YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Dương Bá Trạc

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Dương Bá Trạc. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng làm bài, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi này!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

DƯƠNG BÁ TRẠC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 7

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào nói đến tính tự trọng?

a. Giấy rách phải giữ lấy lề………………………………….…..

b. Đói cho sạch, rách cho thơm………………………….……….

c. Học thầy không tày học bạn…………………………….……..

d. Chết vinh còn hơn sống nhục………………………….………

e. Ăn có mời làm có khiến………………………………….……

Câu 2: (1 điểm)

Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:

……………..…...là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh…………………..của gia đình và xã hội.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (4 điểm) Đạo đức là gì? Kỷ luật là gì? Cho ví dụ.

Câu 2: (3 điểm) Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo đã dạy dỗ em?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đúng 1 ý cho 0,5 điểm

Đáp án đúng là: a; b; d; e

Câu 2: (1 điểm)

Điền đúng 1 từ cho 0,5 điểm

Từ cần điền: Sống giản dị; Của bản thân

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (4 điểm)

a. Đạo đức là:

- Quy định, chuẩn mực ứng xử con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống.

- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm bị chê trách, lên án

Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ

b. Kỷ luật là:

- Quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định.

Cho ví dụ:

Câu 2: (3 điểm)

Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo đã dạy dỗ em?

- Chăm ngoan

- Học giỏi

- Nghe lời thầy cô giáo

- Động viên giúp đỡ thăm hỏi thầy cô.

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC- ĐỀ 02

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A.Góp phần làm phong phú truyền thống

B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm

C. Tự hào về truyền thống của gia đình

D. Tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống

Câu 2: Theo em ý kiến nào dưới đây nói về tính giản dị?

A. Giản dị là sự qua loa, đại khái trong nếp sống và suy nghĩ.

B. Giản dị là cái đẹp chân thực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh.

C. Người sống giản dị là người cổ hủ, lạc hậu, khó hòa đồng.

D. Không cần thiết phải sống giản dị nếu bản thân và gia đình có điều kiện về kinh tế.

Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?

A. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.

B. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật.

C. Cần phải trung thực trong trường hợp cần thiết.

D. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên.

Câu 4: Biểu hiện nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào.

B. Học tập, làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ là không cần thiết.

C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không cần phát huy.

D. Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ cho nhiều người biết.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác.

D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.

C. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác.

D. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.

Câu 7: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C. Trâu buộc ghét trâu ăn.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt khi có người đến vận động, quyên góp.

B. Nhận nuôi người tàn tật để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ.

C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn để khi mình khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại.

D. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn.

Câu 9: Theo em, Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu?

A. Từ ơn nghĩa.

B. Từ động cơ vụ lợi, ích kỉ.

C. Từ tiền bạc, của cải vật chất.

D. Từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.

Câu 10: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào không thể hiện sự Tôn sư trọng đạo?

A. Luôn kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

B. Chỉ chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo khi ở trường.

C. Luôn coi thầy cô giáo là tấm gương sáng để noi theo.

D. Luôn ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ…

PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 11 (2 điểm): Yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? Cho 1 câu ca dao tục ngữ nói về yêu thương con người?

Câu 12. (3 điểm):

a. Theo em, có phải gia đình giàu có thì lúc nào cũng hạnh phúc không? Vì sao?

b. Để xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hóa, em cần phải làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

A

D

D

B

C

D

D

B

PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)

HS phải trả lời được những ý cơ bản sau:

Câu 11 (2 điểm):

* Ý nghĩa: (1 đ)

- Yêu thương con người là truyền thống đạo đức của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

- Yêu thương con người được mọi người quý trọng, có cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.

* Tục ngữ: Thương người như thể thương thân. (1 đ)

Câu 12. (3đ). Yêu cầu học sinh nêu được:

a. Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc: (0,5 đ)

+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó mới hạnh phúc. (1.0 đ)

+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng không yêu thương, không quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó không hạnh phúc. (1.0 đ)

b. Liên hệ bản thân: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ...(0,5 đ)

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC- ĐỀ 03

Câu 1 (1 điểm): Thế nào là sống giản dị?

Câu 2 (1 điểm): Trung thực có ý nghĩa như thế nào?.

Câu 3 (2 điểm): Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? Nêu hai câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo.

Câu 4 (1 điểm): Lòng tự trọng được biểu hiện như thế nào?

Câu 5 (1 điểm): Thế nào là yêu thương con người?

Câu 6 (1 điểm): Tự tin là gì? Nêu hai hành vi biểu hiện tính tự tin.

Câu 7 (1 điểm): Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 8 (2 điểm): Tình huống: Tan học, Trung vừa lấy đươc xe đạp ra và lên xe chuẩn bị đi thì một bạn gái đi xe đạp không hiểu vì sao xô vào Trung làm trung bị ngã, xe đổ. Căp sách của Trung văng ra, chiếc áo trắng váy bẩn.

Hỏi: Nếu em là Trung , trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

CÂU

ĐÁP ÁN

1

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội. Biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.

2

- Trung thực là đức tính cần thiết và quí báu của mỗi người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, quí trọng.

3

- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy.

- Hai câu ca dao hoặc tuc ngữ nói về tôn sư trọng đạo:

          Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.

           Ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều

                        Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

4

- Biểu hiện của lòng tự trong: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn  nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

5

- Yêu thương con người là: quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác,nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

6

- Tự tin là:tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc,dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

- Hai hành vi biểu hiện tính tự tin:

         + Suy nghĩ trước khi hành động

         + Kiên trì trong công việc

7

- Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:

 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống,góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

8

- Nếu em là Trung, em sẽ:

    + Đứng dậy, dựng xe đạp lên, nhặt sách vở bỏ vào cặp và hỏi xem bạn có bị trầy xước gì không.

    + Nhắc nhở bạn lần sau cần cẩn thận hơn để không xảy ra việc tương tự...

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC- ĐỀ 04

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Em có cách xử sự như thế nào khi gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra?

A. Rủ bạn ngồi gần bên cùng giải

B. Chép bài của bạn

C. Suy nghĩ để tìm cách giải

D. Xem tài liệu, bài giải sẵn

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải yêu thương con người?

A. Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn vui trung thu.

B. Bạn có hoàn cảnh khó khăn, em cho bạn mượn tiền để bạn đi chơi điện tử.

C. Chép bài giúp bạn khi bạn bị ốm nặng

D. Quét dọn nhà cửa giúp những người neo đơn.

Câu 3: Theo em thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo?

A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình

B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.

C. Cho rằng quan niệm “Một chữ là Thầy” nay đã lạc hậu

D. Không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?

A. Ăn mặc cầu kì, kiểu cách.

B.Tính tình xuề xòa, dễ dãi, thế nào cũng được.

C. Nói năng đơn giản, dễ hiểu

D. Luôn cho mình là nhất

Câu 5: Biểu hiện dưới đây thể hiện tính là tự trọng?

A. Ăn mặc luộm thuộm cẩu thả

B. Mong chờ sự thương hại của người khác

C. Biết giữ lời hứa

D. Nhún nhường, nhường nhịn là yếu, hèn.

Câu 6: Gặp lại thầy cô giáo cũ, em sẽ:

A. Không chào vì em không quý.

B. Lẩn tránh vì xấu hổ.

C. Chào hỏi thầy cô.

D. Chào to, cười cợt.

Câu 7: Chọn những từ hoặc cụm từ cho trước (biết ơn, truyền thống, mọi nơi, phát huy) để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (1đ)

“ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và …(a)… đối với thầy cô giáo ở mọi lúc …(b)… ; coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy cho mình. Tôn sự trọng đạo là một …(c)… quý báu của dân tộc, chúng ta cần …(d)…

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Thế nào là tự trọng? Vì sao ở mỗi người cần phải có tự trọng?

Câu 2 (2 điểm): Yêu thương con người là gì? Nêu biểu hiện? Lấy ví dụ 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người?

Câu 3 (2 điểm): Tình huống

Lan và Hồng cùng học 1 lớp. Lan học giỏi còn Hồng học kém Toán.Mỗi khi có bài kiểm tra Hồng lại nhìn bài của Lan để mình khỏi bị điểm kém.

Em có tán thành việc làm của Hồng không?

Nếu là Hồng e sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ):

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

B

C

C

C

Câu 7.

a. Biết ơn

b. Mọi nơi

c. Truyền thống

d. Phát huy

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

Tự trọng là: biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội. (1đ)

Cần phải có tự trọng vì: (1đ)

+ Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người

+ Giúp con người có nghị lực để vươn lên mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

+ Nâng cao phẩm giá uy tín của bản thân

Câu 2:

Yêu thương con người: (1đ)

+ Là quan tâm giúp đỡ người khác

+ Làm những điều tốt đẹp

+ Giúp người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn

Biểu hiện: Sẵn sàng giúp đỡ thông cảm chia sẻ. Biết tha thứ. Có lòng vị tha.Biết hi sinh (0,5đ)

Hs tìm câu ca dao tục ngữ được: (0,5đ)

Câu 3:

Em không tán thành với việc làm của Hồng. (1đ)

Vì như vậy là không trung thực không có lòng tự trọng trong học tập. (0,5đ)

Nếu em là Hồng thì trong lúc học bài nếu có gì không hiểu sẽ hỏi Lan để mình hiểu bài như vậy mình sẽ học tiến bộ hơn. (0,5đ)

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC- ĐỀ 05

A. Trắc nghiệm: (4đ)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn. ( Mỗi ý khoanh đúng 0.5đ)

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo?

A. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém

B. Gặp thầy cô cũ lảng tránh không chào

C .Viết thư hỏi thăm sức khỏe cô giáo cũ

D. Không làm bài tập về nhà.

Câu 2: Việc nào đưới đây thể hiện tính trung thực?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn

B. Không nói khuyết điểm của bản thân

C. Nói với cô giáo nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi

D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức kỉ luật không tốt?

A. Không nói chuyện riêng trong giờ học

B. Không hút thuốc lá trong phòng bệnh

C. Đánh nhau trong giờ học

D. Lan viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị?

A. Ăn mặc theo xu hướng thời trang đắt tiền

B. Mai tô son đánh phấn khi đi học

C. Nam tổ chức sinh nhật ở nhà hàng sang trọng

D. Gia đình Ánh ăn những món ăn nguyên liệu có sẵn trong nhà

Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện truyền thống yêu thương con người?

A. Đạt không thích chơi với những bạn có hoàn cảnh khó khăn

B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng xin phép bố mẹ.

C. Bố mẹ mua tăm ủng hộ người mù, người có hoàn cảnh khó khăn

D. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?

A. Mai thường hướng dẫn nhưng bài tập khó cho các bạn học yếu.

B. Tuấn và Thành đánh nhau trong giờ học.

C. Hà không chơi với các bạn học yếu.

D. Bạn Hoa lúc nào chê Mai vì học kém.

Câu 7: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:

A. Cùng hưởng ứng

B. Không quan tâm

C. Xúi dục các bạn đánh thêm

D. Can ngăn ngay

Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?

A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.

B. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.

C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.

D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: Thế nào là trung thực? Vì sao chúng ta phải rèn cho mình tính trung thực? (2 đ)

Câu 2: Nêu khái niệm và biểu hiện của giản dị? Vì sao chúng ta phải giản dị? (3 đ)

Câu 3: Tìm 2 câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người? (1đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

D

C

D

C

A

D

A

B. Tự luận (6 điểm)

Câu

Nội dung

 

 

1

- Trung thực là:luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc phải khuyết điểm

- Chúng ta phải rèn cho mình tính trung thực vì:Đây là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi ngừi tin yêu kính trọng

 

 

2

- Giản dị: Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội

- Biểu hiện: không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài

- Ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

 

 

3

Hai câu ca dao tục ngữ nói về tình yêu thương con người:

VD:

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Lá lành đùm lá rách.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Dương Bá Trạc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF