YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Tỉnh Bình Thuận

Tải về
 
NONE

Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2018 có kết cấu đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Tỉnh Bình Thuận

Câu 1: Kim loại crom tan trong dung dịch

A. HNO3 (đặc, nguội).                                          B. HCl (loãng, nóng).

C. H2SO4 (đặc, nguội).                                         D. NaOH (loãng, nóng).

Câu 2: Trong phương pháp thủy luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử?

A. Zn.                              B. Ba.                              C. Ag.                              D. Na.

Câu 3: Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. oxi hóa kim loại thành ion kim loại.             B. khử kim loại thành ion kim loại.

C. khử ion kim loại thành kim loại.                   D. oxi hóa ion kim loại thành kim loại.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.

B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.

C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.

D. Sắt (III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.

Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây giải thích được câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”?

A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.           B. Ca(HCO3)2    →  CaCO3 + CO2 + H2O.

C. CaCO3   →  CaO + CO2.                               D. CaCO3 + 2HCl  → CaCl2 + CO2 + H2O.

Câu 6: Cho các kim loại sau: Na, Ba, Cr, Fe. Số kim loại tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ là

A. 1.                                B. 4.                                 C. 2.                                D. 3.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

B. Sục CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.

C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

D. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.

Câu 8: Dung dịch NaOH có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. K2CO3, HNO3, SO2, CuO.                                B. CuSO4, HNO3, SO2, KNO3.

C. Na2SO4, HCl, CO2, Al2O3.                               D. MgCl2, HCl, CO2, Al(OH)3.

Câu 9: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Cr3+?

A. [Ar]3d6.                     B. [Ar]3d5.                     C. [Ar]3d4.                     D. [Ar]3d3.

Câu 10: Công thức hóa học của sắt (II) hiđroxit là

A. Fe2O3.                        B. Fe(OH)2.                    C. Fe(OH)3.                    D. Fe3O4.

Câu 11: Phương trình nào sau đây đúng?

A. FeSO4 + Cu  → CuSO4 + Fe.                      B. 2Cr + 3Cl2  →  2CrCl3.

C. Fe + 2S   → FeS2.                                        D. Cr + 2HNO3  →  Cr(NO3)2+ H2.

Câu 12: Khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ .

Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

B. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.

C. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.

D. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.

Câu 13: Dãy gồm các chất chỉ có tính oxi hoá là

A. FeO, FeCl2.                B. Fe, Fe2O3.                  C. Fe2O3, Fe2(SO4)3.        D. Fe3O4, Fe(OH)2.

Câu 14: Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Kim loại kiềm là

A. K.                                B. Na.                              C. Li.                               D. Rb.

Câu 15: Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và Mg(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch

A. MgCl2.                        B. NaOH.                        C. HCl.                            D. NaCl.

Câu 16: Quặng nào sau đây có chứa thành phần chính là Al2O3?

A. Hematit đỏ.               B. Manhetit.                   C. Criolit.                       D. Boxit.

Câu 17: Trong dân gian có câu:   “Anh đừng bắc bậc làm cao / Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”. Công thức của phèn chua là

A. Al2(SO4)3.18H2O.                                             B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                         D. Na3AlF6.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được 3,36 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 4,2.                             B. 2,8.                             C. 8,4.                             D. 25,2.

Câu 19: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. ZnCl2 và FeCl3.                                                 B. CuSO4 và HNO3 đặc nguội.

C. AgNO3 và H2SO4 loãng.                                  D. HCl và AlCl3.

Câu 20: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. AlCl3.                         B. Al2(SO4)3.                  C. NaAlO2.                     D. Al2O3.

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2018 của tỉnh Bình Thuận, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF