Kì thi HK2 là một kì thi quan trọng có vai trò kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong cả một học kì, vì vậy để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới, HOC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Toán 10 năm 2021-2022 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Mời các em tham khảo học tập.
1. Phần Đại số
1.1. Bất phương trình và hệ bất phương trình
Các phép biến đổi bất phương trình:
a) Phép cộng: Nếu f(x) xác định trên D thì P(x) < Q(x) \(\Leftrightarrow \) P(x) + f(x) < Q(x) + f(x)
b) Phép nhân:
* Nếu f(x) > 0, \(\forall \)x \(\in \) D thì P(x) < Q(x) \(\Leftrightarrow \) P(x).f(x) < Q(x).f(x)
* Nếu f(x) < 0, \(\forall \)x \(\in \) D thì P(x) < Q(x) \(\Leftrightarrow \) P(x).f(x) > Q(x).f(x)
c) Phép bình phương: Nếu P(x) \(\ge \)0 và Q(x) \(\ge \)0, \(\forall \)x \(\in \) D thì P(x) < Q(x) \(\Leftrightarrow \)\({{P}^{2}}(x)<{{Q}^{2}}(x)\)
1.2. Dấu của nhị thức bậc nhất
Dấu nhị thức bậc nhất f(x) = ax + b
* Chú ý: Với a > 0 ta có:
\(\left| f(x) \right|\le a\Leftrightarrow -a\le f(x)\le a\)
\(\left| {f(x)} \right| \ge a \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
f(x) \le - a\\
f(x) \ge a
\end{array} \right.\)
1.3. Phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
a. Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình ax + by \(\le c\) (1) (\({{a}^{2}}+{{b}^{2}}\)\(\ne 0\))
Bước 1: Trong mp Oxy, vẽ đường thẳng (\(\Delta \)): ax + by \(=c\)
Bước 2: Lấy \({{M}_{o}}({{x}_{o}};{{y}_{o}})\notin (\Delta )\) (thường lấy \({{M}_{o}}\equiv O\))
Bước 3: Tính axo + byo và so sánh axo + byo và c.
Bước 4: Kết luận
w Nếu axo + byo < c thì nửa mp bờ (\(\Delta \)) chứa Mo là miền nghiệm của ax + by \(\le c\)
w Nếu axo + byo > c thì nửa mp bờ (\(\Delta \)) không chứa Mo là miền nghiệm của ax + by \(\le c\)
b. Bỏ bờ miền nghiệm của bpt (1) ta được miền nghiệm của bpt ax + by < c. Miền nghiệm của các bpt ax + by \(\ge c\) và ax + by \(>c\) được xác định tương tự.
c. Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất 2 ẩn:
- Với mỗi bất phương trình trong hệ, ta xác định miền nghiệm của nó và gạch bỏ miền còn lại.
- Sau khi làm như trên lần lượt đối với tất cả các bpt trong hệ trên cùng một mp tọa độ, miền còn lại không bị gạch chính là miền nghiệm của hệ bpt đã cho.
1.4. Dấu của tam thức bậc hai
a. Định lí về dấu của tam thức bậc hai:
Định lí: f(x) = ax2 + bx + c, a\(\ne \)0
Nếu có một số \(\alpha\) sao cho \(a.f\left( \alpha \right)<0\) thì:
f(x)=0 có hai nghiệm phân biệt x1 và x2
Số \(\alpha \) nằm giữa 2 nghiệm \({{x}_{1}}<\alpha <{{x}_{2}}\)
Hệ quả 1:
Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c, a\(\ne \)0, \(\Delta \)= b2 – 4ac
* Nếu \(\Delta \)< 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a (a..f(x)>0), \(\forall \)x\(\in \)R
* Nếu \(\Delta \)= 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a (a..f(x)>0), \(\forall \)x\(\ne \)\(\frac{-b}{2a}\)
* Nếu \(\Delta \)> 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a khi x < x1 hoặc x > x2; f(x) trái dấu với hệ số a khi x1 < x < x2. (Với x1, x2 là hai nghiệm của f(x) và x1< x2)
.............
1.5. Bất phương trình bậc hai
a. Định nghĩa:
Bất phương trình bậc 2 là bpt có dạng f(x) > 0 (Hoặc f(x) \(\ge \)0, f(x) < 0, f(x) \(\le \) 0), trong đó f(x) là một tam thức bậc hai. ( f(x) = ax2 + bx + c, a\(\ne \)0 )
b. Cách giải:
Để giải bất pt bậc hai, ta áp dụng định lí vầ dấu tam thức bậc hai
wBước 1: Đặt vế trái bằng f(x), rồi xét dấu f(x)
wBước 2: Dựa vào bảng xét dấu và chiều của bpt để kết luận nghiệm của bpt
1.6. Thống kê
Kiến thức cần nhớ
i) Bảng phân bố tần suất
ii) Biểu đồ
iii) Số trung bình cộng, só trung vị, mốt
iv) Phương sai độ lệch chuẩn
2. Phần Hình học
2.1. Các vấn đề về hệ thức lượng trong tam giác
a. Các hệ thức lượng trong tam giác:
Cho tam giác ABC có BC = a, AC = b, AB = c, trung tuyến AM = \({{m}_{a}}\), BM = \({{m}_{b}}\), CM = \({{m}_{c}}\)
Định lý cosin:
a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA;
b2 = a2 + c2 – 2ac.cosB;
c2 = a2 + b2 – 2ab.cosC
Hệ quả:
cosA = \(\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{2bc}\)
cosB = \(\frac{{{a}^{2}}+{{c}^{2}}-{{b}^{2}}}{2ac}\)
cosC = \(\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}-{{c}^{2}}}{2ab}\)
Định lý sin:
\(\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}\)= 2R (với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC )
b.Độ dài đường trung tuyến của tam giác:
\({{m}_{a}}^{2}=\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{2}-\frac{{{a}^{2}}}{4}=\frac{2({{b}^{2}}+{{c}^{2}})-{{a}^{2}}}{4}\)
\({{m}_{b}}^{2}=\frac{{{a}^{2}}+{{c}^{2}}}{2}-\frac{{{b}^{2}}}{4}=\frac{2({{a}^{2}}+{{c}^{2}})-{{b}^{2}}}{4}\)
\({{m}_{c}}^{2}=\frac{{{b}^{2}}+{{a}^{2}}}{2}-\frac{{{c}^{2}}}{4}=\frac{2({{b}^{2}}+{{a}^{2}})-{{c}^{2}}}{4}\)
c. Các công thức tính diện tích tam giác:
S = \(\frac{1}{2}\)aha = \(\frac{1}{2}\)bhb = \(\frac{1}{2}\)chc
S = \(\frac{1}{2}\)ab.sinC = \(\frac{1}{2}\)bc.sinA = \(\frac{1}{2}\)ac.sinB
S = \(\frac{abc}{4R}\)
S = pr
S = \(\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\) với p = \(\frac{1}{2}\)(a + b + c)
2.2. Phương trình đường thẳng
* Để viết được phương trình đường thẳng dạng tham số cần phải biết được Toạ độ 1 điểm và 1 vectơ chỉ phương
* Để viết được phương trình đường thẳng dạng tổng quát cần biết được toạ độ 1 điểm và 1 vectơ phát tuyến
................
3. Trắc nghiệm minh họa
Câu 1: Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C) có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x+4y+1=0\)
A. Tâm I(1;-2) , bán kính R = 4.
B. Tâm I(2;-4), bán kính R = 2.
C. Tâm I(1;-2), bán kính R = 2.
D. Tâm I(-1;2), bán kính R = 4.
Câu 2: Nếu \(\tan \alpha =\sqrt{7}\) thì \(\sin \alpha \) bằng
A. \(-\frac{\sqrt{7}}{4}\).
B. \(\pm \sqrt{\frac{7}{8}}\).
C. \(\frac{\sqrt{7}}{8}\).
D. \(\frac{\sqrt{7}}{4}\).
Câu 3: Viết phương trình của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( 0;-5 \right)\) và \(B\left( 3;0 \right)\)
A. \(\frac{x}{5}-\frac{y}{3}=1\).
B. \(-\frac{x}{5}+\frac{y}{3}=1\).
C. \(\frac{x}{5}+\frac{y}{3}=1\).
D. \(\frac{x}{3}-\frac{y}{5}=1\).
Câu 4: Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng △1: \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 4 + 2t\\
y = 1 - 3t
\end{array} \right.\) và △2 : \(3x+2y-14=0\)
A. Cắt và vuông góc nhau.
B. Song song nhau.
C. Trùng nhau.
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc.
Câu 5: Cho \(\cos \alpha =\frac{3}{5}\,\,\,\) với \(-\frac{\pi }{2}<\alpha <0\). Tính giá trị của \(\sin \left( \frac{\pi }{3}-\alpha \right)\)
A. \(\frac{3-4\sqrt{3}}{10}\).
B. \(\frac{4+3\sqrt{3}}{10}\).
C. \(\frac{3+4\sqrt{3}}{10}\).
D. \(\frac{4-3\sqrt{3}}{10}\).
Câu 6: Biết \(\sin \alpha =\frac{2}{3}\). Tính giá trị của biểu thức \(P=\left( 1-3\text{cos}\,\text{2}\alpha \right)\left( 2+3\text{cos}\,\text{2}\alpha \right)\)
A. \(\frac{49}{27}\).
B. \(\frac{48}{27}\).
C. \(\frac{14}{9}\).
D. \(\frac{8}{9}\).
............
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Toán 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.