trưng nào khiến các làng xóm người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dưới thời kì Bắc thuộc?

A. Tính khép kín và có tính bền vững.

B. Tính mở rộng và có sự lỏng lẻo nhất định.

C. Tính cố hữu và ảnh hưởng từ bên ngoài.

D. Tình phát triển và là trung tâm buôn bán quan trọng.

Câu 4. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ?

A. Hình luật.

B. Quốc triều Hình luật.

C. Luật Lê Thánh Tông

D. Hoàng triều Luật lệ.

Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê?

A. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ.

B. Bộ máy nhà quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai.

C. Cả nước chia thành 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.

D. Dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ và tăng ban.

Câu 6. Nội dung nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

A. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

B. Sự ra đời của đô thị Thăng Long

C. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển

D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 7. Để đối phó với quân giặc quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”

B. “Vườn không, nhà trống”

C. “Ngụ binh ư nông”

D. “Tiên phát chế nhân”

Câu 8. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống

B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt

C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt

D. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta

Câu 9. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta

A. Thời Trần.

B. Thời Lý.

C. Thời Bắc thuộc.

D. Thời Văn Lang -Âu Lạc.

Câu 10. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ

A. năm 1627 đến năm 1672.

B. năm 1945 đến năm 1592.

C. năm 1545 đến năm 1627.

D. năm 1672 đến năm 1592.

Câu 11. Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước là gì?

A. Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.

B. Do Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.

C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.

D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

Câu 12. Điểm mới nào thể hiện sự phát triển của thương nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?

A. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng

B. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

C. Xuất hiện các chợ họp theo phiên

D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.

Câu 13. Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

A. Năm 1775.

B. Năm 1789.

C. Năm 1791.

D. Năm 1771.

Câu 14. Chiến thắng nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn?

A. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

B. Chiến thắng Thăng Long.

C. Chiến thắng Hà Hồi.

D. Chiến thắng Ngọc Hồi.

Câu 15. Trong các thế kỷ XVI - XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta

A. Đạo giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Phật giáo.

Câu 16. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là

A. giữ quan hệ hòa hiểu với các nước láng giềng.

B. thần phục nhà Thanh và các nước phương Tây.

C. thần phục nhà Thanh, "đóng cửa” với các nước phương Tây.

D. "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với bất kì quốc gia nào.

Câu 17. Nhận xét nào sau đây không chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn?

A. Có cải cách chút ít. B. Chuyên chế như thời Lê sơ.

C. Mục đích tập chung quyền lực vào tay nhà vua. D. Chịu ảnh hưởng từ bộ máy nhà nước nhà Tống.

Câu 18. Hai câu ca dao sau nói lên điều gì?

“Con ơi, mẹ bảo câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

A. Hiện tượng tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến.

B. Nạn cướp giật dưới thời nhà Nguyễn.

C. Nỗi khổ của người dân dưới thời nhà Nguyễn.

D. Sự phẫn nộ của nhân dân dưới thời nhà Nguyễn.

Câu 19. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc

A. Kháng chiến chống ngoại xâm.

B. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.

C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Câu 20. Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp chủ yếu là

A. Vua, quý tộc, nông dân phụ thuộc, nô tì

B. Quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ

C. Vua, tướng lĩnh quân sự, tăng lữ, nông dân, nô tì

D. Quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Đáp án

1

C

6

D

11

B

16

C

21

A

26

C

31

C

36

C

2

D

7

B

12

A

17

D

22

C

27

C

32

C

37

B

3

A

8

B

13

D

18

A

23

B

28

A

33

A

38

D

4

B

9

C

14

A

19

A

24

D

29

B

34

C

39

C

5

A

10

A

15

C

20

B

25

B

30

B

35

B

40

A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HK2 môn Lịch sử 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON