YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 10

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM) 

Câu 1. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân

A. phải đăng ký kết hôn theo luật định.

B. tổ chức rước dâu theo đúng nghi lễ  .

C. không cần ý kiến của cha mẹ.

D. phải có trình độ học vấn tương xứng.

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không phản ánh nội dung về nhân phẩm và danh dự?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề. 

B. Trong ấm ngoài êm.

C. Chết vinh hơn sống nhục.

D. Cọp chết để da người chết để tiếng.

Câu 3. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là

A. vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau.

B. mọi chi tiêu trong nhà mỗi người một nửa.

C. tổ chức đời sống gia đình hòa thuận.

D. mọi công việc trong nhà đều chia đôi.

Câu 4. Chọn phương án đúng nhất: Danh dự là

A. năng lực đã được khẳng định và thừa nhận.

B. nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

C. uy tín đã được xác nhận và suy tôn.

D. đức tính đã được tôn trọng và đề cao.

Câu 5. Nội dung nào sau đây  nói về một số điều cần tránh trong tình yêu?

A. Tôn trọng, tin cậy lẫn nhau.

B. Có lòng vị tha thông cảm.

C. Quan tâm sâu sắc.

D. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 6. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có

A. Tinh thần tự chủ.       B. Tính tự tin.              C. Lòng tự trọng.         D. Ý chí vươn lên.

Câu 7. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định nam, nữ bao nhiêu tuổi được kết hôn?

A. Nam đủ 20 tuổi nữ đủ 18 tuổi.                        B. Nam 22 tuổi nữ 18 tuổi.

C. Nam nữ từ 20 tuổi trở lên.                               D. Nam 20 tuổi nữ 19 tuổi.

Câu 8. Tự ái là

A. biết làm chủ các nhu cầu của bản thân.         B. là bảo vệ danh dự của mình.

C. đặt cái tôi lên cao nhất.                                    D. tôn trọng nhân phẩm của người khác.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không nói về những trường hợp cấm kết hôn?

A. Giữa những người cùng dòng máu.                B. Người đang có vợ hoặc có chồng.

C. Nam - nữ thanh niên đủ tuổi quy định.          D. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

 Câu 10. Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.                                B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Xay lúa thì thôi ẳm em.                                    D. Gắp lửa bỏ tay người.

 Câu 11. Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính

A. tự nguyện.                   B. bắt buộc.                  C. nghiêm minh.           D. tự giác.

Câu 12. Truyền thống đạo đức nào sau đây được nhà nước và nhân dân ta kế thừa và phát triển trong thời đại ngày nay?

A. Tôn sư trọng đạo.      B. Trung quân.             C. Trọng nam, khinh nữ. D. Tam tòng

Câu 13. Quy tắc, chuẩn mực nào sau đây biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội

A. Trai năm thê, bảy thiếp.                                   B. Đạo hiếu.

C. Nhân nghĩa.                                                       D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?

A. Giàu lòng vị tha, nhân ái.

B. Góp phần hoàn thiện nhân cách.

C. Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.

D. Sống vì mình.

Câu 15. Điền từ còn thiếu vào ba chấm: Nhân phẩm là toàn bộ ……… mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

A. những ý chí.                                                      B. những phẩm chất.   

C. những năng lực.                                                D. những sở thích.

 Câu 16. Biểu hiện của tình yêu chân chính là?

A. Quan hệ tình dục trước hôn nhân.                  B. Sự quyến luyến, gắn bó.

C. Yêu một lúc nhiều người.                                D. Yêu sớm.

Câu 17. Những câu tục ngữ nào sau đây không nói về quan hệ gia đình?

A. Năng nhặt chặt bị.                                             B. Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.                 D. Con hơn cha nhà có phúc.

 Câu 18. Khi nói đến năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội là đang nói về

A. lương tâm.                   B. nghĩa vụ.                  C. danh dự.                    D. nhân phẩm.

 Câu 19. Điền từ còn thiếu vào ba chấm: Nghĩa vụ là ….. của cá nhân đối với nhu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội?

A. Hiểu biết.                    B. Trách nhiệm.           C. Phản ánh.                 D. Nét đặc trưng.

Câu 20. Chọn phương án đúng nhất: Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính

A. quy định.              B. tự giác.                  C. tự hoàn thiện.                   D. bắt buộc.

II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1: Vì sao người có lương tâm sẻ được xã hội đánh giá cao? Ví dụ minh họa? (2đ)

Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về danh dự của người học sinh? Bản thân em đã làm gì để giữ gìn danh dự của mình? Vì sao người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự? (3đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

A

B

D

C

A

C

C

B

B

A

A

D

B

B

A

A

B

B

II. TỰ  LUẬN

CÂU

ĐÁP  ÁN

ĐIỂM

1

Ý 1:

Vì người có lương tâm là người biết điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

Họ là người

+ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội.

+ Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ người với người. Hướng nhận thức con người đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác.

Chính vì vậy xã hội luôn đánh giá cao những người có lương tâm.

Ý 2:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp….

1.5đ

(0.25đ

 

 

 

0.25đ)

0.5đ

2

Ý 1:

Danh dự đoàn viên thanh niên, đạt giải học sinh giỏi, danh hiệu học sinh xuất sắc ……..

Ý 2: chấm dựa trên sự trả lời của HS

Một số gợi ý: thực hiện tốt các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức phù hợp lứa tuổi, thực hiện đúng nội quy của nhà trường, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác…

Ý 3: chấm dựa trên sự trả lời của HS

bản thân mỗi người đều khôngmuốn đánh mất nhân phẩm và danh dự của mình. NHƯNG với ma túy khi sử dụng có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không SẼ RẤT KHÓ CHỊU. Điều đó có nghĩa là người nghiện không thể kiềm chế được cơn thèm ma túy khi lên cơn. Khi đó, họ sẵn sàng đánh đổi bất cứ thứ gì để có được dù chỉ là một chút thuốc để thỏa mãn cơn thèm mà không thứ gì có thể kiềm chế được. Khi con nghiện không có tiền thì nó chỉ còn cách là ăn trộm, bắt cóc để tống tiền và mọi cách khác nhau kể cả chuyện bất nhân nhất miễn sao là nó có tiền để hút hít là được. Đó là lí do vì sao nghiện ma túy lại khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình. Họ còn sẵn sàng giết chết những người thân quanh mình để có tiền hút. Họ đã bán rẻ linh hồn mình cho ma túy để rồi làm khổ những người thân của chính mình và nhất là nhân phẩm và danh dự của chính họ

 

 

 

 

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 02

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và những người khác là người có.

A. Nghĩa vụ

B. Lương tâm

C. Nhân phẩm

D. Danh dự

Câu 2: Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội là.

A. Phong tục - tập quán

B. Quy tắc xử sự

C. Pháp luật

D. Đạo đức

Câu 3: Một con người sống theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” có nghĩa là họ đã không làm đúng với ý nghĩa của phạm trù nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ

B. Lương tâm

C. Nhân phẩm

D. Danh dự

Câu 4: Một trong những đặc điểm của tình yêu chân chính là

A. Sở hữu nhau

B. Thay đổi nhau

C. Quan tâm sâu sắc

D. Sống chết vì nhau

Câu 5: Đạo đức là cơ sở để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, vì sự phát triển của con người là biểu hiện của vai trò nào sau đây?

A. Đối với cá nhân

B. Đối với tập thể

C. Đối với gia đình

D. Đối với xã hội

Câu 6: Một cá nhân thường xuyên làm điều trái với đạo đức mà không cảm thấy xấu hổ, hối hận là kẻ

A. Vô kỷ luật

B. Vô tổ chức

C. Vô lương tâm

D. Vô nhân tính

Câu 7: Cảm xúc vui sướng của con người khi được thỏa mãn nhu cầu là nội dung khái niệm nào?

A. Lương tâm

B. Nhân phẩm

C. Danh dự

D. Hạnh phúc

Câu 8: Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người là biểu hiện vai trò nào sau đây?

A. Đối với cá nhân

B. Đối với tập thể

C. Đối với xã hội

D. Đối với gia đình

Câu 9: Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của

A. Xã hội

B. Thời đại

C. Lịch sử

D. Con người

Câu 10: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội là nội dung khái niệm

A. Nghĩa vụ

B. Lương tâm

C. Hạnh phúc

D. Danh dự

Câu 11: “Thương người như thể thương thân” là biểu hiện vai trò của đạo đức với

A. Cá nhân

B. Tập thể

C. Gia đình

D. Xã hội

Câu 12: Chuẩn mực nên hay không nên là biểu hiện tiêu chí nào dưới đây của đạo đức?

A. Nguồn gốc

B. Tính chất

C. Nội dung

D. Phương thức tác động

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?

A. Điều chỉnh hành vi của con người

B. Quy định việc nên là,. Không nên làm

C. Quy định việc được làm và phải làm

D. Được dư luận xã hội đánh giá

Câu 14: Khi một người biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng

A. Trắc ẩn

B. Tự trọng

C. Tự ái

D. Nhân ái

Câu 15: “Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là biểu hiện sức mạnh của

A. Thời gian và cuộc sống

B. Dư luận xã hội

C. Tình yêu và thù hận

D. Quan niệm về đạo đức

Câu 16: Con người cần có lòng tự trọng để bảo vệ

A. Nghĩa vụ

B. Lương tâm

C. Nhân phẩm

D. Danh dự

Câu 17: Chuẩn mực đạo đức nào sau đây phù hợp với yêu cầu của chế độ XHCN?

A. Liêm chính

B. Trung với vua

C. Tam tòng

D. Tứ đức

Câu 18: Việc làm nào sau đây trái với chuẩn mực đạo đức xã hội?

A. Học sinh quay cóp bài trong giờ kiểm tra

B. Anh B vượt đèn đỏ

C. Anh T gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy

D. Bạn M trốn học không đến lớp

Câu 19: Điều nào dưới đây không phải là điều nên tránh trong tình yêu?

A. Yêu quá sớm

B. Yêu vụ lợi

C. Yêu đơn phương

D. Yêu một lúc nhiều người

Câu 20: Trạng thái cảm giác ăn năn, hối hận, xấu hổ khi vi phạm đạo đức là trạng thái

A. Thanh thản lương tâm

B. Thỏa mãn lương tâm

C. Day dứt lương tâm

D. Cắn rứt lương tâm

Câu 21: Câu tục ngữ nào sau đây không phản ánh nội dung về nhân phẩm và danh dự?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề

B. Trong ấm ngoài êm

C. Chết vinh còn hơn sống nhục

D. Cọp chết để da người chết để tiếng

Câu 22: Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính

A. Tự giác

B. Bắt buộc

C. Nghiêm minh

D. Nghiêm chỉnh

Câu 23: Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?

A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững

B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn

D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện với nhau hơn

Câu 24: Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt nói xấu bạn trên Facebook. Việc làm này trái với

A. Giá trị đạo đức

B. Giá trị nhân văn

C. Lối sống cá nhân

D. Sở thích cá nhân

Câu 25: Các chuẩn mực đạo đức “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều quan điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn

A. Biến đổi cho phù hợp xã hội

B. Biến đổi theo trào lưu xã hội

C. Thường xuyên biến đổi

D. Biến đổi theo nhu cầu cá nhân

Câu 26: Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của

A. Nhân dân lao động

B. Giai cấp thống trị

C. Tầng lớp tri thức

D. Tầng lớp doanh nhân

Câu 27: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A. Phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại

B. Phát huy tinh thần quốc tế

C. Giữ gìn được bản sắc riêng

D. Giữ gìn được phong cách riêng

Câu 28: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

B. Xay lúa thì thôi ẵm em

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Gắp lửa bỏ tay người

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đ/Án

C

D

A

C

D

C

D

A

D

A

D

C

A

B

CÂU

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đ/Án

B

D

A

C

C

D

B

B

A

A

A

B

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu tự luận 1: Vì sao người có lương tâm sẽ được xã hội đánh giá cao? Cho ví dụ minh họa.

- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tư tưởng tiến bộ CM,….

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân,…

- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng đẹp đẽ trong mối quan hệ giữ người với người, biết sống vì người khác

- HS lấy ví dụ thực tiễn

Câu tự luận 2: Câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” là nói đến phạm trù cơ bản nào của đạo đức?

Nêu ý nghĩa?

- Câu tục ngữ thể hiện phạm trù nhân phẩm và danh dự

- Nêu đúng ý nghĩa, bài học

Câu tự luận 3: Hãy so sánh đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Cho ví dụ minh họa.

NỘI DUNG

VÍ DỤ

ĐẠO ĐỨC

- Có nguồn gốc từ thực tế đời sống.

- Mang tính tự giác.

- Biểu hiện bằng lời khuyên răn, dạy bảo và bổn phận.

- Thể hiện mối quan hệ giữ người với người.

- Nội dung của đạo đức rộng hơn của pháp luật.

HS tự lấy ví dụ

PHÁP LUẬT

- Do Nhà nước ban hành.

- Mang tính cưỡng chế bắt buộc.

- Biểu hiện bằng quyền và nghĩa vụ công dân.

- Thể hiện MQH giữa công dân với cộng đồng, công dân với Nhà nước.

- Nội dung của pháp còn hạn chế trong lĩnh vực tình cảm của con người.

HS tự lấy ví dụ

Câu tự luận 4: Em hãy lấy ví dụ về danh dự của người học sinh? Bản thân em đã làm gì để giữ gìn danh dự của mình?

- Kể tên một số loại danh dư: danh dự đoàn viên thanh niên, đạt học sinh giỏi, danh hiệu học sinh xuất sắc,…

- Một số gợi ý: thực hiện tốt các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi, thực hiện nội quy nhà trường, trân trọng nhân phẩm danh dự của bản thân và người khác,…

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 03

Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những vấn đề:

A. Chung nhất của thế giới

B. Lớn của thế giới

C. Chung nhất, phổ biến nhất của thế giới

D. Lớn nhất của thế giới.

Câu 2: Khi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi là gì?

A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập

B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập

C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập

C. Sự phủ định của phủ định

Câu 3: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây nói về Chất ?

A. Bông dệt vải

B. Gừng cay

C. Vữa xây nhà

D. Đất làm gốm

Câu 4: Điểm giống nhau giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ, chúng đều:

A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau

B. Là tính quy định vốn có của các sự vật, hiện tượng

C. Thể hiện trình độ vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Là những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng.

Câu 5: Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề nào sau đây?

A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển

B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển

C. Chỉ ra động lực của sự phát triển

D. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển

Câu 6: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm:

A. Bên ngoài sự vật, hiện tượng

B. Bên trong sự vật, hiện tượng

C. Cơ bản của sự vật, hiện tượng

D. Không cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Học tài liệu sách giáo khoa.

B. Làm từ thiện.

C. Làm kế hoạch nhỏ.

D. Tham quan du lịch.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Câu 9: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa.

B. Sản xuất vật chất.

C. Học tập nghiên cứu.

D. Vui chơi giải trí

Câu 10: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là

A. độ.

B. bước nhảy.

C. lượng.

D. điểm nút.

Câu 11: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Sự tác động của con người.

D. Sự tác động của ngoại cảnh.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây là hoạt động sản xuất vật chất

A. Quyên góp ủng hộ người nghèo.

B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.

C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.

D. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:(3 điểm) Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

B

D

D

A

A

B

B

A

B

D

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?

3.0

 

- Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV-HT cũ để tạo thành sự vật hiện tượng mới.

0,5

- - Phân tích phản ứng hóa học:

+ Từ hai chất ban đầu, sau phản ứng thu được hai chất mới ( Chất cũ đã bị chất mới phủ định)

+ Tuy nhiên, chất cũ không mất đi hoàn toàn mà nó có mặt ở cả chất mới ( Chất mới được tạo ra trên cơ sở chất cũ, giữ lại những yếu tố tích cực của chất cũ để tạo nên chất mới)

2.5

Câu 2

Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh?

2.0

 

- Giải thích được: Vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.

1.5

- Ví dụ: Sâu hại mùa màng ->con người tìm ra thuốc trừ sâu bệnh...

0.5

Câu 3

Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:

Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

 

3.0

 

- Khẳng định: Đồng ý với ý kiến của Minh

0,5

- Giải thích:

Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa trôi, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động, thực vật quý hiếm giảm dần, có nguy cơ tuyệt chủng.... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người...

1,5

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 04

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu hỏi 1: Quan niệm nào sau đây về danh dự, phẩm giá?

A. Bên trong và bên ngoài đều ấm áp.

B. Gỡ ngọc còn hơn ngói tốt.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Phần 2: Giá trị nhân bản của mỗi người

A. Nhân hậu.

B. Lương tâm.

C. Nhân phẩm.

D. Nghĩa vụ.

Câu hỏi 3: Trách nhiệm của tư nhân trong mối quan hệ với người khác và xã hội

A. Danh dự.

B. Nhân phẩm.

C. Lương tâm.

D. Nghĩa vụ.

Câu hỏi 4: Nội dung nào sau đây chẳng phải là vai trò của đạo đức tư nhân?

A. Đạo đức giúp tư nhân có tinh thần và bản lĩnh sống tốt đẹp.

B. Đạo đức góp phần hoàn thiện tư cách con người.

C. Đạo đức giúp tư nhân yêu quê hương quốc gia hơn.

D. Đạo đức giúp con người tiến hành được những ước vọng của mình.

Câu hỏi 5: Câu nào dưới đây nói về việc giữ giàng nhân phẩm con người?

A. Có chí thì nên làm.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Tôi đã chết đói sạch bóng và bị xé xác bởi mùi khét lẹt.

Câu hỏi 6: Đạo đức và luật pháp có điểm gì chung?

A. Chịu sự ảnh hưởng của dư luận xã hội.

B. Khái quát là tất cả đều buộc phải.

C. tham dự vào giai đoạn điều chỉnh hành vi của con người.

D. Mỗi tư nhân phải tự giác tiến hành.

Phần 7: Nội dung nào sau đây không liên quan với cơ chế hôn nhân ở nước ta ngày nay?

A. Chế độ 1 vợ 1 chồng.

B. Vợ chồng đồng đẳng.

Nhân vật đăng ký vào C.

D. Hôn nhân tự phát.

Mục 8: Độ tuổi thành hôn hợp lí của nam và nữ là bao lăm?

A. Nam trên 18 tuổi, nữ trên 16 tuổi.

B. Nam trên 20 tuổi, nữ trên 18 tuổi.

C. Nam trên 21 tuổi, nữ trên 18 tuổi.

D. Nam trên 22 tuổi, nữ trên 18 tuổi.

Phần 9: Gia đình là tập thể người cùng chung sống và gắn bó với nhau bằng 2 mối quan hệ căn bản nào sau đây?

A. Mối quan hệ lãng mạn và tình yêu.

B. Quan hệ vợ chồng và quan hệ huyết tộc.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ của nả.

D. Tình yêu và hôn nhân

Câu 10Lương tâm của bạn còn đó ở tình trạng nào sau đây?

A. Trạng thái yên ắng và tội vạ.

B. Trong sáng không lo nghĩ, bác ái, biết sợ.

C. Trạng thái thanh bình và hạnh phúc.

D. Hào hứng, vui buồn, giận dữ.

Câu 11: Đối với gia đình, đạo đức được coi trọng

A. Nền móng của hạnh phúc gia đình.

B. Cơ sở còn đó của gia đình.

C. Quy tắc ứng xử buộc phải.

D. Chuẩn mực về hạnh phúc gia đình.

Phần 12: Điều nào sau đây chẳng phải là biểu thị của tình mến thương chân chính?

A. Chân thành và đáng tin tưởng.

B. Giàu lòng vị tha.

C. Sự đồng điệu, thông cảm.

D. Chuộc lợi, cả tin.

Câu 13: Điều nào sau đây thích hợp với các chuẩn mực đạo đức về quan hệ giữa người với người?

A. Có chí thì nên làm.

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Lâu ngày, kiến ​​cũng đầy tổ.

Phần 14: Khái niệm nào sau đây là bản lĩnh tự bình chọn và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác?

A. Lương tâm.

B. Danh dự

C. Nhân phẩm.

D. Nghĩa vụ.

Câu 15: Tình yêu thực thụ là tình yêu trắng trong và lành mạnh,

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quan niệm đạo đức của mỗi gia đình.

C. Tiêu chuẩn của mỗi người.

D. Quan niệm đạo đức tân tiến của xã hội.

Phần 16: Bạn có thường tỏ thái độ ủ rũ lúc người nào đấy cho rằng người nào đấy có tấm lòng tốt vì bạn quá đề cao cái tôi tư nhân của mình ko?

A. Lòng tự tôn.

B. Tự ái.

C. Danh dự.

D. Nhân phẩm.

Câu 17: Điều chỉnh hành vi đạo đức

A. Hãm hiếp.

B. Tự tinh thần.

C. Áp đặt.

D. Buộc phải.

Câu 18: Câu nào dưới đây nói về bảo vệ danh dự con người?

A. Thà chết trong danh dự còn hơn sống trong hổ hang.

B. Phép vua làm mất quyền kiểm soát làng.

C. Sông có khúc, người có khi.

D. Cóc chết trên núi cách đây 3 5.

Câu 19: Quan niệm nào sau đây vẫn thích hợp với đạo đức tân tiến của xã hội ta hiện nay?

A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.

B. 1 nam viết đúng, mười nữ viết.

C. Đèn nhà người nào nấy sáng.

D. Kính từ trên xuống dưới.

Câu 20: Biểu hiện nào sau đây chẳng phải là biểu thị của hôn nhân tân tiến?

A. Nó dựa trên ích lợi kinh tế.

B. Dựa trên tình yêu chân chính.

C. Tự do thành hôn hợp lí.

D. Quyền tự do ly hôn.

Phần 21: Hành động nào dưới đây chứng tỏ 1 người coi trọng danh dự của mình?

A. Biết hàm ân và xin lỗi nếu cần.

B. Tôi biết cách tạo ra lợi nhuận cho bản thân.

C. Tôi biết cách làm giàu.

D. Tôi biết cách kiếm tìm hạnh phúc của mình.

Phần 22: Nội dung nào dưới đây trình bày vai trò của đạo đức đối với sự tăng trưởng bản thân?

A. Nó góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.

B. Góp phần hoàn thiện tư cách của trẻ

Người con trai.

C. Giúp kết thúc nhiệm vụ được giao.

D. Giúp mọi người để ý tới bạn.

Câu 23: Người tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình là người tốt

A. Tự ái.

B. Tôi tự tin.

C. Lòng tự tôn.

D. Lòng tự tôn.

Phần 24Đạo đức là 1 hệ thống các luật lệ và chuẩn mực xã hội, trong đấy con người tình nguyện điều chỉnh hành vi của mình vì ích lợi của người khác.

gia đình.

B. Dòng tộc.

C. Bản thân.

D. Xã hội.

Phần 25: Câu nào dưới đây mô tả mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình em?

A. Tre già măng mọc.

B. Hở môi và làm lạnh răng.

C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

D. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Câu 26: Câu thành ngữ nào sau đây trình bày mối quan hệ giữa hôn nhân và gia đình?

A. Sức bền của con người.

B. Ăn uống điều độ và giữ giàng sức khỏe.

C. Vợ chồng.

D. Khả năng lấy thiết bị.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

1B

2 C

3D

4D

5D

6C

7C

8B

9B

10A

11A

12D

13C

14A

15D

16B

17B

18A

19D

20A

21A

22B

23C

24D

25B

26C

27C

28A

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

Câu 29

(1 điểm)

Trong xã hội của chúng ta hiện nay, “Nhà người nào nấy rạng, nhà người nào nấy rạng”Nói về các phạm trù căn bản của đạo đức và hiểu biết của bạn về các phạm trù đấy, bạn nghĩ gì về cách sống này?

 

Trách nhiệm là bổn phận của tư nhân đối với đề xuất và ích lợi chung của tập thể, xã hội.

0,25

- Nếu bạn sống theo phương châm của mình thì cơ sở của tinh thần phận sự là tinh thần tư nhân vì nhu cầu và ích lợi của người khác. “Nhà người nào nấy rạng, nhà người nào nấy rạng” Thiếu nhiệm vụ, Thể hiện lối sống thiếu tinh thần tập thể

0,25

– Lối sống trong những cảnh huống nhất mực có thể gây ra những hậu quả thụ động cho xã hội và cho tư nhân. Chẳng hạn, lúc cuộc sống gieo neo, họ ko thu được sự ân cần, san sẻ của mọi người bao quanh, cuộc sống lẻ loi, buồn tẻ …

0,25

- Em cần phê bình và tu sửa lối sống này

0,25

 

 

 

 

Câu 30

(2 điểm)

Nếu bạn thân của bạn là người ích kỷ trong tình yêu, hãy yêu 1 người nào đấy và luôn dành đầu tiên chỉ tiêu vật chất lúc “sống thử” trước lúc cưới. Bạn khuyên bằng hữu của mình như thế nào? Vì sao?

2

Các sinh viên tỏ ra ko tán đồng chuyện tình cảm trước hôn nhân và tự hỏi bản thân chỉ mất khoảng sống thử.

 

0,25

– “Sống thử” là chung sống như vợ chồng nhưng mà ko đăng ký thành hôn.

0,25

- Tính vị kỷ vì tình yêu luôn đặt ích lợi vật chất lên bậc nhất

0,25

- Vì tình yêu là tình cảm nhân bản cao đẹp, khuyên lơn những người bạn thân nhất, phân tách hậu quả của tình yêu ích kỉ, từ đấy giúp họ chỉnh sửa quan niệm và hành vi về tình yêu.

0,25

- Quan hệ dục tình trước tuổi

+ Lối sống chưa bao giờ được dư luận nhất trí

0,25

+ Phá thai nhiều lần khiến có thai ngoài ý muốn và tác động tới bộ phận sinh dục, sau này gây không có con.

0,25

Có thể truyền nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường dục tình: lậu, tim la, AIDS …

0,25

- Chúng ta cần tranh đấu và phê phán những việc làm sai lầm này.

0,25

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH- ĐỀ 05

Câu 1: Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?

A. Quy tắc.

B. Đạo đức.

C. Chuẩn mực đạo đức.

D. Phong tục tập quán.

Câu 2: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa pháp luật và đạo đức là?

A. Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.

B. Pháp luật mang tính không bắt buộc, đạo đức mang tính bắt buộc.

C. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.

D. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức bắt buộc tuyệt đối.

Câu 3: Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là?

A. Nền đạo đức tiến bộ.

B. Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.

C. Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?

A. Giai cấp bị trị.

B. Giai cấp thống trị.

C. Các giai cấp trong nhà nước.

D. Chỉ có giai cấp tư sản.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?

A. Là cách thức để giao tiếp.

B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.

C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.

D. Cả B và C.

Câu 6: Đạo đức có vai trò đối với?

A. Cá nhân.

B. Gia đình.

C. Xã hội.

D. Cả A, B, C.

Câu 7: Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó được gọi là?

A. Quy tắc.

B. Hành vi.

C. Chuẩn mực.

D. Đạo đức.

Câu 8: Cái được công nhân là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội được gọi là?

A. Quy tắc.

B. Hành vi.

C. Chuẩn mực.

D. Đạo đức.

Câu 9: Câu nói: Phép vua còn thua lệ làng nói về yếu tố nào?

A. Phong tục, tập quán.

B. Đạo đức.

C. Pháp luật.

D. Quy tắc ứng xử.

Câu 10: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

A. Đạo đức.

B. Pháp luật.

C. Phong tục, tập quán.

D. Cả A, B, C.

Câu 11: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người được gọi là?

A. Nhân phẩm.

B. Đạo đức.

C. Nghĩa vụ.

D. Lương tâm.

Câu 12: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là?

A. Nhân phẩm.

B. Đạo đức.

C. Nghĩa vụ.

D. Lương tâm.

Câu 13: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào mang tính tích cực?

A. Lương tâm thanh thản.

B. Lương tâm cắn rứt.

C. Không trạng thái nào cả.

D. Cả A, B.

Câu 14: Người thanh niên Việt Nam hiện nay có mấy nghĩa vụ?

A. 2. B. 4 C. 6. D. 8.

Câu 15: Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?

A. Là cách thức để giao tiếp.

B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.

C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.

D. Cả B và C.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1 - B

2 - A

3 - D

4 - B

5 - C

6 - D

7 - A

8 - C

9 - A

10 - D

11 - A

12 - D

13 - D

14 - B

15 - C

16 - A

17 - A

18 - A

19 - A

20 - A

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF