YOMEDIA

Đề thi giữa HK2 môn Toán 7 KNTT năm 2022-2023 Trường THCS Lê Lợi có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi giữa HK2 môn Toán 7 KNTT năm 2022-2023 trường THCS Lê Lợi có đáp án. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đại số và Hình học lớp 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: Toán - LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

 

 

 

A. Đề thi

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng

Câu 1 (NB). Từ đẳng thức \(5.(-27)=(-9).15\) , ta có thể lập được tỉ lệ thức nào?

A. \(\frac{-9}{5}=\frac{-27}{15}\).          

B. \(\frac{-9}{5}=\frac{-15}{27}\).  

C. \(\frac{15}{5}=\frac{-27}{9}\).             

D. \(\frac{15}{5}=\frac{9}{27}\).

Câu 2 (NB). Chỉ ra đáp án SAI. Từ tỷ lệ thức \(\frac{5}{9}=\frac{35}{63}\) ta có tỷ lệ thức sau:

A. \(\frac{5}{35}=\frac{9}{63}\).                

B. \(\frac{63}{9}=\frac{35}{5}\).                

C. \(\frac{35}{9}=\frac{63}{5}\).                

D. \(\frac{63}{35}=\frac{9}{5}\).

Câu 3 (NB).  Từ đẳng thức a . d = b. c (với a,b,c,d  \(\ne\) 0) ta viết được bao nhiêu tỉ lệ thức?

A.  1 tỉ lệ thức            

B.  2 tỉ lệ thức            

C.  3 tỉ lệ thức            

D.  4 tỉ lệ thức

Câu 4 (NB). Nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) thì:

A. \(a=c\).                   

B. \(a.c=b.d\).             

C. \(a.d=b.c\).             

D. \(b=d\).

Câu 5 (NB). Cho ba số a; b; c tỉ lệ với 3;5;4 ta có dãy tỉ số

A. \(\frac{x}{3}=\frac{y}{4}=\frac{z}{5}\)            

B. \(\frac{x}{3}=\frac{y}{5}=\frac{z}{4}\)            

C. \(\frac{x}{4}=\frac{y}{5}=\frac{z}{3}\)           

D. \(\frac{x}{5}=\frac{y}{4}=\frac{z}{3}\).

Câu 6 (NB). Với điều kiện các phân thức có nghĩa thì:

A. \(\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{x+y}{a+b}\).     

B. \(\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{x.y}{a.b}\).     

C. \(\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{x.y}{a+b}\).    

D. \(\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{x-y}{a+b}\).

Câu 7 (NB). Cho \(\vartriangle MNP\) có \(MN < MP < NP\). Trong các khẳng định sau, câu nào đúng ? 

A. \(\widehat{M}<\widehat{P}<\widehat{N}\).                                   

B. \(\widehat{N}<\widehat{P}<\widehat{M}\).                                   

C. \(\widehat{P}<\widehat{N}<\widehat{M}\).                                   

D. \(\widehat{P}<\widehat{M}<\widehat{N}\).

Câu 8 (NB). Cho ba điểm \(A,B,C\) thẳng hàng, \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\). Trên đường thẳng vuông góc với \(AC\) tại \(B\) ta lấy điểm \(H\). Khi đó

A. \(AH < BH\).          

B. \(AH < AB\).           

C. \(AH>BH\).            

D. \(AH=BH\).

Câu 9 (NB). Cho  \(\Delta MNP\)có \(\widehat{M}={{70}^{0}},\widehat{N}={{50}^{0}}\) . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(MN>MP>NP\).               

B. \(NP>MN>MP\)

C. \(MP>NP>MN\).               

D. \(NP>MP>MN\).

Câu 10 (NB). Ba độ dài nào dưới đây là độ dài ba cạnh của một tam giác?

A. \(1cm,3cm,4cm\)   

B. \(2cm,3cm,5cm\).

C. \(2cm,4cm,6cm\).

D. \(2cm,3cm,5cm\).

Câu 11 (NB). Nếu AM là đường trung tuyến và G là trọng tâm của tam giác ABC thì

A. \(GM=\frac{1}{3}AM\)         

B. \(GM=\frac{2}{3}AM\)               

C. \(AM=AB\)          

D. \(AG=AB\)

Câu 12 (NB). Cho tam giác ABC không là tam giác cân. Khi đó trực tâm của tam giác ABC là giao điểm của

A. Ba đường trung tuyến                                                       

B. Ba đường phân giác

C. Ba đường cao                                                                    

D. Ba đường trung trực

 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (TH). (1,0 điểm)  Một công nhân may trong 5 giờ được 20 cái áo. Biết rằng năng suất làm việc không đổi, hỏi trong 12 giờ người đó may được bao nhiêu cái áo?

Câu 2 (TH). (1,0 điểm) Cho biết 30 người thợ xây xong một ngôi nhà hết 90 ngày . Hỏi 15 người thợ xây ngôi nhà đó hết  bao nhiêu ngày? (giả sử năng suất làm việc của mỗi  người thợ là như nhau).

Câu 3 (TH). (1,0 điểm) Cho  có đường cao AH, \(\hat{C}<\hat{B}<{{90}^{{}^\circ }}\), M là điểm nằm giữa H và B; N là điểm thuộc đường thẳng BC nhưng không thuộc đoạn BC.Chứng minh:

a) \(AB+HB < AC+HC\)                             

b) \(AM < AB < AN\)

Câu 4 (VD). (2,0 điểm)

Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB.

            a) Chứng minh rằng ∆CBD là tam giác cân.

            b) Gọi M là trung điểm của CD, đường thẳng qua D và song song với BC cắt đường thẳng BM tại E. Chứng minh rằng BC = DE và BC + BD > BE

            c) Gọi G là giao điểm của AE và DM. Chứng minh rằng BC = 6GM

Câu 5 (VDC). (1,0 điểm)

Cho \(a+b+c={{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}=1\) và \(\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{c}(a,b,c\ne 0)\).

Hãy chứng minh: \({{\left( x+y+z \right)}^{2}}={{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}.\)

---------Hết---------

B. Đáp án và hướng dẫn giải

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

C

D

C

B

A

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

B

B

A

C

 

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Nội dung

Điểm

Bài 1: (1,0 điểm)

Gọi số áo một công nhân may được trong 12 giờ là x (cái áo)

0,25

Do năng suất làm việc không đổi nên số áo và thời gian may xong là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có : \(\frac{5}{12}=\frac{20}{x}\)

0,25

\(\Rightarrow x=\frac{12.20}{5}=48\)

0,25

Vậy trong 12 giờ người đó may được 48 cái áo

0,25

 

---(Nội dung đầy đủ của đáp án vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK2 môn Toán 7 KNTT năm 2022-2023 trường THCS Lê Lợi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các tài liệu liên quan có thể các em quan tâm:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON