YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

- Tính chất hóa học và phương pháp điều chế các nguyên tố nhóm halogen, các hiđro halogenua, nước javen , clorua vôi.

* So sánh sự biến đổi:

+ Tính oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm Halogen 

+ Tính axit của các axit tương ứng.

- Tính chất hóa học và phương pháp điều chế O2 ,O3 , S, SO2 ,H2SO4.

* So sánh sự biến đổi về tính oxi hóa và tính khử của các hợp chất của lưu huỳnh

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc đô phản ứng.

- Thế nào là cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

- Phương pháp nhận biết:  Axit ( H+) , bazơ (OH-) , các ion Clorua ( Cl-), Bromua (Br-) , Iotua (I-) , sunfat  SO42- , sunfit  (SO32-), và các khí O2, O3 , Cl2, HCl, H2S, SO2

- Tiếp tục rèn kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử.

2. LUYỆN TẬP

2.1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

A. Ở điều kịên thường là chất khí                          

B. Tác dụng mạnh với nước

C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử                

D. Có tính oxi hoá mạnh

Câu 2: Khí Cl2 không tác dụng với

A. khí O2                          

B. H2O                         

C. dung dịch Ca(OH)2 

D. dung dịch NaOH

Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Chữa sâu răng                                                    

B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm                

D. Sát trùng nước sinh hoạt

Câu 4: Các số oxi hóa của lưu huỳnh là:

A. -2, -4, +6, +8                

B. -1, 0, +2, +4             

C. -2, +6, +4, 0            

D. -2, -4, -6, 0

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là sai ?

A. 2FeO + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

B. Fe2O3 + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

C. FeO + H2SO4 (loãng) →FeSO4 + H2O

D. Fe2O3 + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 6: Nhóm kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 loãng ?

A. Al, Zn, Cu                    

B. Na, Mg, Au             

C. Cu, Ag, Hg              

D. Hg, Au, Al

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X bằng dung dịch HCl, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là

A. Zn.                                  

B. Cr.                            

C. Al.                            

D. Mg.

Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.                                    

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 9. Cho phản ứng N2 (K) + 3H2 (K) ⇋ 2NH3. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch:

A. Theo chiều thuận        

B. Theo chiều nghịch             

C. Không chuyển dịch     

D. Không xác định được

Câu 10. Cho lượng dư MnO2 vào 25ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là:

A. 1,34 lít                         

B. 1,45 lít                               

C. 1,12 lít                         

D. 1,4 lít

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 17,5g hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được  11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 35,5                             

B. 41,5                                   

C. 65,5                             

D. 113,5

Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3  và CaCO3  bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 4,48.                                

B. 1,79.                          

C. 5,60.                         

D. 2,24.

Câu 13. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%.                          

B. 24,32%.                    

C. 51,35%.                    

D. 48,65%.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.

B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.

C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.

Câu 15. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

A. K và Cl2.                        

B. K, H2 và Cl2.           

C. KOH, H2 và Cl2.     

D. KOH, O2 và HCl.

Câu 16. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,74.                                

B. 2,87.                          

C. 6,82.                         

D. 10,80.

Câu 17. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2                                 

B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2

C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O                           

D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Câu 18. Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?

A. 0,5 lít.                          

B. 0,4 lít.                      

C. 0,3lít                         .

D. 0,6 lít.

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohiđric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa:  -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.                                     

B. 5.                              

C. 2.                              

D. 4.

Câu 19. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,3                                     

B. 0,4                         

C. 0,2                         

D. 0,1

Câu 20. Cho phản ứng: NaX (r) + H2SO4 (đ)  → NaHSO4 + HX (k). Các hidro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là

A. HBr và HI.                                                

B. HCl, HBr và HI.

C. HF và HCl.                                                

D. HF, HCl, HBr và HI.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 50 của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

2.2. TỰ LUẬN

Bài 1: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,65 gam bột Kẽm với 0,224 gam bột Lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí.

a/ Sau phản ứng thu được chất nào? Tính khối lượng của chúng?

b/ Nếu đun hỗn hợp trên ngoài không khí, tính khối lượng các chất thu được?

Bài 2: Đun nóng hỗn hợp gồm 1,62 gam bột Al với 2,4 gam bột Lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí.

a/ Sau phản ứng thu được chất nào? Tính khối lượng của chúng?

b/ Nếu đun hỗn hợp trên ngoài không khí, tính khối lượng các chất thu được?

Bài 3: Đun nóng 8 gam hh Y gồm Mg,S (không có không khí) thu được hh rắn A. Cho A vào dd HCl dư thu được 4,48 lít hh khí B (đktc). Tính khối lượng chất trong Y?

Bài 4: Đun nóng 35,6 gam hh Y gồm Zn, S (không có không khí) thu được hh rắn A. Cho A vào dd HCl dư thu được 8,96 lít hh khí B (đktc). Tính khối lượng chất trong Y?

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1:

nZn = 0,01 mol; nS = 0,007 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + S → ZnS

0,07 → 0,07 → 0,07 (mol)

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn(dư) = (0,01 - 0,007). 65 = 0,195 gam.

mZnS = 0,007.97 = 0,679g.

Bài 2:

PTHH: 2Al + 3S  → Al2S3

nAl = 1,62/27 = 0,06 mol

nS = 2,4/32 = 0,075 mol

Vì 0,06/2 > 0,075/3

=> Sau phản ứng Al dư, S hết

Ta thu dc Al dư và Al2S3 sau phản ứng

nAl2S3 = 0,075/3 = 0,025 mol

=> mAl2S3 = 0,025.150 = 3,75 (g)

nAl dư = 0,06 - 0,075.2/3 = 0,01 mol

=> mAl dư = 0,01.27 = 0,27 (g)

Bài 3:

mMg= 4,8g; mS= 3,2gm

Giải thích các bước giải:

Gọi nMg =a; nS = b ⇒ 24a + 32b =8 (1)

Do cho hỗn hợp A tác dụng với HCl thu được hỗn hợp khí, nên Mg dư

Mg + S → MgS

b       →      b

Suy ra nMgdư = a −  mol

MgS + 2HCl → MgCl2+ H2S

b           →                 b

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

a−b                             a−b

⇒nkhí= nH2S + nH2= b + a − b = a = 4,48/22,4 = 0,2 (2)

Thay (2) vào (1), ta được b = 0,1 mol

Vậy, trong Y chứa: mMg= 0,2.24 = 4,8g; mS= 3,2g

Bài 4: 

Zn + S → ZnS

ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

hh Y: Zn (a mol), S (b mol)

nZnS = nS = b mol ⇒ nH2S = b mol

nZn = a − b (mol) ⇒ nH2 = nZn = a − b (mol)

nB= 8,96/22,4 = 0,4mol

65a + 32b = 35,6

a − b + b = 0,4 ⇒ a = 0,4; b = 0,3

mZn= 0,4 × 65 = 26 g

mS= 35,6 − 26 = 9,6 g

...

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF