YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2023-2024 dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm nội dung và câu hỏi ôn tập kèm đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức toàn diện môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt trước kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Phần Địa lí

1.1.1. Châu Âu

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu

- Đặc điểm tự nhiên

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

- Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

- Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).

- Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.

- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi.

- Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa.

- Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

1.1.2. Châu Á

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Á

- Đặc điểm tự nhiên

- Đặc điểm dân cư, xã hội

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

- Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

1.2. Phần Lịch sử

1.2.1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

a. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo

- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

b. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

c. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng

- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

- Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

1.2.2. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại

a. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX

- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

- Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh

- Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc, ...)

- Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc, ...)

- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

b. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX

- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ

- Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul.

- Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

- Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

1.2.3. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

a. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Liên hệ được 1 số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI có ảnh hưởng đến hiện nay.

b. Vương quốc Campuchia

- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia.

- Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor.

- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia.

- Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor.

c. Vương quốc Lào

- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào.

- Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.

- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào.

- Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.

B. Nô lệ được giải phóng.

C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.

D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Thành thị trung đại.

B. Lãnh địa phong kiến.

C. Pháo đài quân sự.

D. Nhà thờ giáo hội.

Câu 3: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, Triết học.

B. Nghệ thuật, Lịch sử - Địa lí học.

C. Khoa học - Kĩ thuật.

D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 4: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?

A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).

B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).

C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).

D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).

Câu 5: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.

C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.

D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.

Câu 7: Châu Âu có diện tích

A. trên 9 triệu km2.

B. trên 10 triệu km2.

C. trên 11 triệu km2.

D. trên 12 triệu km2.

Câu 8: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Đới ôn hòa.

B. Đới lạnh.

C. Đới nóng.

D. Đới cận nhiệt

Câu 9: Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở

A. phía bắc.

B. phía nam.

C. phía đông nam.

D. phía tây.

Câu 10: Các sông lớn ở châu Âu là

A. Đa - nuyp, Rai- nơ và U-ran.

B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.

C. Đa - nuyp, Von- ga và U-ran.

D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.

Câu 11: Năm 2020, số dân của châu Âu đứng thứ nào sau đây trên thế giới?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Câu 12: Tỷ lệ dân đô thị của châu Âu năm 2020 là

A. 65%.

B. 70%.

C. 75%.

D. 80%.

Câu 13: Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, triết học.

B. Khoa học – kĩ thuật.

C. Nghệ thuật, Lịch sử - Địa lí học.

D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 14: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Anh.

B. I-Ta_li-a.

C. Đức.

D. Mỹ.

Câu 15: Bức hoạ Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật của hoạ sĩ nổi tiếng nào?

A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.

B. Mi-ken-lăng-giơ.

C. W. Sếch-xpia.

D. M. Xéc-van-tét.

Câu 16: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. ca múa.

B. tiểu thuyết.

C. thơ.

D. kịch nói.

Câu 17: Dưới Vương triều Gup ta, tôn giáo nào phát triển nhất?

A. Đạo Phật.

B. Đạo Thiên Chúa.

C. Đạo Tin lành.

D. Đạo Hin - đu.

Câu 18: Dưới thời phong kiến, ở Ấn Độ Vương triều nào được xem là thịnh vượng nhất?

A. Gúp- ta.

B. Đê li.

C. Môn gôn.

D. Nanda.

Câu 19: Thành tựu kiến trúc nổi bật của Trung Quốc là

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. đền Ăng-co-Vát.

C. đền Ăng-co- Thom.

D. đền Taj Mahal.

Câu 20: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?

A. TK X đến TK XV

B. TK XV đến TK XVI.

C. TK XV đến TK XVII.

D. TK XVI đến TK XVIII.

Câu 21: Qúa trình đô thị hóa ở châu Âu xuất hiện trong thời kì nào?

A. Cổ đại.

B. Trung đại.

C.Cận đại.

D. Hiện đại

Câu 22: Đại bộ phận lãnh thổ Châu Âu có khí hậu?

A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt đới.

D. Hàn đới.

Câu 23: Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là

A. ít bán đảo và đảo.

B. ít vịnh biển.

C. ít bị chia cắt .

D. có nhiều bán đảo .

Câu 25: Bán đảo lớn nhất của châu Phi là

A. Trung Ấn.

B. Xô-ma-li.

C. Xca-đi-na-vi.

D. Ban-căng.

Câu 26: Châu Phi tiếp giáp với biển và Đại Dương nào?

A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 27: Châu Phi ngăn cách với châu Á bởi biển Đỏ và

A. Địa Trung Hải.

B. kênh đào Pa-na-ma.

C. kênh đào Xuy-ê.

D. biển Đen

Câu 28: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất

A. Pa-na-ma.

B. Xuy-ê.

C. Man-sơ.

D. Xô-ma-li.

Câu 29: Chủ nhân của nền văn hóa Cánh đồng Chum là

A. người Lào Lùm

B. người Lào Thơng

C. người Thái

D. người Khơ-me

Câu 30: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

A. Đôn ki-hô-tê

B. Thần khúc

C. Nàng Mô-na Li-sa

D. Rô-mê-ô và Giu-li- et.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

B

D

B

B

D

B

A

C

B

D

C

D

B

A

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

C

A

C

A

A

C

D

B

D

A

B

B

D

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON