YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trường Chinh

Tải về
 
NONE

Xin mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trường Chinh. Tài liệu này đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng làm đề thi để chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: (6,0 điểm)

Là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày. Tiếng gà trưa là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ chân thành, giản dị và đầy nữ tính của bà.

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và phương thức biểu đạt chính của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 2. Câu thơ "Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Câu 3.

a. Chép chính xác sáu câu thơ cuối của bài thơ.

b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép. Trong đoạn văn, có sử dụng một quan hệ từ và một cặp từ đồng nghĩa (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học cũng viết về tình cảm thiêng liêng nảy.

PHẦN II: (4,0 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Biểu cảm về bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.

Đề 2. Biểu cảm về một người thân mà em yêu quí.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I

Câu 1

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ở vị trí đầu mỗi đoạn thơ.

- Tác dụng: Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" có tác dụng giúp gợi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, những kỉ niệm quen thuộc. Nó còn giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến những hình ảnh, những kỉ niệm càng thêm da diết, nồng nàn.

Câu 3

a.

- Chép thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

b.

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn biểu cảm.

+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về khổ thơ cuối bài.

+ Đoạn văn có sử dụng một quan hệ từ và cặp từ đồng nghĩa.

- Hướng dẫn cụ thể:

+ Mở đoạn: giới thiệu đôi nét tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ.

+ Thân đoạn:

  • Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc
  • Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà
  • Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính: Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương

+ Kết đoạn: cảm nhận chung.

Câu 4

Em có thể chọn một trong số các văn bản sau:

- Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

- Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2.0 điểm)

Bằng trí nhớ, em hãy chép lại chính xác phần dịch thơ của bài thơ Sông núi nước Nam. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 2: (1.0 điểm)

a. Thế nào là từ trái nghĩa

b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

(Hồi hương ngẫu thư, Hạ Tri Chương)

Câu 3: (2.0 điểm) Nhận biết

Chỉ ra lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại:

a. Trời mưa quá mà đường lầy lội

b. Qua ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa.

Câu 4: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

- Chép thơ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

- Nội dung chính: Tác phẩm là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 2.

a. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

b. Từ trái nghĩa gồm: đi-về; trẻ-già

Câu 3.

a. Sử dụng sai quan hệ từ: mà. Sửa thành: Trời mưa to nên đường lầy lội.

b. Sử dụng thừa quan hệ từ: qua. Sửa thành: Ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa.

 

---(Để xem tiếp đáp án Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (1,0 điểm) 

 Hãy kể tên hai bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 (Học kì I) và nêu tên tác giả.

Câu 2 (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“cục…cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”

a. Cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên?

Câu 3: (2.0 điểm)

Nêu khái niệm và nghĩa của thành ngữ? Xác định và giải thích nghĩa của thành ngữ trong các câu sau đây:

Chốc đà mười mấy năm trời

Còn ra khi đã da mồi tóc sương

(Nguyễn Du)

Câu 4: (5.0 điểm)

Ngôi trường – nơi đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò, hãy viết bài văn biểu cảm về mái trường mến yêu của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

- Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến.

Câu 2:

- Bài thơ: Tiếng gà trưa

- Tác giả: Xuân Quỳnh

- Cảm nghĩ về đoạn thơ cần đảm bảo các ý sau:

+ Người chiến sĩ trên đường hành quân khi dừng chân bên một xóm nhỏ nghe tiếng gà nhảy ổ.

+ Tiếng gà vang vọng trong không gian gợi nhắc kỉ niệm tuổi thơ làm người chiến sĩ xao xuyến, bồi hồi.

+ Kết hợp với nghệ thuật viết theo thể thơ 5 chữ, vừa kể vừa bộc lộ tâm tình

Câu 3:

a)

- Khái niệm: là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể suy ra trực tiếp từ các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó, nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng.

b)

- Da mồi tóc sương: đã rất già.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Hoàn chỉnh chính xác các câu thơ còn thiếu trong khổ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

...........................................

..........................................

.............................................

................................................

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Ngữ Văn 7, tập 1)

b. Khổ thơ vừa hoàn chỉnh trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?

c. Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong khổ thơ trên là ai?

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Xác định điệp ngữ trong ví dụ sau và nói rõ đây là dạng điệp ngữ gì?

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

(Ngữ Văn 7, tập 1)

b. Tìm và chỉ rõ lối chơi chữ trong câu thơ dưới đây:

“Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương”

Câu 3: (6.0 điểm)

Hãy viết bài văn cảm nghĩ về một người bà (ông) mà em yêu thương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a.

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

ổ trứng hồng tuổi thơ.”

b.

- Bài thơ: Tiếng gà trưa

- Tác giả: Xuân Quỳnh

c.

- Nhân vật trữ tình là người cháu – đồng thời là người lính đang trên đường hành quân.

Câu 2:

a.

- Điệp ngữ “Nghe”

- Dạng: điệp ngữ chuyển tiếp.

b.

- “ranh tướng”: là lối nói trại âm. Tác giả dùng từ “ranh tướng” (kẻ ranh ma) để phát âm thay cho từ “danh tướng”.

Câu 3:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc và đáp ứng đủ các nội dung: 

I. Mở bài:  giới thiệu về ông (bà) và gia đình em.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình của ông (bà)

a. Ngoại hình

- Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?

- Ông (bà) thấp hay cao, tả sơ lược về vóc dáng.

- Miêu tả khuôn mặt ông bà (mắt, mũi, miện…)

- Miệng ông (bà) lúc nào cũng cười để lộ hàm răng đen bóng do ăn trầu.

- Mái tóc của ông (bà) đã ngả bạc nhiều.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của ông bà

- Ông (bà) hiền lành và nhân hậu.

- Ông (bà) yêu thương và luôn quan tâm em; đặc biệt thường bênh vực em mỗi khi làm điều gì sai và bị bố mẹ cho ăn roi.

- Quần áo ông (bà) thường mặc.

- Thói quen ông (bà) hay làm vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối.

- Ông (bà) thường kể đủ thứ chuyện cho em nghe, bởi vậy em thấy ông (bà) như một cuốn bách khoa toàn thư và em rất thích được ngủ với ông bà.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Phần Văn - Tiếng Việt (5 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 (Trích “Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)

a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ

b. Nêu rõ thể thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên.

c. Tim, phân loại và phân tích rõ tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu hai của bài thơ (trình bày thành những câu văn liên tiếp).

2. Hãy điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thiện các thành ngữ sau:

a. Bước ..... bước.....

b. Mưa ... gió ....

Đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được.

II. Phần Tập làm văn (5 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 01: Loài cây em yêu.

Đề 02: Cảm nghĩ về một người thân yêu của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I

Câu 1

a.

- Chép thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp.

c.

- Điệp ngữ: “lồng” thuộc loại điệp ngữ cách quãng.

- Tác dụng: điệp ngữ “lồng” giúp câu thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm và nhấn mạnh vẻ đẹp huyền ảo, hòa quyện của thiên nhiên vào đêm trăng.

Câu 2.

- Điền từ:

a. Bước thấp bước cao.

b. Mưa to gió lớn.

- Đặt câu:

a. Em đi đâu mà vội vàng bước thấp bước cao thế?

b. Hôm đó ngoài trời lạnh tanh, lại mưa to gió lớn, những người bán hàng rong không biết có nơi nào trú ẩn hay không?

PHẦN II

ĐỀ 1:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về loài hoa em yêu.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài:

Giới thiệu về loài cây em yêu.

2. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

+ Em thích màu của lá cây,…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

3. Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

ĐỀ 2:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý.

- Hướng dẫn cụ thể: Cảm nghĩ về mẹ.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

- Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

- Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

- Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

- Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 Trường THCS Trường Chinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF