YOMEDIA

Chuyên đề cacbohidrat - Ôn thi THPT QG môn Hóa học

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Chuyên đề cacbohidrat - Ôn thi THPT QG môn Hóa học. Đề thi gồm phần tóm tắt lý thuyết và phần bài tập minh họa kết thúc Chương 2 của môn Hóa học 12 với lời giải chi tiết, nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa có thể thử sức, đánh giá năng lực của mình. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

CHUYÊN ĐỀ CACBOHIĐRAT – ÔN THI THPT QG MÔN HÓA

 

A – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG

1. Cấu trúc phân tử

a) Glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

Glucozơ là monosaccarit, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở C1 (là anđehit) và năm nhóm – OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại (là poliancol): CH2OH[CHOH]4CHO.

Trong thiên nhiên, glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng a-glucozơ và b-glucozơ (dạng mạch vòng). Trong dung dịch, hai dạng vòng này chiếm ưu thế và luôn chuyển hoá lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở(nâng cao).

Glucozơ có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.

Fructozơ là đồng phân của glucozơ, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (là xeton) và năm nhóm – OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại (là poliancol): CH2OH[CHOH]3COCH2OH.

Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh(nâng cao).

Trong môi trường bazơ, fructozơ có sự chuyển hoá thành glucozơ:

b) Saccarozơ và mantozơ (C12H22O11)        

Saccarozơ là một đisaccarit, cấu tạo bởi C1 của gốc a - glucozơ nối với C2 của gốc b - fructozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C2). Trong phân tử không còn nhóm OH semiaxetal, nên không có khả năng mở vòng.

Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, cấu tạo bởi C1 của gốc a - glucozơ nối với C­4 của gốc a - hoặc b - glucozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C4). Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm OH semiaxetal tự do, do đó có thể mở vòng tạo thành nhóm anđehit (– CHO). 

c) Tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n

Tinh bột là polisaccarit, cấu tạo bởi các mắt xích a-glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.

Xenlulozơ là đồng phân của tinh bột, cấu tạo bởi các mắt xích b-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do, nên công thức của xenlulozơ còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.

2. Tính chất hoá học

 

Glucozơ

Fructozơ

Saccarozơ

Mantozơ

Tinh bột

Xenlulozơ

T/c của anđehit + [Ag(NH3)2]OH

Ag↓

+

-

Ag↓

-

-

T/c riêng của

–OH hemiaxetal

+ CH3OH/HCl

Metyl glucozit

 

-

-

Metyl glucozit

 

-

-

T/c của poliancol

+ Cu(OH)2

dd màu xanh lam

dd màu xanh lam

dd màu xanh lam

dd màu xanh lam

-

-

T/c của ancol

(P/ư este hoá)

+ (CH3CO)2O

+ HNO3/H2SO4

+

+

+

+

+

Xenlulozơ triaxetat

+

+

+

+

+

Xenlulozơ trinitrat

P/ư thuỷ phân

+ H2O/H+

-

-

Glucozơ + Fructozơ

Glucozơ

Glucozơ

Glucozơ

P/ư màu

+ I2

-

-

-

-

màu xanh

đặc trưng

-


(+) có phản ứng, không yêu cầu viết sản phẩm; (-) không có phản ứng.

(*) phản ứng trong môi trường kiềm.

B - MỘT SỐ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC THƯỜNG GẶP

1.CH2OH[CHOH]4CHO+5CH3COOH ⇔ CH3COOCH2[CHOOCCH3]4CHO + H2O

                                                                        (pentaaxetyl glucozơ)         

2. CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH    Sobit (Sobitol)

3. CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 → CH2OH[CHOH]4COOH + Cu2O +2H2O

4. CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O        

                                                                                  glucozơ amoni gluconat

5. C6H12O6 →   2C2H5OH + 2CO2­

6. C6H12O6 →  2CH3–CHOH–COOH    Axit lactic (axit sữa chua)

7. (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

     (Tinh bột)                     (Glucozơ)

8. (C6H10O5)n + nH2O →  nC6H12O6

       (Xenlulozơ)               (Glucozơ)

9. 6H–CHO →  C6H12O6

10. 

11. CH2OH[CHOH]3COCH2OH  ⇔  CH2OH[CHOH]4CHO

12. CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O →  CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

13. CH2OH[CHOH]4COOH + Fe3+  → tạo phức màu vàng xanh.

14. C12H22O11 + H2O → C6H12O6(Glucozơ) + C6H12O6(Fructozơ)

15. C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O → C12H22O11.CaO.2H2O

16. C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 → C12H22O11 + CaCO3¯+ 2H2O

17. (C6H10O5)n + nH2O   →  nC6H12O6

        tinh bột                        glucozơ

18. 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n

19. (C6H10O5)n + nH2O  → nC6H12O6

        xenlulozơ                    glucozơ

20. [C6H7O2(OH)3]n  +  3nHONO→ [C6H7O2(ONO2)3]n  +  3nH2O

                                                                    xenlulozơ trinitrat

C. BÀI TẬP

Câu 1: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit:

A.Glucozơ            

B.Saccarozơ             

C.Tinh bột         

D.Xenlulozơ

Câu 2: Cho biết chất nào sau đây thuộc đisacarit:

 A.Glucozơ            

 B.Saccarozơ             

C.Tinh bột         

D.Xenlulozơ

Câu 3: Cho biết chất nào sau đây thuộc polisacarit:

A.Glucozơ            

B.Saccarozơ             

C.Mantozơ         

D.Xenlulozơ

Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của Fructozơ?

A.Glucozơ            

B.Saccarozơ             

C.Mantozơ         

D.Xenlulozơ

Câu 5: Chất nào sau đây là đồng phân của Mantozơ?

A.Glucozơ            

B.Saccarozơ             

C.Tinh bột          

D.Xenlulozơ

Câu 6: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử,nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng gương.Đó là do:

A.Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.        

B.Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.

C.Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ .      

D.Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ.

Câu 7: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích,người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây?

A.Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B.Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

C.Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

D.Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 8: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch),đó là loại đường nào?

A.Glucozơ             

B.Mantozơ           

C.Saccarozơ                 

D.Fructozơ

Câu 9: Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào?

A. Monosaccarit        

B. Đisaccarit          

C. Polisaccarit       

D. Oligosaccarit

Câu 10: Hãy chọn phát biểu đúng:

A.Oxi hoá ancol thu được anđehit.               

B.Oxi hoá ancol bậc 1 ta thu được xeton.

C.Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.                      

D.Fructozơ là hợp chất hữu cơ đa chức.

Câu 11: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng?

A.Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.             

B.Phản ứng với Cu(OH)2/OH-.

C.Phản ứng với CH3OH/H+.                                

D.Phản ứng với (CH3CO)2O/H2SO4 đ.

Câu 12: Chỉ dùng thêm một hoá chất nào sau đây để phân biệt 3 chất: Glixerol, Ancol etylic, Glucozơ.

A.Quỳ tím           

B.CaCO3            

C.CuO           

D.Cu(OH)2

Câu 13: Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

A.Cu(OH)2/NaOH (to)                  

B.AgNO3/NH3 (to)             

C.H2 (Ni/to)                  

D.Br2

Câu 14:Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong công thức cấu tạo của glucozơ có nhiều nhóm –OH ở kề nhau?

A.Cho glucozơ tác dụng với  H2,Ni,to.

B.Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.

C.Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3,to.

D.Cho glucozơ tác dụng với dung dịch nước Br2.

Câu 15: Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:

 1.Saccarozơ và dung dịch glucozơ.           

2.Saccarozơ và mantozơ.     

3.Saccarozơ, mantozơ và anđehit axetic.

 Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các chất trong mỗi nhóm cho trên:

A.Cu(OH)2/NaOH        

B.AgNO3/NH3        

C.Na           

D.Br2/H2O

Câu 16: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

A.Glucozơ                

B.Fructozơ            

C.Saccarozơ       

D.Mantozơ

 Câu 17: Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần:Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ   

A.Glucozơ <  Saccarozơ < Fructozơ.              

B.Fructozơ < glucozơ <  Saccarozơ

C.Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ.              

D. Saccarozơ

 Câu 18: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A.Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.                       

B.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

C.Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.                       

D.Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.

 Câu 19: Một dung dịch có các tính chất:

-Tác dụng làm tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.

-Tác dụng khử [Ag(NH3)2 ]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng.

- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.

Dung dịch đó là:

A. Glucozơ                

B. Fructozơ            

C. Saccarozơ       

D. Mantozơ.

Câu 20: Đường mía (saccarozơ) thuộc loại saccarit nào?

A.Monosaccarit         

B.Đisaccarit          

C.Polisaccarit         

D. Oligosaccarit.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 115 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề cacbohidrat - Ôn thi THPT QG môn Hóa học. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể làm một số bài kiểm tra trắc nghiệm online tại đây :

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON