YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hùng Vương

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Hoc247 đã biên soạn Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hùng Vương​ giúp các em ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI  HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian : 45 phút

Đề 1

A - PHẦN TRẮC NGHIỆM  ( 4 đ )

Câu 1: Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

    A. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển

    B. Thúc đẩy hoạt động thương mại

    C. Chống lại các thế lực phong kiến

    D. Bảo vệ thương hội

Câu 2: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

    A. Bay-on.                                                                  B. Ăng co Vát                    

    C. Ăng co Thom                                                         D. Thạt Luổng

Câu 3: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- phu- chia còn gọi là thời kì gì?

    A. Thời kì thình đạt                                                    B. Thời kì hoàng kim

    C. Thời kì Ăng –co                                                    D. Thời kì Bay-on

Câu 4: Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

    A. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản

    B. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá

    C. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại

    D. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại

Câu 5: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

    A. Đó là “những con người thông minh”

    B. “Đó là những con người xuất chúng”

    C. Đó là “những con người khổng lồ”

    D. Đó là “những con người vĩ đại’’

Câu 6: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

    A. Nhật Bản và các nước phương Đông

    B. Ấn Độ và các nước phương Tây

    C. Trung Quốc và các nước phương Đông

    D. Ấn Độ và các nước phương Đông

Câu 7: Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

    A. Khoa học kĩ thuật

    B. Giá trị con người và tự do cá nhân

    C. Khoa học- xã hội nhân văn

    D. Tôn giáo

Câu 8: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

    A. Lãnh chúa và nông nô                                           B. Địa chủ và nông dân

    C. Lãnh chúa và nông dân tự do                                D. Giai cấp nông nô

Câu 9: Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?

    A. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới

    B. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

    C. Phát hiện ra châu Đại Dương

    D. Phát hiện ra châu Mĩ

Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

    A. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa

    B. Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

    C. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất

    D. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức giã man

Câu 11: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

    A. Lãnh chúa phong kiến                                           B. Giai cấp nông nô

    C. Giai cấp nô lệ                                                        D. Giai cấp nông dân tự do

Câu 12: Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?

    A. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma

    B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma

    C. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma

    D. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

Câu 13: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?

    A. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội

    B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng

    C. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

    D. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước

Câu 14: Nước nào là quê hương của phong trào Văn hoá phục hưng?

    A. Hà Lan                       B. I-ta-li-a                           C. Pháp                               D. Đức

Câu 15: Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

    A. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm

    B. Bị bộ tộc Giéc-man xâm và Hung –nô xâm chiếm

    C. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm

    D. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

Câu 16: Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?

    A. Bỏ trốn vào rừng

    B. Nhẫn nhục chịu đựng

    C. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa

    D. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau

B- PHẦN TỰ LUẠN   ( 6 đ )

  Câu 1: Sự hình thành, phát triển, thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia?

  Câu 2: Tiền đề, hệ quả của phát kiến địa lí. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí?     

ĐÁP ÁN

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

 

ĐA

1

B

2

D

3

C

4

A

5

C

6

D

7

B

8

A

9

D

10

A

11

B

12

A

13

C

14

B

15

C

16

D

 

Phần đáp án câu tự luận:

  Câu 1: Sự hình thành, phát triển, thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia:

- Ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là Khơ me.

- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công; đến thế kỷ VI Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

- Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

- Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

+ Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.

- Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

- Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

  Câu 2: Tiền đề, hệ quả của phát kiến địa lí. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí:

 - Nguyên nhân phát kiến địa lý:

+ Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

+ Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

+ Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1498 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng.

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498).

+ Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Caribe. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

- Hệ quả của phát kiến địa lý:

+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Đề 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- phu- chia còn gọi là thời kì gì?

    A. Thời kì hoàng kim                                                 B. Thời kì Bay-on

C. Thời kì Ăng –co                                                        D. Thời kì thình đạt

Câu 2: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

    A. Lãnh chúa và nông dân tự do                                B. Địa chủ và nông dân

    C. Giai cấp nông nô                                                   D. Lãnh chúa và nông nô

Câu 3: Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

    A. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

    B. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm

    C. Bị bộ tộc Giéc-man xâm và Hung –nô xâm chiếm

    D. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm

Câu 4: Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?

    A. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới

    B. Phát hiện ra châu Mĩ

    C. Phát hiện ra châu Đại Dương

    D. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

Câu 5: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

    A. Ấn Độ và các nước phương Đông

    B. Nhật Bản và các nước phương Đông

    C. Trung Quốc và các nước phương Đông

    D. Ấn Độ và các nước phương Tây

Câu 6: Nước nào là quê hương của phong trào Văn hoá phục hưng?

    A. Pháp                           B. I-ta-li-a                           C. Đức                                D. Hà Lan

Câu 7: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?

    A. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng

    B. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội

    C. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước

    D. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

Câu 8: Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

    A. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản

    B. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại

    C. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá

    D. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại

Câu 9: Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?

    A. Nhẫn nhục chịu đựng

    B. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa

    C. Bỏ trốn vào rừng

    D. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau

Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

    A. Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

    B. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức giã man

    C. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa

    D. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất

Câu 11: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

    A. Đó là “những con người thông minh”

    B. Đó là “những con người khổng lồ”

    C. “Đó là những con người xuất chúng”

    D. Đó là “những con người vĩ đại’’

Câu 12: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

    A. Thạt Luổng                B. Ăng co Vát                    C. Bay-on.                          D. Ăng co Thom

Câu 13: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

    A. Giai cấp nông nô                                                   B. Lãnh chúa phong kiến

    C. Giai cấp nông dân tự do                                        D. Giai cấp nô lệ

Câu 14: Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

    A. Bảo vệ thương hội

    B. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển

    C. Thúc đẩy hoạt động thương mại

    D. Chống lại các thế lực phong kiến

Câu 15: Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

    A. Tôn giáo

    B. Khoa học kĩ thuật

    C. Khoa học- xã hội nhân văn

    D. Giá trị con người và tự do cá nhân

Câu 16: Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?

    A. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma

    B. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma

    C. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma

    D. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

B- PHẦN TỰ LUẠN   ( 6 đ )

  Câu 1: Sự hình thành, phát triển, thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia?

  Câu 2: Tiền đề, hệ quả của phát kiến địa lí. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí?     

ĐÁP ÁN

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

 

ĐA

1

C

2

D

3

B

4

B

5

A

6

B

7

D

8

A

9

D

10

C

11

B

12

A

13

A

14

C

15

D

16

C

 

Phần đáp án câu tự luận:

  Câu 1: Sự hình thành, phát triển, thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia:

- Ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là Khơ me.

- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công; đến thế kỷ VI Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

- Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

- Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

+ Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.

- Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

- Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

  Câu 2: Tiền đề, hệ quả của phát kiến địa lí. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí:

 - Nguyên nhân phát kiến địa lý:

+ Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

+ Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

+ Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1498 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng.

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498).

+ Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Caribe. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

- Hệ quả của phát kiến địa lý:

+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Đề 3

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

A. Núi và cao nguyên.      

B. Cao nguyên.             

C. Đồng bằng.               

D. Núi.

 Câu 2. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?

A. Vùng trung du.            

B. Vùng rừng núi.         

C. Các con sông lớn.     

D. Vùng sa mạc.

 Câu 3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của  địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân làm thuê.     

B. Nông dân lĩnh canh. 

C. Nông nô.                   

D. Nông dân tự canh.

 Câu 4. Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?

A. Nông dân.                    

B. Quý tộc.                    

C. Nô lệ.                        

D. Chủ nô.

 Câu 5. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á?

A. Phù Nam.                     

B. Cam-pu-chia.            

C. Cham-pa.                  

D. Pa-gan.

 Câu 6. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.                   

B. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN.

C. Khoảng thiên niên kỉ V - IV TCN.                     

D. Khoảng thiên niên kỉ IV - III.

Câu 7. Thần nào dưới đây ở Ấn Độ được gọi là thần bảo hộ?

A. Vi-snu.                         

B. Bra-ma.                    

C. Si-va.                         

D. In-đra.

 Câu 8. Lực lượng đông đảo nhất là thành phần sản xuất chủ yếu của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào?

A. Nông nô.                      

B. Nông dân công xã.   

C. Nông dân tự do.        

D. Nô lệ.

Câu 9. Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?

A. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu.             

B. Con người đã chinh phục được tự nhiên.

C. Con người hăng hái sản xuất.                             

D. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.

Câu 10. Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu?

A. ở nông thôn.                

B. ở thành thị.               

C. ở miền núi.                

D. ở trung du.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 4

Câu 1: Các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma đã có những đóng góp gì cho nền văn hóa nhân loại? Tại sao nói các hiểu biết khoa học của con người đến đây mới trở thành khoa học? (4đ).

Câu 2 : Trình bày sự ra đời, phát triển, văn hóa vương quốc Campuchia? Hãy đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia (3đ).

Câu 3 : Nguyên nhân, hệ quả phát kiến địa lý? Trình bày chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển mà em biết (3đ).

ĐÁP ÁN

Câu 1

Lịch và chữ viết - Lịch: 

+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay

Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

Sự ra đời của khoa học

Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

Văn học

Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...

Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

Nghệ thuật

Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông - Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,...

Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề……

Câu 2: Sự ra đời và phát triển

Như một lòng chảo khổng lồ được bao bọc bởi rừn g và cao nguyên

+ Đáy chảo là biển Hồ

+ Phụ cận là những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ do sông  Mêcong bồi đắp...

Dân cư: Đa số là người Khơme...

Campuchia đươc hị  nh thà  ̀nh vào thế kỉ thứ VI

Thời ki Ăng̀  - co ( 802 - 1432) là thời kì phát triển thinh vượng nhất của nước Cpc

Kinh tế : chủ yêu là trồng lúa nước , đánh cá  các nghề khác như : săn bắn , khai thác lâm sản  thủ công nghiêp : làm đồ trang sức và cham khắc đá

-Ắng-co chinh phục các nước láng giềng và trở thành 1 cường quốc mạnh trong khu vực.

-Từ 1432-1863: là thời kì suy thoái do tranh giành quyền lực. 

Năm 1863, bị thực dân Pháp xâm lược.

Văn hóa 

Chữ viết: thế kỉ VII đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn

Văn học dân gian và văn học viết phát triển phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước...

Kiến trúc phát triển gắn chặt với những tôn giáo được truyền bá vào đây, xuất hiện nhiều công trình tiêu biểu như  ĂngcoVat, ĂngcoThom...

Đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia: HS viết theo hiểu biết của mình nhưng phải đảm bảo các ý chính:

Là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc

Campuchia

Là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi…

ngày 24/6/1967 hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao…

1976 : cùng kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ cùng nhau tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại bè lũ diệt chủng Pôn Pốt..

2012 là Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 

Mối tình hữu nghị đoàn kết keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển. Cả hai nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt….. về hợp tác kinh tế, văn hóa, thương mại, khoa học và kỹ thuật…..nhằm phục vụ phát triển kinh tế hai nước…… 

  → Với quyết tâm của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác  phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đề 5

A - TRẮC NGHIỆM:   (4 đ)

Câu 1.  Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

A.  Đó là “những con người vĩ đại’’                               

B.  Đó là “những con người thông minh”

C.  “Đó là những con người xuất chúng”                        

D.  Đó là “những con người khổng lồ”

Câu 2. Nước nào là quê hương cảu phong trào Văn hoá phục hưng?

A. I-ta-li-a                               

B. Đức                            

C. Hà Lan                       

D. Pháp

Câu 3. Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

A. Khoa học- xã hội nhân văn

B. Tôn giáo

C. Khoa học kĩ thuật                                                        

D. Giá trị con người và tự do cá nhân

Câu 4. Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

A. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại

B. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại

C. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá

D. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản

Câu 5. Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?

A. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

D. Phát hiện ra châu Đại Dương

C. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới

D. Phát hiện ra châu Mĩ

Câu 6. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Ấn Độ và các nước phương đông                               

B. Trung Quốc và các nước phương Đông

C. Nhật Bản và các nước phương Đông                         

D. Ấn Độ và các nước phương Tây

Câu 7. Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc noà xâm chiếm?

A. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm                      

B. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

C. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm                         

D. Bị bộ tộc Giéc-man xâm và Hung –nô xâm chiếm

Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

A. Ăng co Vát                         

B. Ăng co Thom             

C. Thạt Luổng                

D. Bay-on.

Câu 9. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- phu- chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thình đạt                 

B. Thời kì Ăng –co                 

C. Thời kì hoàng kim              

D. Thời kì Bay-on

Câu 10. Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?

A. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng. 

B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng

C. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội

D. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hùng Vương​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF