Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 Cánh diều thức năm học 2022-2023 được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi HK1 lớp 7 sắp tới. Hi vọng với tài liệu dưới đây giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
1. Lý thuyết
1.1. Phần Đọc – Hiểu văn bản:
- Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
- Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
- Bài 4: Nghị luận văn học
1.2. Phần tiếng Việt:
- Từ địa phương
- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
- Số từ và phó từ
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
- Mở rộng trạng ngữ
1.3. Phần tập làm văn
Văn bản văn học:
- Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi): Kể về nhân vật đặc sắc – Võ Tòng.
- Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê): Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ.
- Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng): Thời thơ ấu của Bác Hồ.
- Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng ): Tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự vị tha…
- Mẹ (Đỗ Trung Lai): Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.
- Ông đồ (Vũ Đình Liên): Kể chuyện Ông đồ viết chữ Nho để nói hộ tâm trạng đầy buồn bã, xót xa, thảng thốt đối với cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.
- Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh): Tâm sự giản dị mà thật xúc động của tác giả khi nghe tiếng gà trưa.
- Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai): Hình ảnh con cò hay tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con.
- Bạch tuộc (Giuyn Véc nơ): Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với con bạch tuộc khổng lồ.
- Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry): Viên trung sỹ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh.
- Nhật trình Sol 6 (En - đi Uya): Tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa.
- Một trăm dặm dưới mặt đất (Giuyn Véc nơ): Cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất.
Văn bản nghị luận:
- Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng):
+ Phân tích những nét đặc sắc về thiên nhiên và con người trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi).
- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc):
+ Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
- Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên):
+ Những phân tích của tác giả Lê Phương Liên về giá trị truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc – nơ.
- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương):
+ Những nét đặc sắc trong bài thơ “Ông đồ”.
Văn bản thông tin
- Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn)
+ Nêu lên các quy định của một loại hoạt động văn hóa truyền thống rất nổi tiếng ở vùng đất cố đô
- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)
+ Giới thiệu những luật lệ rất thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau
- Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang)
+ Giới thiệu luật lệ của một hoạt động văn hóa - thể thao cộng đồng đặc sắc mang tinh thần thượng võ
- Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn)
+ Giới thiệu cách chơi kol rất độc đáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Văn bản văn học
- Tiểu thuyết
+ Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích “Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
+ Dọc đường xứ Nghệ (Trích “Búp sen xanh” - Sơn Tùng)
+ Bạch tuộc (Trích “ Hai vạn dặm dưới đáy biển” - Giuyn Véc nơ)
+ Nhật trình Sol 6 (Trích “ Người về từ Sao Hỏa” - En - đi Uya)
+ Một tram dặm dưới mặt đất (Trích “ Cuộc du hành vào lòng đất” - Giuyn Véc nơ)
- Truyện ngắn:
+ Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê)
+ Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng )
+ Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry)
- Thơ:
+ Ông đồ(Vũ Đình Liên)
+ Mẹ (Đỗ Trung Lai)
+ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
+ Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai)
Văn bản nghị luận
- Nghị luận văn học:
+ Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)
+ Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)
- Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên)
- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)
2. Đề thi minh họa
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu” nên.
[...] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn.
b) Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Câu 2. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?
A. Cùng đường bí lối
B. Cùng hội cùng thuyền
C. Cùng bất đắc dĩ
D. Cùng trời cuối đất
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của Nguyên Hồng là văn bản thể loại hồi kí.
B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của Nguyên Hồng viết về chính nhà văn.
C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết ở hai thời điểm khác nhau.
D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi.
Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)
Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)
b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)
c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d) Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh)
Phần 3: Làm văn (4 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 CD năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.