Nhằm mục đích giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Lê Lợi với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 7 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
1. Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu B. Diễn đạt dài dòng.
C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm. D. Giản dị là đạo đức của con người.
Câu 2. Người tự tin có biểu hiện:
A. Đánh giá cao bản thân
B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót
C.Tin tưởng vào bản thân
D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?
A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác
Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực?
A. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.
B. Bao che khuyết điểm của bản thân.
C. Nhận lỗi khi mình mắc phải.
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Câu 5. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?
A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Qua cầu rút ván.
C. Thương người như thể thương thân. D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
Câu 6. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
A. Góp phần làm phong phú truyền thống
B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm
C. Tự hào về truyền thống của gia đình
D. Tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ truyền thống.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 ( 3,0 điểm). Thế là gia đình văn hóa? Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Bản thân mỗi người và học sinh cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 2 ( 2,0 điểm). Thế nào là tự tin? Bản thân em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?
Câu 3 ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau:
Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng lại học kém toán; Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém?
a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không?Vì sao?
b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
B |
C |
C |
B |
C |
D |
II. Tự luận.
Câu 1 (3,0 đ)
* Khái niệm:
- Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
* Ý nghĩa:
+ Đối với cá nhân và gia đình:
- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có đạo đức, có văn hóa và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
+ Đối với xã hội:
- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, hạnh phúc.
* Trách nhiệm:
- Mỗi người thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
- HS phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình
Câu 2 (2,0 đ)
* Khái niệm:
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin củng là người cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
* Cách rèn luyện:
- Chủ động tự giác học tập.
- Tham gia các hoạt động tập thể...
- Rèn luyện tự tin, bỏ thói quen rụt rè, tự ti, ba phải...
- Tích cực giao lưu, trò chuyện, hợp tác với mọi người xung quanh.
Câu 3 (2,0 đ)
a. Nhận xét:
- Không tán thành việc làm của Tuấn.
-Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô.
b. Nếu là Tuấn em sẽ:
- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn.
- Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập.
2. Đề số 2
Câu 1 (3 điểm)
Thế nào là tôn sư trọng đạo ? Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống ? Trong cuộc sống và học tập hằng ngày em đã và sẽ làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ?
Câu 2 (3 điểm)
Em hãy nêu ý nghĩa của yêu thương con người ? Hãy nêu 2 việc làm mà lớp em, trường em đã làm thể hiện lòng yêu thương con người ? Nêu 2 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về lòng yêu thương con người.
Câu 3 (4 điểm)
Theo lời tâm sự của Chị Nguyễn Ngọc Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội): "Con mình 16 tuổi, cao to khoẻ mạnh, đẹp trai, nhiều cô dòm ngó, vậy mà cư xử rất lơ ngơ, vô tình làm mình buồn lắm. Mình đi làm về mệt đứt hơi, nhờ con dắt xe lên thềm, nhưng cu cậu lủi mất. Một lần đẩy xe trượt chân, mẹ và xe bay luôn xuống dốc, bực quá mình mắng "con thiếu ý thức tự giác và vô tâm với mẹ quá". Con phang ngang một câu: “Xe mẹ mẹ dắt, đừng làm phiền con".
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi và lời nói của bạn nam trong lời tâm sự của mẹ ? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua tình huống trên ?
ĐÁP ÁN
Câu |
Yêu cầu về nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3 điểm)
|
* Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. |
1
|
* Ý nghĩa: - là truyền thống tốt đẹp của dân tộc - là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, giúp con người biết sống ân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. |
0,5
0,5 |
|
* Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo em sẽ: Vâng lời , lễ phép với thầy cô ;Chăm học, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao |
1
|
|
Câu 2 (3 điểm)
|
* Ý nghĩa của yêu thương con người -Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc - Người có lòng yêu thương được mọi người quý mến, kính trọng. |
1 |
*Hãy nêu 2 việc làm mà lớp em, trường em đã làm thể hiện lòng yêu thương con người: Vd : - Tặng bánh trung thu cho trẻ em nghèo - Quyên góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt |
1 |
|
*Nêu 2 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về lòng yêu thương con người: Vd : “ Thương người như thể thương thân” “Nhường cơm sẻ áo” .... |
1 |
|
Câu 3 (4 điểm)
|
a. Nhận xét hành vi của bạn nam trong lời tâm sự của mẹ: - Hành vi của Vân thể hiện sự vô tâm, vô cảm, vô trách nhiệm, chỉ biết đến mình và không biết yêu thương mẹ mình |
2 |
b. Bài học rút ra - Bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất. - Hãy tự làm giàu tâm hồn mình bằng các tác phẩm văn chương nhân ái - Lên án mạnh mẽ lối sống ích kỉ, vô tâm, vô cảm. |
1,5
0,5
0,5 |
3. Đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Khoanh tròn vào ý đúng:
Câu 1. Trong các biểu hiện sau đây. theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị?
A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
B. Nói năng cộc lốc, trống không.
C. Làm việc gì cũng sơ sài.
D. Đối với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
Câu 2. Câu nào sau đây nói về tính không trung thực?
A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. B. Cây ngay không sợ chết đứng.
C. Ăn ngay nói thẳng. D. Gió chiều nào che chiều ấy.
Câu 3. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là đức tính:
A. Trung thực B. Tự trọng
C. Sống giản dị D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 4. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?
A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết
B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên
C. Có thể không nói đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
Câu 5. Trong những hành vi sau đây em đồng ý với hành vi nào thể hiện tính trung thực?
A. Làm hộ bài cho bạn.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
C. Nhận lỗi thay cho bạn.
D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Câu 6. Thấy bạn mở tài liệu trong giờ kiểm tra, nhưng không nói với thầy cô là biểu hiện:
A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng
C. Không trung thực D. Trung thực
Câu 7. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất tự trọng?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Gọi dạ bảo vâng D. Kính trên nhường dưới
Câu 8. Câu ca dao tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
A. Trung thực B. Tự trọng
C. Sống giản dị D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 9. Em không tán thành với việc làm nào dưới đây khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ người khác với thái độ kể cả, ban ơn
B. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn
C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
D. Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm để họ tiến bộ.
Câu 10. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất sống giản dị:
A. Gọi dạ bảo vâng B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Ăn ngay nói thẳng D. Kính trên nhường dưới
Câu 11. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về lòng tự trọng?
A. Tự trọng là giấu những điều mà mình không biết
B. Tự trọng là coi trọng danh dự của mình
C. Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người
D. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình
Câu 12. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
A. Không nói khuyết điểm của bản thân
B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
C. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
D. Gặp người lớn Nam chào lễ phép
Câu 13. Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
Câu 14. Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín là ý nghĩa của:
A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng
C. Sống giản dị D. Trung thực
Câu 15. Người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là người có:
A. Tính tự tin B. Tính tự trọng
C. Tính tự kiêu D. Tính tự ái.
Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người?
A. Gió chiều nào che chiều ấy B. Lời nói, gói vàng
C. Lá lành đùm lá rách D. Ăn chắc, mặc bền
Câu 17. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng ...
A. trắc ẩn B. hối hận
C. tha thứ D. nhân nghĩa
Câu 18. Hành vi nào không biểu hiện lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ người gặp khó khăn.
B. Chia sẻ nỗi buồn với người khác.
C. Đem lại niềm vui cho mọi người.
D. Giúp kẻ đang bị truy nã trốn thoát.
Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm
B. Không quan tâm đến mọi người xung quanh
C. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn
D. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
Câu 20. Mặc dù nghèo khó nhưng ông Thanh vẫn cố vươn lên trong cuộc sống là biểu hiện:
A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng
C. Không trung thực D. Trung thực
Câu 21. Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năn hối cải
B. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau
C. Không căm thù bất kì ai (Kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước)
D. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh
Câu 22. Biểu hiện nào là không tôn sư trọng đạo?
A. Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô
B. Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11
C. Vò nát bài kiểm tra, ném vào ngăn bàn khi bị điểm kém
D. Chăm học, vâng lời thầy cô.
Câu 23. Hành vi nào không biểu hiện tính tôn sư trọng đạo?
A. Trật tự nghe giảng bài B. Ăn uống trong lúc thầy cô đang giảng bài
C. Thăm lại thầy cô giáo cũ D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô
Câu 24. Tôn sư trọng đạo là tôn kính và biết ơn:
A. Thầy cô giáo cũ B. Thầy cô đang dạy mình
C. Những người làm thầy cô giáo D. Thầy cô giáo mới
Câu 25. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo?
A. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao.
B. Gặp người lớn ngoài đường liền ngã mũ chào.
C. Đến thăm thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
D. Vâng lời bố mẹ con học thật giỏi.
Câu 26. Thái độ kiểu cách, khách sáo là biểu hiện của:
A. Trung thực B. Sống giản dị
C. Tự trọng D. Không sống giản dị
Câu 27. Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?
A. Thấy nhà hàng xóm bị cháy vẫn ung dung bình chân như vại
B. Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại
C. Thấy người khác chết mà không cứu
D. Chẳng ăn được thì đạp đổ
Câu 28. Hành vi nào tsau đây thể hiện lòng khoan dung:
A. Đổ lỗi cho người khác
B. Hay chê bai người khác
C. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người
D. Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Thế nào là khoan dung ? Nêu ý nghĩa và cách rèn luyện.
Câu 2 (2,0 điểm): Dòng họ của Hòa bao đời nay không có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hòa cảm thấy xấu hổ và không bao giờ giới thiệu dòng họ mình với bạn bè.
Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?
Em sẽ góp ý gì cho Hoà?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
D |
D |
C |
D |
B |
C |
A |
Câu |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
A |
A |
B |
D |
C |
A |
A |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
D |
A |
C |
Câu |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
C |
B |
C |
C |
D |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
1 (1,0 điểm) |
- Khoan dung nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ mọi người với nhau trở lên lành mạnh, thân ái. - Cách rèn luyện: Mỗi chúng ta cần sống cởi mở gần gũi và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trê cơ sở những chuẩn mực xã hội. |
2 (2,0 điểm) |
- Không đồng tình với suy nghĩ của Hoà vì dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết…ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình.
- Góp ý cho Hoà: Hoà cần tìm hiểu về truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Không xấu hổ, tự ti mà hãy giới thiệu với bạn bè. Bản thân phải cố gắng học tập thật tốt để làm vẻ vang dòng họ.
|
4. Đề số 4
Câu 1: (2.0đ) Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau
(1) .............................là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sông ngay thẳng , (2).............................................và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm (3)..................................là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà (4)............................hoặc làm sai sự thật.
Câu 2: (2.0đ). Nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
Câu 3: (3.0đ). Khoan dung là gì ? Khoian dung có ý nghĩa như thế nào ? Để rèn luyện đức tính khon dung học sinh chúng ta cần phải làm gì ?
Câu 4: (3.0đ). Cho tình huống
Giờ kiểm tra Vật lý cả lớp chăm chú làm bài. Hoa làm bài xong nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hùng khác đáp số của mình, Hoa vội vàng chữa bài lại, sau đó Hoa quay sang phải thấy Mai làm khác mình, Hoa cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét hành vi của Hoa trong tình huống trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2.0đ) HS Lần lượt điền đúng các cụm từ như sau: (mỗi ý đúng cho 0,5đ)
1. Trung thực.
2. Thật thà.
3. Người trung thực.
4. Che dấu.
Câu 2: (2.0đ) Hs nêu được một số biểu hiện cụ thể như sau: (Điền được từ 4-5 biểu hiện cho 2 đ; mỗi ý đúng = 0,5đ)
- Cư xử lễ độ, vâng lời thầy cô giáo.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người Hs làm cho thầy cô giáo vui lòng.
- Nhớ ơn thầy cô giáo cả khi không còn học với thầy cô đó nữa
- Quan tâm thăm hỏi thầy cô; Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
Câu 3: (3.0đ) Học sinh nêu được các ý cơ bản sau
- Khái niêm: (1.0đ)
Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác, khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm
- Ý nghĩa: (1.0đ)
+ Đố với cá nhân: khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mên và có nhiều bạn tốt.
+ Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giưa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- Cách rèn luyện để có đức tính khoan dung: (1.0đ)
Hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Câu 4: (3.0đ) Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
- Hoa hành động như vậy là không nên. (0.5đ)
- Vì:
+ Hành vi của Hoa là thiếu tự tin vào bản thân. (1.0đ)
+ Hành động một cách không chắc chắn, hoang mang dao động, chưa cương quyết, tỏ ra lúng túng, sợ sệt, thiếu bình tĩnh khi phải đối mặt với vấn đề của mình. (1.0đ)
+ Cần phải tin vào mình không phụ thuộc dựa dâm vào người khác. (0.5đ)
5. Đề số 5
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 đ/câu)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là trung thực:
A. Thẳng thắn nhận khuyết điểm. B. Chào hỏi thầy, cô giáo.
C. Giúp bạn khi gặp khó khăn. D. Tiêu xài hợp lí.
Câu 2: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:
A. Cùng hưởng ứng. B. Không quan tâm.
C. Can ngăn ngay. D. Xúi giục các bạn khác đánh phụ.
Câu 3: Lòng tự trọng giúp chúng ta :
A. Có cá tính. B. Nâng cao uy tín, phẩm giá.
C. Có lòng tin. D. Sống có trách nhiệm.
Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
B. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.
D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là không yêu thương con người:
A. Đem lại niềm vui cho người khác. B. Ganh ghét, đố kị.
C. Tham gia hoạt động từ thiện. D.Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.
Câu 6: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây khi chúng ta sống đoàn kết, tương trợ:
A. Dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Được mọi người yêu quý.
B. Có sức mạnh vượt qua khó khăn.
D. Có chỗ dựa trong mọi việc, đỡ tốn nhiều công sức.
Câu 7: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách:
A. Liều mạng, hiếu thắng. B. Phiêu lưu, mạo hiểm.
C. Chủ động, tự giác trong mọi việc D. Ba phải, a dua, cơ hội.
Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
A.Góp phần làm phong phú truyền thống B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm
C. Tự hào về truyền thống của gia đình D. Tiếp nối phát triển và làm rạng truyền thống
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (2.5đ) Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung?
Câu 2: (2.5đ) Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 3: ( 3.0đ) Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình.
Hỏi:
a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao?
b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
C |
B |
A |
B |
D |
C |
D |
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (2.5đ)
Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm . (1.0 đ)
Cho ví dụ: (0.5đ)
Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. (1.0 đ)
Câu 2: (2.5đ)
Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. (1.0 đ)
Trách nhiệm của học sinh: Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. (1.0 đ)
Câu 3: (3.0đ)
Học sinh tự làm (mỗi câu 0.5đ)
Gợi ý:
a/ Việc làm của Hồng là đúng. (0.5 đ)
Vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn…. (1.5 đ)
b/ Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn…(1.0đ)
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Trường Chinh
- Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Trần Phú
Chúc các em học tập tốt!