Qua nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Thế Bảo giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THẾ BẢO |
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 phút |
1. Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1.1. Năm 2017, nước nào là chủ tịch ASEAN?
A. Thái Lan B. Lào C. Xin-ga-po D. Mi- an- ma
Câu 1.2. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm nào?
A. Năm 1945 B. Năm 1949 C. Năm 1946 D. Năm 1950
Câu 1.3. Các nước tham gia hội nghị Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là những nước nào?
A. Việt Nam; Lào; Campuchia; Mianma; Brunay.
B. Inđônêxia; Malaixia; Philíppin; Xingapo; Thái Lan.
C. Việt Nam; Malaixia; Philíppin; Lào; Campuchia.
D. Malaixia; Philíppin; Singapo; Thái Lan; Campuchia.
Câu 1.4. Năm nào được gọi là “Năm Châu Phi”?
A. Năm 1960 B. Năm 1959 C. Năm 1961 D. Năm 1954
Câu 2. Sau đây là một đoạn viết về sự phát triển của tổ chức ASEAN. Em hãy dùng cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào chỗ trống (.....) sao cho phù hợp.
(tổ chức, mười nước, chín nước, khu vực, sáu nước, hợp tác)
“ASEAN từ ......(1)...... đã phát triển thành ........(2)........ thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử .......(3)............, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một .........(4)........ thống nhất”.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 phát triển như thế nào? Theo em trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ thì nguyên nhân nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 2. (3,0 điểm)
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì?
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Từ câu 1 đến câu 4: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 5 điền chính xác mỗi ý được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
0,5đ |
B |
B |
A |
1: sáu nước; 2: mười nước 3: khu vực; 4: tổ chức |
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1:
- Sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng của thế giới.
- Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển:
+ Mĩ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
+ Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí cho các nước tham chiến...
+ Mĩ đã áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế.
+ Kinh tế Mĩ tập trung sản xuất và tư bản cao.Có sự điều tiết của nhà nước.
- Nguyên nhân quan trọng nhất để kinh tế Mĩ phát triển: (Tùy HS lựa chọn, những phải lý giải được tại sao chọn nguyên nhân đó)
Câu 2:
Khách quan:
- Điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của kinh tế thế giới.
- Thành tựu của CMKHKT hiện đại.
Chủ quan:
- Truyền thống văn hoá lâu đời của người Nhật, ý thức vươn lên, đề cao kỉ luật, tiết kiệm.
- Vai trò quản lí của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển đúng đắn.
2. Đề số 2
I. Trắc nghiệm:(5đ)
Hãy khoanh tròn đáp án cho ý trả lời đúng nhất. (0.25 đ/câu)
1. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ là:
A. Mĩ B. Liên Xô
C. Anh D. Nhật Bản
2. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân cơ bản sụp đổ vào thời gian nào?
A. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX. B. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
C.Giữa những năm 80 của thế kỉ XX. D. Giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
3. “Lục địa bùng cháy” là nói về cuộc đấu tranh ở khu vực nào:
A. Châu Á B. Châu Âu
C. Châu Phi D. Mĩ La-tinh
4. Về đối ngoại, Mĩ đã triển khai chiến lược:
A. Hòa bình B. Trung lập
C. Toàn cầu D. Trung lập tích cực
5. Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới vào năm nào?
A. 1945 B. 1946
C. 1950 D. 1960
6. “Liên minh châu Âu” (EU) là tổ chức:
A. Liên kết kinh tế - văn hóa B. Liên minh kinh tế - chính trị
C. Liên minh văn hóa - chính trị D. Liên minh quân sự - chính trị
7. Đặc trưng quan trọng nhất của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Chia thành hai phe, hai cực B. Hòa bình, hòa nhập
C. Chia thành ba phe, hai cực D. Xu thế toàn cầu hóa.
8. Hội nghị I-an-ta diễn ra tại :
A. Anh B. Pháp
C. Liên Xô D. Hà Lan
9. Thành tựu kĩ thuật quan trọng của thế kỉ XX là:
A. Bản đồ gen người B. Tạo ra cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính.
C. Máy tính điện tử D. Cả ba thành tựu trên.
10. Nguồn năng lượng mới ngày càng được sử dụng rộng rãi là:
A. Gió B. Thủy triều
C. Mặt trời D. Nguyên tử
11. Vật liệu đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống là:
A. Nhôm B. Sắt
C. Chất dẻo Pô-li-me D. Đồng.
12/ Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là:
A. Anh B. Liên Xô
C. Nhật Bản D. Mĩ
13. Nối cột thời gian (A) với cột sự kiện (B) sao cho phù hợp? (1 đ)
A |
B |
A=>B |
1/ 17-8-1945 |
a/ Thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa |
1=> |
2/ 17-10-1945 |
b/ In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập |
2=> |
3/ 25-3-1957 |
c/ Thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va |
3=> |
4/ 1-10-1949 |
d/ Thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) |
4=> |
đ/ Lào tuyên bố độc lập |
14. Điền nội dung thích hợp vào nhiêm vụ của Liên hợp quốc(1đ)
Nhiên vụ chính của Liên hợp quốc là (1)......................................................................
…...........................phát triển mối quan hệ(2).................................................................
…...........................trên cơ sở tôn trọng (3).....................................................................
…..........................thực hiện (4).......................................................................... về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
II/ Tự luận (5đ)
Câu 1. (2.5 điểm) Tổ chức ASEAN thành lập trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động là gì? Hiện nay có bao nhiêu nước?
Câu 2. (2.5 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm).
CÂU |
ĐÁP ÁN |
BIỂU ĐIỂM |
1 |
B |
0.25đ |
2 |
A |
0.25đ |
3 |
D |
0,25đ |
4 |
C |
0,25đ |
5 |
B |
0,25đ |
6 |
B |
0,25đ |
7 |
A |
0,25đ |
8 |
C |
0,25đ |
9 |
C |
0,25đ |
10 |
D |
0,25đ |
11 |
C |
0,25đ |
12 |
D |
0,25đ |
13/ (1đ): Nối đúng mỗi cột được (0,25đ): 1=>b , 2=> đ , 3=>d, 4=>a
14/ (1đ): Điền vào chỗ trống đúng mỗi câu được (0,25 đ):
1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 2. Hữu nghị giữa các dân tộc
3. độc lập, chủ quyền của các dân tộc. 4. Sự hợp tác quốc tế
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1: Tổ chức ASEAN thành lập trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động là gì? Hiện nay có bao nhiêu nước?
- Hoàn cảnh:
+ Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển.
+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
+ Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
- Mục tiêu của ASEAN là tiến hành hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Hiện nay ASEAN gồm 10 nước
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên;
- Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti ;
- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản.
- Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Chi phí quốc phòng thấp.
- Tận dụng các yếu tố ở bên ngoài.
3. Đề số 3
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tổ chức ASEAN được thành lập tại nước nào?
A. Xin-ga-po. B. Ma-lay-xi-a C. In-đô-nê-xi-a D. Thái Lan
Câu 2. Năm nào sau đây được gọi là “Năm châu Phi”:
A. 1952 B. 1954 C. 1960 D. 1965
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã đề ra chiến lược gì?
A. Chiến lược đàn áp. B. Chiến lược toàn cầu.
C. Chiến lược tổng lực. D. Chiến lược viện trợ.
Câu 4. Yếu tố nào quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản?
A. Tài nguyên. B. Công nghệ mới.
C. Con người. D. Chiến tranh xâm lược
Câu 5. Nối mốc thời gian (cột A) tương ứng với sự kiện (cột B) rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ 1 – A)
Cột A (Thời gian) |
Cột B (Sự kiện lịch sử) |
1. 01/10/1949 |
A. Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á |
2. 01/01/1959 |
B. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN |
3. 08/08/1967 |
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời |
4. 28/07/1995 |
D. Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi |
E. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc |
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
Câu 2. (3,0 điểm) Em hãy nêu những biểu hiện sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển đó là gì?
Câu 3. (3,0 điểm) Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có tác động như thế nào đối với đời sống nhân loại? Theo em, hiện nay chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của khoa học – kĩ thuật?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm
1D; 2C; 3B; 4C
Câu 5. Nối thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
1- C; 2- D; 3- A; 4- B.
II. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Câu 1:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh:
- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực.
- Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực.
Câu 2:
Trong những năm 1951 – 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển "thần kì”. Đến những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Biểu hiện:
- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
- Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tố độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%.
- Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát
Nguyên nhân của sự phát triển đó:
+ Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài..
+ Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa...
+ Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá , giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài…
Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang có những tác động sau:
- Tích cực:
+ Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước sang một nền văn minh mới.
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công - nông nghiệp giảm và lao động dịch vụ tăng; đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:
+ Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra những loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống
+ Trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bệnh tật mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cuộc sống của con người luôn bị đe dọa.
* Những việc cần làm:
- Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, cũng như tác hại của cuộc C/M KH-KT đối với cuộc sống con người. Tích cực học tập để có tri thức lĩnh hội được dễ dàng kiến thức của nhân loại.
- Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh... Vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
4. Đề số 4
Câu 1: Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX. Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa? (3 điểm)
Câu 2: Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Cu – ba. Bằng những sự kiện tiêu biểu, hãy chứng minh: cách mạng Cu – ba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng Mĩ la – tinh. (4 điểm)
Câu 3: Thế nào là Chiến tranh lạnh? Trình bày nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của tình trạng Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai? (3 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3 điểm)
* Thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX. (1,0 điểm)
- Công nghiệp: sản xuất CN tăng bình quân 9,6%, là cường quốc CN đứng thứ hai thế giới sau Mĩ
- KHKT:
+ 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo
+ 1961 phóng tàu Phương Đông đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất
* Ý nghĩa của những thành tựu đó với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa: (2,0 điểm)
- Chứng tỏ đường lối xây dựng CNXH của Liên Xô là đúng đắn
- Chứng tỏ nền công nghiệp và trình độ khoa học kĩ thuật của Liên Xô nói riêng và XHCN nói chung sánh ngang bằng và có phần vượt trội với các nước TB
- Những thành tựu mà Liên Xô đạt được đã giúp Liên Xô trở thành một cường quốc đồng thời trở thành chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới.
Câu 2 (4 điểm)
* Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Cu – ba. (2,0 điểm)
- 26/07/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi – đen Ca – xtơ – rô tấn công pháo đài Môn – ca – da nhưng thất bại.
- 1955 Phi đen sang Mê – hi – cô và thành lập tổ chức lấy tên "Phong trào 26/7". 1956 phi đen cùng 81 chiến sĩ trở về Cu – ba. Cuộc đổ bộ lên bờ biển O – ri – en – te bị chặn đánh dữ dội, phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh.
- Từ 1956 đến 1958 nghĩa quân xây dựng lực lượng và phát động phong trào đấu tranh trong cả nước.
- 01/01/1959, lực lượng cách mạng tấn công pháo đài Môn – ca – da và giành thắng lợi, chế độ độc tài Ba – ti – xta bị lật đổ.
* Chứng minh: Cách mạng Cu- Ba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng Mĩ la- tinh.(2,0 điểm)
Cách mạng Cu – ba là cuộc cách mạng nổ ra đầu tiên ở khu vực Mĩ La – tinh. Do ảnh hưởng của cách mạng Cu - ba, hàng loạt các cuộc đấu tranh vũ trang ở khu vực đã diễn ra và giành thắng lợi: ....
Câu 3 (3điểm)
* Khái niệm chiến tranh lạnh (1,0 điểm)
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN
* Nguyên nhân chiến tranh lạnh (0,5 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai do sự đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ và hai phe tư bản chủ nghĩ và xã hội chủ nghĩa. Do đó dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh.
* Biều hiện: (0,5 điểm)
Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.
* Hậu quả: (1 điểm)
Sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược.
5. Đề số 5
I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.
Câu 1. Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng…
A. 48%.
B. 73%.
C. 9,6%.
D. 20%.
Câu 2. Tại sao nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”?
A. Do tình hình Châu Á không ổn định.
B. Do châu Á diễn ra các cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai.
C. Do châu Á là một châu lục đông dân cư.
D. Do từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
Câu 3. Điều nào dưới đây phản ánh đúng nhất về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
B. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới(1945-1950).
C. Mĩ nắm trong tay 3/4 lượng vàng dự trữ thế giới.
D. Nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức,
I–a-li-a,Nhật Bản cộng lại.
Câu 4. “Chiến tranh lạnh” đã chính thức chấm dứt khi nào?
A. Tháng 12-1988.
B. Tháng 12-1989.
C. Tháng 10-1990.
D. Tháng 12-1991.
II. Tự luận (8,0 đ).
Câu 5. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định ”, các nước ASEAN cần làm gì?
Câu 6. Quá trình thành lập, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Em hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà em biết?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1C; 2D; 3A; 4B
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 5. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định ”, các nước ASEAN cần làm gì?
a. Trình bày về tổ chức ASEAN……….
Hoàn cảnh ra đời
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập 1 liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra đòi hỏi các nước cần liên kết với nhau để phát triển đất nước
- Ngày 8-8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po
Mục tiêu:
- "Tuyên bố Băng Cốc" (8 - 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc hoạt động
- Tháng 2- 1976 các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba- li) xác định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có kết quả.
b. Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định” các nước ASEAN cần làm gì?
Học sinh lập luận và cần khẳng đinh:
Để xây dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, ổn định” các nước ASEAN cần: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Câu 6. Quá trình thành lập, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Em hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà em biết?
Quá trình thành lập, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Em hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà em biết?
(4,0):
a. Quá trình thành lập nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc
2,5
- Hội nghị I-an-ta họp từ ngày 4/2 đến 11/2/1945 còn có một quyết định quan trọng là thành lập một tổ chức quốc tế mới lấy tên là Liên Hợp Quốc
- Đến tháng 10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập.
* Nhiệm vụ: Duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội...
* Vai trò:Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội,...
* Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149
b. Em hãy kể tên 5 tố chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà em biết?
Học sinh có thể kể về 5 trong số các tổ chức của LHQ dưới đây(hoặc các tổ chức khác).Đúng mỗi tổ chức đạt (0,3 đ.)
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).
- Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF).
-Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
- Tổ chức Di dân quốc tế (IOM).
- Chương trình phát triển LHQ (UNDP).
- Quĩ Dân số LHQ (UNFPA).
- Quĩ tiền tệ quốc tế(IMF).
- Ngân hàng thế giới(WB)…
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Thế Bảo. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lương Văn Chánh
- Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hòa An
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.