YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Trần Phú

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Trần Phú, mỗi đề thi sẽ bao gồm 2 dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận khái quát tất cả các kiến thức của môn Lịch sử 10 Cánh diều sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt trước kỳ thi học kì 1. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

ATNETWORK

Trường THPT Trần Phú

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: Lịch Sử 10 Cánh diều

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

1. ĐỀ THI SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

A. Núi và cao nguyên.   B. Cao nguyên.    C. Đồng bằng.                D. Núi.

 Câu 2. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?

A. Vùng trung du.           B. Vùng rừng núi. C. Các con sông lớn.       D. Vùng sa mạc.

 Câu 3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của  địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân làm thuê.                                 B. Nông dân lĩnh canh.  

C. Nông nô.                                                 D. Nông dân tự canh.

 Câu 4. Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?

A. Nông dân.                  B. Quý tộc.            C. Nô lệ.                         D. Chủ nô.

 Câu 5. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á?

A. Phù Nam.                   B. Cam-pu-chia.   C. Cham-pa.                    D. Pa-gan.

 Câu 6. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.           B. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN.

C. Khoảng thiên niên kỉ V - IV TCN.           D. Khoảng thiên niên kỉ IV - III.

 Câu 7. Thần nào dưới đây ở Ấn Độ được gọi là thần bảo hộ?

A. Vi-snu.             B. Bra-ma.             C. Si-va.               D. In-đra.

 Câu 8. Lực lượng đông đảo nhất là thành phần sản xuất chủ yếu của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào?

A. Nông nô.           B. Nông dân công xã.      C. Nông dân tự do.           D. Nô lệ.

 Câu 9. Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?

A. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu.    B. Con người đã chinh phục được tự nhiên.

C. Con người hăng hái sản xuất.                   D. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.

 Câu 10. Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu?

A. ở nông thôn.     B. ở thành thị.       C. ở miền núi.                 D. ở trung du.

 Câu 11. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Chu.           B. Nhà Tần.           C. Nhà Hán.                    D. Nhà Hạ.

 Câu 12. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?

A. Chế độ quân điền.                         B. Chế độ công điền.      

C. Chế độ tịch điền.                           D. Chế độ lĩnh canh.

 Câu 13. Loài người xuất thân từ đâu ?

A. Đười ươi.                    B. Khỉ.                  C. Vượn cổ.                    D. Tinh tinh.

 Câu 14. Phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến:

A. La bàn, thuốc súng, kỹ thuật in, kỹ thuật giải phẩu  

B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.      

C. Giấy, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật giải phẩu.              

D. Nho giáo, thơ Đường, tiểu thuyết, y học.

 Câu 15. Phương thức kiếm sống của con người xã hội nguyên thủy:

A. Săn bắt và hái lượm.                               B. Trồng trọt và chăn nuôi.

C. Săn bắn và hái lượm.                                 D. Trồng trọt và săn bắn.

Câu 16. Vì sao người Ai Cập cổ đại giỏi về môn hình học ?

A. Do phép đo ruộng đất.                              B. Cần xây dựng các công trình thủy lợi.     

C. Cần tính toán để xây dựng Kim tự tháp.   D. Do nhu cầu buôn bán.

II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Nguyên nhân của sự xuất hiện tư hữu? Sự xuất hiện tư hữu dẫn đến xã hội biến đổi như thế nào?

Câu 2. (2 điểm)

Vì sao nói thời Đường là đỉnh cao của phong kiến Trung Quốc?

Câu 3. (2 điểm)

Đời sống của các giai cấp trong xã hội phương Đông cổ đại?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1

A

5

B

9

D

13

C

2

C

6

A

10

B

14

B

3

B

7

A

11

B

15

A

4

C

8

B

12

A

16

A

II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

  • Nguyên nhân: Sự xuất hiện đồ sắt Ò năng suất lao động cao Ò của cải dư thừa Ò chiếm đoạt làm của riêng Ò phân hóa giàu nghèo Ò phân hoá giai cấp…
  • Xã hội biến đổi: Quan hệ cộng đồng tan vỡ, gia đình phụ hệ hay gia đình mẫu hệ, xã hội phân chia giai cấp, chế độ người bóc lột người bắt đầu.

Câu 2. (2 điểm)

Phong kiến Trung Quốc đạt  đỉnh cao dưới thời nhà Đường.

Kinh tế:

  • Nông nghiệp: thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô – dung – điệu. Ruộng tư nhân phát triển. Do vậy kinh tế thời Đường phát triển nhanh hơn so với thời trước.

Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công, luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc.

  • Ngoại thương: hình thành con đường tơ lụa, buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh.

Chính trị: chính quyền thời Đường từng bước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

  • Lập thêm chức tước độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương.
  • Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ)

Đối ngoại: tiếp tục chính sách xâm lược: Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam,… lãnh thổ được mở rộng.

Câu 3. (2 điểm)

- Xã hội cổ đại phương đông phân hóa thành các giai cấp:

  • Nông dân công xã: là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn; nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế.
  • Quý tộc: vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế.
  • Nô lệ: số lượng không nghiều chủ yếu phục vụ, hầu hạ quý tộc.

2. ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Câu 1:  Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?

A. Chia thành các chủng tộc lớn.                  B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.

C. Sống cách đây 6 triệu năm.                     D. Tay được dùng để cầm nắm.

Câu 2: Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là

A. sông Ấn.           B. sông Gôđavari.           C. sông Namada.            D. sông Hằng.

Câu 3:  Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

A. làng bản.           B. thị tộc.                       C. công xã.                     D. bộ lạc.

Câu 4:  Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. vùng ven biển Địa Trung Hải.

B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

C. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

D. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

Câu 5: Người ta nói: "Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ". Sở dĩ như vậy là vì?

A. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học.

B. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử.

C. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.

D. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây.

Câu 6: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là

A. Âu Lạc, Phù Nam.                        B. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.

C. Champa, Phù Nam.                       D. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.

Câu 7: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?

A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.

B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa.

C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.

D. Đều là hai vương triều suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.

Câu 8: Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?

A. Dãy Trường Sơn.                                    B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ.           D. Sông Mê Công.

Câu 9: Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là

A. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.

B. vương quốc hùng mạnh nhất.

C. vương quốc phát triển nhất.

D. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất.

Câu 10: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.

B. Hình thành tương đối sớm.

C. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.

D. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.

II. PHẦN TỰ LUÂN: (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm). Tại sao nói công cụ lao động bằng sắt ra đời góp phần làm cho xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời?

Câu 2 (1.0 điểm). Vài trò của thành thị Tây Âu thời Trung đại?

Câu 3 (3.5 điểm). So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây theo nội dung sau?

 

Phương Đông

Thời gian nhà nước ra đời

Điều kiện tự nhiên

Kinh tế

Chính trị

Xã hội

 

 

 

 

 

 

 

Phương Tây

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

1

A

5

C

9

D

13

B

2

A

6

D

10

C

14

D

3

B

7

A

11

C

15

A

4

B

8

D

12

C

16

B

II. PHẦN TỰ LUÂN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Câu 1

- Khoảng 3000 năm trước đây, con người biết sử dụng công cụ lao động bằng đồ sắt.

- Khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác....., năng suất lao động tăng, của cải dư thừa.

- Một số người lợi dụng chức vụ, quyền hạn lấy của chung làm của riêng từ đó tư hữu ra đời. Trong  xã hội có sự phân chia giai cấp dẫn đến nhà nước ra đời.

Câu 2

  + Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.

   + Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người, nhiều trường đại học được thành lập, như: Bô-lô-nha (ở Ý); O-xphớt (ở Anh)….

   + Nhiều thành thị là trung tâm kinh tế, văn hoá của Tây Âu như Luân Đôn của Anh, Pa-ri của Pháp…

   + Sự ra đời và phát triển của các thành thị đã góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

Câu 3

1. Thời gian:

Phương Đông

- Nhà nước ra đời khoảng thiên niên kỷ IV - III TCN

 Phương Tây

- Nhà nước ra đời khoảng thiên niên kỷ I TCN

2. Về kinh tế:
Phương Đông: 
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp + thủ công nghiệp + chăn nuôi.
Phương Tây:
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
3. Về xã hội:
Ở phương Đông:
Phân chia thành 3 giai cấp:

- Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
- Nông dân công xã: Tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
- Nô lệ: Làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
Ở phương Tây: 3 giai cấp.
- Chủ nô: Rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
- Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
- Nô lệ: Lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.
4. Về Chính trị.
Phương Đông: - Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: - Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
- Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương Tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ chủ nô.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

3. ĐỀ THI SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (9,0 điểm)

Câu 1: Ý nào sau đây không phải phản ánh lãnh địa phong kiến Tây Âu là một đơn vị chính trị độc lập?

A. giữa các lãnh chúa không hề có mối quan hệ với nhau.

B. nhà vua phải thừa nhận toàn quyền của lãnh chúa trong lãnh địa của họ.

C. lãnh chúa phải phục tùng nhà vua.

D. giữa các lãnh chúa có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 2: Biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. khủng hoảng, phân quyền.   B. khủng hoảng, tập quyền.

C. ổn định, tập quyền.     D. ổn định, phân quyền.

Câu 3: Cô-lôm-bô là người đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đi đến

A. vòng quanh thế giới.   B. cảng Ca-li-cút của Ấn Độ

C. mũi cực nam châu Phi D. một số đảo thuộc biển Ca-ri-bê

Câu 4: Quốc gia phong kiến phát triển sớm nhất ở Đông Nam Á là

A. Lan Xang.        B. Ăng-co.  C. Đại Việt. D. Su-khô-thay.

Câu 5: Trong lãnh địa, nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa về

A. thân thể. B. kinh tế.   C. văn hóa. D. chính trị.

Câu 6: Điều nào sau đây không phản ánh nội dung của trào lưu Văn hóa Phục hưng?

A. Giai cấp tư sản coi trọng khoa học – kĩ thuật.

B. Giai cấp tư sản muốn đề cao vai trò của giáo hội Ki tô.

C. Giai cấp tư sản muốn khôi phục tinh hoa văn hóa Hi Lap – Rô ma cổ đại.

D. Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người, tự do cá nhân.

Câu 7: Vì sao đến năm 1432, người Khơ me phải bỏ Kinh đô Ăng co về phía Nam Biển Hồ?

A. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.

B. Vì bị người Thái nhiều lần tiến công.

C. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của chăm pa phải trả lại.

D. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.

Câu 8: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự ra đời các quốc cổ Đông Nam Á là

A. vị trí địa lí chiến lược quan trọng.                     B. gió mùa kèm theo mưa thuận lợi phát triển lúa nước.

C. có biển và nhiều cảng, ngoại thương phát triển.           D. có nhiều sông lớn và những thảo nguyên mênh mông.

Câu 9: Sự ra đời các quốc gia cổ Đông Nam Á dựa trên cơ sở ra đời của

A. kĩ thuật luyện đồng và sắt .   B. kĩ thuật luyện đồng đỏ.

C. tiến bộ kĩ thuật thời đá mới.  D. kĩ thuật đồng thau phát triển.

Câu 10: Hoạ sĩ thiên tài cũng là kĩ sư nổi tiếng  trong thời đại Văn hoá Phục hưng là

A. Đê-các-tơ.        B. Ga-li-lê.  C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.   D. Xpi-nô-da.

Câu 11: Nét nổi bật của văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á là

A. chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.                         B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

C. nền văn hóa mang tính bản địa hoàn toàn.          D. tiếp thu bên ngoài, sáng tạo văn hóa riêng độc đáo.

Câu 12: Thành thị trung đại châu Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước tiên trong lĩnh vực

A. lưu thông hàng hoá.   B. thương nghiệp. C. nông nghiệp.    D. thủ công nghiệp.

Câu 13: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, là thời kì

A. hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á.  B. phát triển của phong kiến Đông Nam Á.

C. suy tàn của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.      D. hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Câu 14: Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là

A. người Mường.  B. người Khơ-me. C. người Lào Thơng.      D. người Lào Lùm.

Câu 15: Chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII là

A. phụ thuộc vào các nước lớn.                              B. đóng kín, không mở rộng quan hệ hợp tác.

C. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.             D. chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

Câu 16: Phường hội và thương hội ra đời nhằm mục đích

A. bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ công, thương nhân về sản xuất và buôn bán.

B. bảo vệ quyền lợi cho lãnh chúa.

C. bảo vệ quyền lợi cho lãnh chúavà thương nhân.

D. Đảm bảo an toàn và mang lại những món lời chắc chắn cho thương nhân.

Câu 17: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co là

A. thủ công nghiệp.        B. lâm nghiệp.      C. thương nghiệp. D. nông nghiệp

Câu 18: Biểu hiện sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. sự khủng hoảng kinh tế, chính trị.  B. các nước tư bản phương Tây xâm lược.

C. chế độ phkiến chuyển sang tập quyền.     D. sưu cao thuế nặng, nông dân khó khăn.

Câu 19: Sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XV được thể hiện rõ nét trên lĩnh vực

A. dự báo thời tiết. B. hàng hải và đóng tàu.

C. thiên văn học và lịch học.     D. địa lí, đại dương.

PHẦN II: TỰ LUẬN (1,0 điểm)

Câu 1: Nhận xét hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI ? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (9 ĐIỂM)

1

2

3

4

5

6

D

C

D

B

A

B

7

8

9

10

11

12

B

B

A

C

D

C

13

14

15

16

17

18

C

B

C

A

D

A

19

20

21

22

23

24

B

C

A

D

A

B

25

26

27

28

29

30

A

B

A

C

D

D

31

32

33

34

35

36

C

C

A

D

B

D

II. TỰ LUẬN (1,0 ĐIỂM)

Câu 1: Nhận xét hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI ?

Tích cực

Tiêu cực

  • Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, chứng minh Trái Đất hình cầu.
    Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới.
  • Thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu
  • Đẩy nhanh quá trình khùng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu
  • Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

     

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần đoạn trích nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON