YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Động vật và con người Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Động vật và con người có đáp án được Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Hy vọng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây.

ATNETWORK
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG ĐỘNG VẬT VÀ CON NGƯỜI CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học ?  

  • Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
  • Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ dạng sinh học và độ đa dạng về loài

Câu 2: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?  

  • Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.

Câu 3: Thế nào là động vật quý hiếm ?  

  • Động vật quý hiếm là những động có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… và có số lượng giảm sút.

Câu 4: Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm ?  

  • Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
    • Bảo vệ môi trường sống.
    • Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép các loài động vật quý hiếm.
    • Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
    • Xây dựng khu bảo tàn thiên nhiên.

Câu 5: Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học ?  

  • Ưu điểm: tiêu diệt những sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
  • Nhược điểm: đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định, thiên địch không diệt được triệt để sinh vật có hại, tiêu diệt loài này lại tạo điều kiện cho loài khác phát triển.

Câu 6: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu  tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu  tranh sinh học.

  • Khái niệm: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
  • Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: 
    • Sử dụng thiên địch: 
      • Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ.
      • Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. 
      • VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu 
      • xám.
    • Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. 
      • VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ
      • Gây vô sinh diệt động vật gây hại
      • VD: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực
  • Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
    • Ưu điểm:
      • Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.
      • Tránh ô nhiễm môi trường
    • Hạn chế: 
      • Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
      • Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
      • Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Câu 7: Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào?

  • Khái niệm: Là những động vật có giá trị về nhiều mặt(thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,...) và có số lượng giảm sút.
    • Ví dụ: Voi, gà lôi trắng, cà cuống…
  • Các cấp độ tuyệt chủng: 
    • Rất nguy cấp: ốc xà cừ, hươu xạ
    • Nguy cấp: tôm hùm đá, rùa núi vàng
    • Ít nguy cấp: gà lôi trắng, khỉ vàng
    • Sẽ nguy cấp: cà cuống, cá ngựa gai
  • Bảo vệ:
    • Bảo vệ môi trường sống của chúng.
    • Cấm săn bắt, buôn bán, dự trữ trái phép.
    • Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
    • Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.

Câu 8: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

  • Lợi ích của đa dạng sinh học:
    • Cung cấp thực phẩm→nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
    • Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị
    • Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
    • Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc
    • Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu
  • Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: 
    • Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi
    • Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư
    • Ô nhiễm môi trường
  • Bảo vệ đa dạng sinh học: 
    • Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
    • Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng loài.

{-- Từ câu 9 - 13 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Động vật và con người có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON