YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023-2024 được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 10 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi Học kì 1 sắp tới.

ATNETWORK

1. Ôn tập lý thuyết

1.1. Thành phần hóa học của tế bào

1.1.1. Các nguyên tố hóa học và nước

- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: nguyên tố đại lượng (đa lượng) và nguyên tố vi lượng. Cơ thể thiếu một số nguyên tố đại lượng và vi lượng có thể gây ra một số rối loạn về chuyển hóa và bệnh.

- Cấu trúc hóa học của nước: Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. Nước có tính chất: phân cực, sức căng bề mặt lớn, nhiệt dung riêng cao, nhiệt bay hơi cao

1.1.2. Các phân tử sinh học

- Các phân tử sinh học chính bao gồm: protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid.

- Đặc điểm chung của các phân tử sinh học:

+ Có kích thước và khối lượng phân tử lớn.

+ Thường được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân hợp thành nên được gọi là các polymer.

+ Thành phần hóa học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen

1.2. Cấu trúc tế bào

1.2.1. Tế bào nhân sơ

- Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

- Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần chính là: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.

- Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.

1.2.2. Tế bào nhân thực

- Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 – 100 µm. Một số tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,…

- Có cấu tạo phức tạp hơn:

+ Đã có nhân chính thức với màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất.

+ Có khung xương tế bào.

+ Có hệ thống nội màng.

+ Có hệ thống các bào quan đa dạng từ không có màng đến có màng bao bọc.

1.3. Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào

1.3.1. Trao đổi chất qua màng tế bào

-  Trao đổi chất qua màng tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

- Cơ chế trao đổi chất:

+ Vận chuyển thụ động: là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp – xuôi chiều gradient nồng độ, không tiêu tốn năng lượng

+ Vận chuyển chủ động: vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

+ Nhờ biến dạng màng tế bào: Là hình thức vận chuyển các vật chất có kích thước lớn, không thể vận chuyển qua các protein xuyên màng: protein, đường đa, DNA,…

1.3.2. Truyền tin tế bào

- Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.

-  Các hình thức truyền tin tế bào phổ biến trong cơ thể đa bào: truyền tin trực tiếp, truyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse

- Truyền tin trong tế bào gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận tín hiệu, truyền tín hiệu và đáp ứng tín hiệu nhận được.

1.4. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào

1.4.1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

- Năng lượng trong tế bào tồn tại ở 2 dạng: động năng và thế năng.

- ATP gồm 3 thành phần cơ bản là: 1 phân tử adenine, 1 phân tử đường ribose, 3 gốc phosphate

- Sự chuyển hóa vật chất là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học xảy ra bên trong tế bào làm chuyển đổi chất này thành chất khác.

- Chuyển hóa năng lượng là sự chuyển đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác và luôn tuân theo các quy luật vật lí cơ bản về nhiệt động học.

- Thành phần enzyme có thể là protein hoặc protein kết hợp với cofactor (ion kim loại như Fe2+, Mg2+, Cu2+), các phân tử hữu cơ (nhân heme, biotin, FAD, NAD, các vitamin).

- Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzyme theo nhiều cơ chế như: bằng chất hoạt hóa hoặc ức chế; bằng ức chế ngược.

1.4.2. Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào

- Phân giải các chất trong tế bào là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng

- Quá trình phân giải diễn ra theo ba con đường:

+ Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), cần sự tham gia của O2.

+ Hô hấp kị khí, tương tự hô hấp hiếu khí nhưng không cần tới O2.

+ Lên men, không có chuỗi truyền electron.

- Tổng hợp các chất trong tế bào là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng → Quá trình tổng hợp các chất cũng chính là quá trình tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của sản phẩm mới được tổng hợp.

- Quang hợp ở thực vật sử dụng khí CO2 và nước, dưới tác dụng của ánh sáng do diệp lục hấp thụ để tổng hợp nên carbohydrate và giải phóng khí O2.

Phương trình quang hợp: 6 CO+ 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2

Phương trình pha sáng:

Phương trình chu trình Calvin:

6 CO2 + 12 NADPH + 18 ATP → C6H12O6 + 18 ADP + 18 Pi + 12 NADP

Phương trình quang khử: 

2. Bài tập luyện tập

2.1. Trắc nghiệm

Câu 1. Nguyên tố hóa học nào sau đây không tham gia cấu tạo phân tử RNA?

A. Nitrogen (N).              B. Oxygen (O).                C. Phospho (P).               D. Calci (Ca).

Câu 2. Hiện tượng biến tính protein là hiện tượng

A. protein bị phá hủy cấu trúc và chức năng.         

B. mất chức năng sinh học của phân tử protein.

C. mất chức năng hóa học của phân tử protein.       

D. phá hủy cấu trúc không gian hai chiều của protein.

Câu 3. Thiết bị nào sau đây không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?

A. Kính thiên văn.          B. Kính hiển vi.               C. Máy li tâm.                 D. Kính lúp.

Câu 4. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ?

A. phospholipid.              B. peptidoglycan.             C. Phospho (P).               D. Calci (Ca).

Câu 5. Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là

(1) sinh quyển.             (2) cơ thể.                   (3) quần xã.                   (4) cơ quan.

(5) tế bào.                     (6) quần thể.               (7) hệ sinh thái.             (8) bào quan.

 A. 3                                B. 4                                  C. 2                                  D. 5

Câu 6. Trong quang hợp, pha sáng cung cấp cho pha tối:

A. ATP và O2.                                                         B. NADH và CO2.          

C. CO2 và ATP.                                                       D. ATP và NADH

Câu 7. Phát biểu không chính xác khi nói về vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là:

A. khuếch tán thuận chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

B. có sự tham gia của các protein xuyên màng.

C. tiêu tốn năng lượng ATP trong mỗi lần vận chuyển.

D. phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch nồng độ chất tan hai bên màng.

Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Câu 9. Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là:

A. môi trường ưu trương.                              B. môi trường nhược trương.

C. môi trường đẳng trương.                           D. môi trường ưu thế.     

Câu 10. Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?

A. Glucose.                      B. Protein.                       C. Steroid.                       D. Tinh bột.

Câu 11. Trong phân tử nước, liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen với một nguyên tử oxygen là liên kết:

A. liên kết ion.                                               B. liên kết hydrogen.                

C. liên kết cộng hóa trị.                                  D. liên kết disunfit.

Câu 12. Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng gây bệnh thì thu được kết quả như sau:

 Kết luận nào sau đây không đúng?

 A. Vật chất di truyền của chủng số 1 là DNA mạch kép.

 B. Vật chất di truyền của chủng số 3 là RNA mạch đơn.

 C. Vật chất di truyền của chủng số 2 là DNA mạch đơn.

 D. Vật chất di truyền của chủng số 4 là DNA mạch kép.

Câu 13. Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?

A. Glucose.                      B. Sucrose.                      C. Maltose.                      D. Cellulose.

Câu 14. Nguyên liệu chính được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải là:

A. Lipid.                          B. Carbohydrate.             C. Protein.                       D. Cellulose.

Câu 15. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

A. Trung thể.                                                 B. Ti thể.                        

C. Nhân.                                                        D. Bộ máy Golgi.

Câu 16. Phương thức truyền tin giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích là:

A. Truyền tin cận tiết.                                    B. Truyền tin nội tiết.

C. Truyền tin synapse.                                   D. Truyền tin trực tiếp

Câu 17. Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua hô hấp hiếu khí có thể tạo ra:

A. 2 ATP.              B. 30 - 32 ATP.               C. 10 - 12 ATP.               D. 36 - 38 ATP.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?

 A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.

 B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.

 C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.

 D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.

Câu 19. Trong cấu trúc của enzyme, vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi là:

A. Trung tâm điều hòa.                                  B. Trung tâm hoạt động.

C. Trung tâm ức chế.                                     D. Vùng gắn cơ chất.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình lên men?

A. Không có chuỗi truyền electron.

B. Gồm có hai giai đoạn là đường phân và lên men.

C. Giải phóng 2 ATP từ sự phân giải 1 phân tử glucose.

D. Có sự tham gia của oxygen.

Câu 21. Lông và roi có chức năng là:

A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.                 

B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.          

C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.       

D. Lông có tính kháng nguyên.

Câu 22. Các dạng năng lượng trong tế bào được chia thành:

A. động năng và thế năng.                             B. động năng và nhiệt năng.

C. thế năng và nhiệt năng.                             D. thế năng và hóa năng.

Câu 23. Trong quá trình quang hợp, pha sáng được thực hiện tại:

A. tế bào chất.                                                B. màng thylakoid.         

C. chất nền lục lạp.                                         D. màng trong ti thể.

Câu 24. Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình hóa tổng hợp có nguồn gốc từ:

A. phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.

B. phân giải hợp chất hữu cơ trong hô hấp tế bào.

C. năng lượng ánh sáng.

D. phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp.

Câu 25. Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?

A. Màu sắc của tế bào.

B. Các dấu chuẩn “ glycoprotein” có trên màng tế bào.

C. Trạng thái hoạt động của tế bào.

D. Hình dạng và kích thước của tế bào.

Câu 26. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra tại?

A. chất nền lục lạp.                                                  B. màng trong ti thể.

C. màng thylakoid.                                                  D. chất nền ti thể.

Câu 27. Cho các loại lipid sau:

(1) Estrogen.                                 (2) Vitamine E.                 (3) Dầu.         

(4) Mỡ.                                          (5) Phospholipid.              (6) Sáp.

Lipid đơn giản gồm

A. (1), (2), (5).                 B. (2), (3), (4).                  C. (3), (4), (6).                 D. (1), (4), (5).

Câu 28. Trong quá trình quang hợp, O2 được giải phóng có nguồn gốc từ:

A. nước.                          B. glucose.                       C. Carbon dioxide.           D. ATP.

Câu 29: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A. phân tử adenosine, đường ribose, 2 gốc phosphate.

B. phân tử adenosine, đường deoxiribose, 3 gốc phosphate.

C. phân tử adenine, đường ribose, 3 gốc phosphate.

D. phân tử adenine, đường deoxiribose, 1 gốc phosphate.

Câu 30: Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng là

A. acid nucleic.

B. enzyme.

C. ATP.

D. cơ chất.

ĐÁP ÁN

1. D

2. B

3. A

4. B

5. D

6. D

7. C

8. C

9. A

10. B

11. C

12. D

13. D

14. B

15. A

16. C

17. D

18. C

19. B

20. D

21. B

22. A

23. B

24. A

25. B

26. B

27. C

28. A

29. C

30. B

 

 

 

 

 

2.2. Tự luận

Bài tập 1: Carbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tế bào vì sao?

Hướng dẫn giải:

Carbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tế bào vì carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào như carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.

Bài tập 2: Khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước vì lí do nào?

Hướng dẫn giải:

Khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước vì nước có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của tế bào như: là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, dung môi hòa tan các chất cần thiết cho tế bào, nguyên liệu và môi trường của các phản ứng chuyển hóa vật chất trong tế bào,… Như vậy, không có nước sẽ không có sự sống.

Bài tập 3: Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin nào?

Hướng dẫn giải:

Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin tan trong dầu như: vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.

Bài tập 4: Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là gì?

Hướng dẫn giải:

Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là giúp vi khuẩn tăng khả năng bám dính, có thể là bám dính và tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

Bài tập 5: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?

Hướng dẫn giải:

Khi bị loại bỏ thành, các tế bào vi khuẩn trong thí nghiệm bị mất đi hình dạng đặc trưng → Thí nghiệm trên đề cập đến vai trò quy định hình dạng tế bào của thành tế bào.

Bài tập 6: Ti thể được xem là "nhà máy điện" của tế bào vì sao?

Hướng dẫn giải:

Ti thể được xem là "nhà máy điện" của tế bào vì ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.

Bài tập 7: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Giải thích sự khác nhau này?

Hướng dẫn giải:

- Nước cất là môi trường nhược trương đối với cả tế bào động vật và tế bào thực vật → Trong môi trường nước cất, nước sẽ đi từ ngoài môi trường vào trong tế bào:

- Tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi nhiều phân tử nước đi bào trong tế bào sẽ làm tế bào trương lên và gây ra áp lực nên thành tế bào dẫn đến ngăn cản các phân tử nước khác đi bào → Tế bào thực vật bị trương lên nhưng không vỡ.

- Tế bào động vật không có thành tế bào nên quá nhiều phân tử nước ồ ạt đi vào tế bào sẽ gây hiện tượng tan bào (tế bào bị phá vỡ).

Bài tập 8: Khi ngâm quả sấu ngập trong nước đường khoảng 3 – 4 ngày, quả sấu sẽ bị teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn là do?

Hướng dẫn giải:

Nước đường là môi trường ưu trương so với tế bào. Do đó, khi ngâm sấu, nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài làm tế bào bị mất nước nên quả sấu bị giảm kích thước và nhăn nheo.

Bài tập 9: Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là gì?

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có thụ thể đặc hiệu. Phải có thụ thể đặc hiệu thì phân tử tín hiệu mới có thể liên kết và hoạt hóa thụ thể rồi dẫn đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình truyền tin giữa các tế bào.

Bài tập 10: Cho S là cơ chất, E là enzyme, P là sản phẩm. Viết sơ đồ đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?

Hướng dẫn giải:

- Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P.

- Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E).

Bài tập 11: Giai đoạn nào thu được nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào?

Hướng dẫn giải:

Trong hô hấp tế bào, giai đoạn đường phân tạo ra 2 ATP, chu trình Krebs tạo ra 2 ATP, giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp tạo ra 28 ATP → Giai đoạn thu được nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào là chuỗi truyền electron.

Bài tập 12: Điểm khác biệt của quang khử so với quang hợp là gì?

Hướng dẫn giải:

Quang khử không dùng H2O là nguồn cho H+ và electron như trong quá trình quang hợp ở thực vật mà dùng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON