YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng được biên soạn bởi HOC247 với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề chuẩn bị thật kĩ trước kì thi giữa HK2 sắp tới.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 10

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1 (3đ): "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Bác Hồ? Liên hệ bản thân.

Câu 2 (4đ): Lương tâm là gì? Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? Liên hệ bản thân.

Câu 3 (3đ): Phân tích những điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên. Liên hệ bản thân.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

Câu 1 (3đ)

*Giải thích được nội dung câu nói của Bác Hồ:

-Tài: tài năng; Đức: đạo đức; Người có tài: người có trình độ, nhạy bén..

Người có đức: người có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người

- “Có tài mà không có đức là người vô dụng”: Tài năng rất quan trọng vì sẽ giúp chúng ta thành công. Nhưng nếu không biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích cao cả mà thực hiện hiện nững công việc xấu xa thì rất tác hại

- “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”: Nếu không có tài năng thì sẽ rất khó để thành công

-so sánh: cần trau dồi đạo đức vì “khó” nếu cố gắng sẽ thực hiện được. Còn “vô dụng” thì không có tác dụng gì

-Cần rèn luyện cả đức và tài

 

2

 

 

 

 

 

 

*Liên hệ bản thân:

-Trong học tập

-Trong rèn luyện

1

 

 

Câu 2

(4đ)

*Nêu được khái niệm lương tâm

-Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi hành vi của bản thân trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội

*Giải thích vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao

-Vì họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội, biết ăn năn sữa chữa lỗi lầm của mình và biết sống vì người khác luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn

 

2

 

 

1,5

*Liên hệ bản thân    

0,5

 

 

Câu 3 (3đ)

*Học sinh nêu và phân tích được những điều nên tránh

- Yêu quá sớm: tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa trưởng thành và chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống. yêu đương quá sớm dẫn đến việc sao nhãng trong học tập…

-Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục: dẫn đến các cuộc cãi vã, đánh nhau và làm mất đi niềm tin từ những người khác. Người khác sẽ khinh bỉ mình và xem mình là đồ lăng nhăng.

- Quan hệ tình dục trước hôn nhân: Sẽ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần, mắc một số căn bệnh và ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này.

*Liên hệ bản thân: không yêu sớm, cố gắng học tập và rèn luyên để có tương lai tươi sáng hơn

 

1

 

0,5

 

0,5

 

 

1

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 02

I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)

Câu 1: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

A. quan niệm sống.

B. cách sống của con người.

C. thế giới quan.

D. lối sống của con người.

Câu 2: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Lượng.   B. Chất.                    C. Độ.                   D. Điểm nút.

Câu 3: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan.

B. Mọi sự vật luôn luôn vận động.

C. Giới tự nhiên là cái sẵn có. 

D. Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 4: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải

A. thông minh.      B. cần cù.                 C. lao động.        D. sáng tạo.

Câu 5: Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào không tồn tại khách quan?

A. Từ trường trái đất.   B. Ánh sáng.            C. Mặt trời.                D. Diêm vương.

Câu 6: Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Bảng đen và phấn trắng.

B. Thước dài và thước ngắn.

C. Mặt thiện và ác trong con người.

D. Cây cao và cây thấp.

Câu 7. Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội

A. Cách mạng kĩ thuật. 

B. Cách mạng xã hội.

C. Cách mạng xanh.

D. Cách mạng trắng.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?

A. Ủng hộ đồng bào lũ lụt.

B. Bán hàng đúng giá cả thị trường.

C. Giúp đỡ người nghèo.

D. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Câu 9: Sự biến đổi nào dưới không được coi là phát triển?

A. Sinh vật biến đổi từ đơn bào đến đa bào.

B.Chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản.

C. Một cây xanh từ từ lớn lên, rồi ra hoa kết quả.

D. Nước bay hơi gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước.

Câu 10: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?

A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.

C. Con người làm ra lịch sử của chính mình.

D. Chúa tạo ra con người và vận vật trên thế giới.

Câu 11: Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí.

B. Động lực của nhận thức.

C. Cơ sở của nhận thức.

D. Mục đích của nhận thức.

Câu 12: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động.

B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi.

C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

D. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) 

Câu 1: (3 điểm). Đạo đức là gì? Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội? Qua những ví dụ này em có thể rút ra bài học gì?

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

1C

2B

3D

4C

5D

6C

7B

8D

9D

10C

11B

12C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Phần II.

Tự luận

7,0

Câu 1

Đạo đức là gì? Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội? Qua những ví dụ này em có thể rút ra bài học gì?

3,0

 

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

- Ví dụ:

+ Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

- Bài học:

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buốc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

0,5

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

1,5

 

 

Câu 2

Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở những trạng thái nào, ý nghĩa của những trạng thái đó trong điều chỉnh hành vi của con người? Ví dụ?

2,5

 

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái.

+ Lương tâm thanh thản: Giúp con người tự tin vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình.

Ví dụ: Nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất; giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn…

+ Lương tâm cắn rứt: Làm sai trái biết ăn năm, hối hận từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Ví dụ: Nói dối cha mẹ lấy tiền đóng học đi chơi điện tử, nhưng sau đó thấy việc làm đó là sai, cảm giác hối hận…

=> Dù tồn tại ở trạng thái nào nó cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân..

0,5

 

 

1,0

 

 

 

1,0

Câu 3

Gia đình là gì? Có người quan niệm gia đình hạnh phúc là phải: “Con đàn, cháu đống”, em có đồng ý với quan niệm này không? Vì sao?

1,5

 

- Gia đình là: một cộng đồng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

- Em không đồng ý với quan điểm này vì quan niệm này không còn phù hợp trong xã hội ngày nay, cụ thể:

+ Trước đây, lao động nông nghiệp cần nhiều nhân công nên gia đình nhiều con sẽ có lợi trong sản xuất, hỗ trợ kinh tế gia đình.

+ Ngày nay, sinh nhiều con sẽ tạo nên gánh nặng cho kinh tế gia đình, tạo áp lực về dân số cho quốc gia. Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt, tạo điều kiện để con cái được chăm sóc phát triển toàn diện.

0,5

 

 

1,0

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 03

I. TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM)

Câu 1: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận

A. biện chứng.              B. siêu hình.              C. khoa học.              D. cụ thể.

Câu 2: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, triết học gọi đó là

A. xung đột.                   B. mâu thuẫn.     C. phát triển.        D. vận động.

Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. tự nguyện.     B. bắt buộc.               C. cưỡng chế.            D. áp đặt.

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Triết học là khoa học của các khoa học.

B. Triết học là khoa học trừu tượng.

C. Triết học là khoa học tổng hợp. 

D. Triết học là một môn khoa học.

Câu 5: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản nào?

A. Cưới hỏi và nội ngoại.

B. Hôn nhân và huyết thống.

C. Cưới hỏi và huyết thống.

D. Hôn nhân và con cái.

Câu 6: Sự vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Có vận động thì không có phát triển.

B. Có vận động là phải có phát triển.

C. Có vận động thì mới có phát triển.

D. Có vận động sẽ có phát triển.

Câu 7: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. sự tác động từ bên ngoài.

C. sự tác động từ bên trong.

D. sự biến đổi về chất của sự vật.

Câu 8: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Tình yêu chân chính.

B. Cơ sở vật chất.

C. Nền tảng gia đình.

D. Văn hóa gia đình.

Câu 9:Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Cuộc sống quần cư.

C. Phát triển khoa học.

D. Hoạt động lao động.

Câu 10: Một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là

A. đăng kí kết hôn theo luật định.

B. tổ chức hôn lễ linh đình.

C. báo cáo bố mẹ họ hàng hai bên.

D. viết cam kết hôn tự nguyện.

Câu 11: Một cá nhân được xã hội công nhận là có nhân phẩm khi cá nhân đó luôn có hành động, việc làm thể hiện là người có

A. quyền lực tối cao.

B. địa vị cao trong xã hội.

C. rất nhiều tài sản.

D. lương tâm trong sáng.

Câu 12: Người có đạo đức phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là người biết

A. tôn trọng pháp luật. 

B. trung thành với lãnh đạo.

C. giữ gìn bất cứ truyền thống nào. 

D. trung thành với mọi chế độ.

Câu 13: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. lương tâm.                B. danh dự.                 C. nhân phẩm.         D. hạnh phúc 

Câu 14: Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng?

A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.              

B. Chồng em áo rách em thương.

C. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.

D. Thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn.

Câu 15: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A. phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại. 

B. phát huy tinh thần quốc tế.

C. giữ gìn được bản sắc riêng của dân tộc.

D. giữ gìn được phong cách riêng.

Câu 16: Câu nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A.Qua cầu rút ván. 

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C.Công cha như núi Thái Sơn.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 17: Người không có nhân phẩm, cố tình trục lợi, làm hại người khác thì sẽ bị xã hội

A. theo dõi và xét nét. 

B. coi thường và khinh rẻ.

C. chú ý và quan tâm.

D. lãng quên và bỏ like.

Câu 18: Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.

B. Tự ý lấy đồ của người khác.

C. Chen lấn khi xếp hàng.

D. Thờ ơ với người bị nạn.

Câu 19: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người?

A. gắp lửa bỏ tay người.

B. chia ngọt sẻ bùi.

C. tối lửa tắt đèn có nhau. 

D. đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 20: Pháp luật qui định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?

A. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 21: Anh B là thợ xây, hết giờ làm việc nhưng còn một số vữa nữa nên anh xây thêm hai hàng gạch để khỏi bỏ phí số vữa đó. Tuy về muộn 10 phút nhưng anh cảm thấy rất vui. Trong trường hợp này, trạng thái lương tâm nào đã xuất hiện?

A. Lương tâm cắn rứt. 

B.Lương tâm thoải mái.

C. Lương tâm thanh thản.

D. Lương tâm vui vẻ.

Câu 22: Anh A và chị B yêu và chung sống với nhau đã có nhà, xe ô tô và hai con. Vậy về mặt pháp lí quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ

 A. tình cảm giữa vợ chồng.

B. tình yêu hôn nhân và gia đình.

 C. hôn nhân và huyết thống.

D.   không được gọi là vợ chồng. 

Câu 23: Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với

A. giá trị đạo đức.

B. giá trị nhân văn.

C. lối sống cá nhân.

D. sở thích cá nhân.

Câu 24: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 25: Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Lờ đi coi như không biết

B. Quay clip tung lên mạng xã hội

C. Cãi nhau với người bị đổ xe

D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ

Câu 26: Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Hành động nào sau đây làm cho lương tâm bạn A được thanh thản, trong sáng ?

A. Trách cụ già cả không nên đi lại lung tung.

B. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được.

C. Chờ ai đó giúp cụ đứng dậy và đưa cụ qua đường.

D. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM).

1A

2B

3A

4D

5B

6C

7B

8A

9D

10A

11D

12A

13A

14A

15A

16A

17B

18A

19D

20B

21C

22D

23A

24B

25D

26D

27D

28A

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Phần II.

Tự luận

3,0

Câu 1

Phân biệt sự khác nhau giữa tự trọng và tự ái? Lấy ví dụ minh họa?

2,0

 

 - Phân biệt sự khác nhau giữa tự trọng và tự ái :

+ Tự trọng: Khi cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người  có lòng tự trọng. Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu ham muốn của bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực tiến bộ của xã hội, đồng thời biết coi trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

+ Tự ái: Là việc do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu,giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Người hay tự ái không muốn ai phê phán mình cũng như khuyên bảo mình, khi tự ái họ có những phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm.

- Lấy ví dụ minh họa:

+ Lấy ví dụ minh họa người có lòng tự trọng: Trong giờ kiểm tra A thấy B không làm được bài nên gõ ý giúp B. Nhưng B từ chối và tự mình tìm ra cách giải khác…. Khi đó ta nói B là người có lòng tự trọng.

+ Lấy ví dụ minh họa người tự ái: Bạn A lên lớp 10, dù xe đạp của nhà đang còn mới, nhưng bạn đòi bố mẹ mua xe máy điện mới cho hãnh diện với bạn bè. Bố mẹ không mua vì nhà điều kiện khó khăn, mà đường đến trường không xa, thế là bạn giận dỗi không đi học nữa… 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

0,5

Câu 2

Sưu tầm từ từ 3-5 câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình?

1,0

 

- Sưu tầm từ từ 3-5 câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình:

Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn.

+ Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

+ Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

+ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

+ Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

+….

1,0

 

 

 

 

 

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM: (5 ĐIỂM)

Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. pháp luật.                  B. đạo đức.                 C. truyền thống.       D. phong tục.

Câu 2: Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực

A. sống thiện.               B. sống tự lập.            C. sống tự do.           D. sống tự tin.

Câu 3: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của

A. cộng đồng.                B. gia đình.                 C. anh em.                 D. lãnh đạo.

Câu 4: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn được gọi là

A. gia đình.                     B. hôn nhân.               C. huyết thống.         D. xã hội.

Câu 5: Người luôn đề cao cái tôi nên thường có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người có lòng

A. tự ti.                        B. tự trọng.                 C. tự ái.                     D. tự tin.

Câu 6: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là

A. tình yêu.        B. tình đồng đội.        C. tình bạn.              D. tình đồng hương.

Câu 7: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái gồm

A. thanh thản và nhẹ nhàng.                             B. cắn rứt và tự tin.

C. thanh thản và cắn rứt.                                   D. thoải mái và bắt buộc.

Câu 8: Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có

A. quan niệm đúng đắn về tình yêu.               B. quan niệm thức thời về tình yêu.

C. quan điểm rõ ràng về tình yêu.                  D. cách phòng ngừa trong tình yêu.

Câu 9: Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.                 B. Tự ý lấy đồ của người khác.

C. Chen lấn khi xếp hàng.                                D. Thờ ơ với người bị nạn.

Câu 10: Một cá nhân được xã hội công nhận là có nhân phẩm khi cá nhân đó luôn có hành động, việc làm thể hiện là người có

 A. quyền lực tối cao.                                           B. địa vị cao trong xã hội.

 C. rất nhiều tài sản.                                             D. lương tâm trong sáng.

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?

A. Kinh doanh đóng thuế.                                B. Tham gia thiện nguyện.

C. Yêu thương trẻ em.                                      D. Tôn trọng người già.

Câu 12: Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

A. Liệu mà thờ kính mẹ già.                              B. Gieo gió gặt bão.

C. Ăn cháo đá bát.                                            D. Ở hiền gặp lành.

Câu 13: Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống

A. các quy định mang tính bắt buộc của nhà nước.

B. các quy ước, thoả thuận đã có trong xã hội.

C. các nề nếp, thói quen xác định trong đời sống.

D. các quy tắc, chuẩn mực xác định trong xã hội.

Câu 14: Hành vi nào sau đây thể hiện người không có lương tâm khi đất nước đang trong mùa dịch?

A. Phát khẩu trang miễn phí cho mọi người. 

B. Tự nguyện đi cách li 14 ngày để phòng dịch.

C. Tung tin giả gây hoang mang dư luận.     

D. Quyên góp ủng hộ cho các bệnh viện.

Câu 15: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò

A. tài năng và đạo đức.                                   B. tài năng và sở thích.

C. tình cảm và đạo đức.                                  D. thói quen và trí tuệ.

Câu 16: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người?

A. gắp lửa bỏ tay người.                                 B. chia ngọt sẻ bùi.

C. tối lửa tắt đèn có nhau.                              D. đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 17: Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Lờ đi vì không phải việc của mình.                     

B. Quay clip và tung lên mạng xã hội.

C. Nói xấu anh C với mọi người.                              

D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C.

Câu 18: Thấy X chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức?

A. Im lặng để bạn chép bài.

B. Báo giáo viên bộ môn.

C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác.

D. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn.

Câu 19: Các bác sĩ của Việt Nam luôn đi đầu trong trận chiến với dịch bệnh mà không hề nao núng, không quản ngại khó khăn vất vả... Họ đã hi sinh thầm lặng để cứu chữa cho bệnh nhân và được cả xã hội biết ơn, ca ngợi. Điều đó thể hiện họ có 

A. danh dự.              B. lòng tự ái.                 C. ý thức.                        D. lòng vị tha.

Câu 20: Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình, đã thế mọi công việc chi tiêu lớn trong nhà anh quyết hết, nên vợ chồng anh thường xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

 A. Sức khỏe và danh dự.

B. Hôn nhân và gia đình.  

 C. Tính mạng và sức khoẻ.

D. Tài chính và nhân phẩm.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

1B

2A

3A

4B

5C

6A

7C

8C

9A

10D

11A

12A

13D

14C

15A

16D

17D

18C

19A

20B

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Phần II.

Tự luận

5,0

Câu 1

Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

3,0

 

- Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.

- Vai trò của nhân phẩm, danh dự đối với đạo đức cá nhân:

     + Nhân phẩm và danh dự có quan hệ khăng khít với nhau làm nền tảng giá trị của mỗi con người.

     + Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.

- Người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự vì:

     + Người nghiện luôn tạo ra cho mình những nhu cầu thiếu lành mạnh và rất khó bỏ.

     + Để thỏa mãn cơn nghiện, họ có thể làm bất cứ điều gì kể cả những điều trái với đạo đức và pháp luật…

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

Câu 2

Lương tâm là gì? Vì sao người có lương tâm sẽ được xã hội đánh giá cao? Cho ví dụ minh họa?

2,0

 

-  Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Người có lương tâm được xã hội đánh giá cao vì:

+ Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.

+ Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình và biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.

- Ví dụ: Giờ ra chơi, em nhặt được 300 nghìn không biết của ai làm mất, nên em đã gửi lên văn phòng Đoàn trường nhờ thầy cô trả giúp cho người đã đánh rơi. Lúc đó trong lòng em cảm thấy rất vui… 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 05

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm):

Câu 1: Quan niệm nào dưới đây bàn về danh dự, nhân phẩm?

A. Trong ấm ngoài êm.

B. Ngọc nát còn hơn ngói lành.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 2: Giá trị làm người của mỗi con người chính là

A. lương thiện.              B. lương tâm.                 C. nhân phẩm.               D. nghĩa vụ.

Câu 3: Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. danh dự.                    B. nhân phẩm.               C. lương tâm.                 D. nghĩa vụ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải vai trò của đạo đức đối với cá nhân?

A. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện.

B. Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

C. Đạo đức giúp cá nhân có thêm nhiều tình yêu đối với Tổ quốc.

D. Đạo đức giúp con người thỏa mãn những nguyện vọng của mình.

Câu 5: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người?

A. Có chí thì nên. 

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Lá lành đùm lá rách. 

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 6: Đạo đức và pháp luật có điểm chung nào sau đây?

A. chịu sự tác động của dư luận xã hội.

B. đều mang tính bắt buộc chung.

C. đều tham gia điều chỉnh hành vi con người.

D. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện .

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chế độ hôn nhân nước ta hiện nay?

A. Một vợ một chồng.

B. Vợ chồng bình đẳng.

C. Môn đăng hộ đối.

D. Hôn nhân tự nguyện.

Câu 8: Pháp luật qui định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?

A. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 9: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và quan hệ gắn bó với nhau bởi hai mối cơ bản nào sau đây?

A. quan hệ tình cảm và quan hệ tình yêu.

B. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. quan hệ tình yêu và quan hệ hôn nhân

Câu 10: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Trạng thái thanh thản và cắn rứt.

B. Trong sáng vô tư và thương cảm, ái ngại.

C. Trạng thái thanh thản và sung sướng.

D. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức.

Câu 11: Đối với gia đình, đạo đức được coi là

A. nền tảng của hạnh phúc gia đình.

B. cơ sở tồn tại của gia đình.

C. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc.

D. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tình yêu chân chính?

A. Chân thành, tin cậy. 

B. Giàu lòng vị tha.

C. Hòa hợp, đồng cảm.

D. Vụ lợi, toan tín.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người?

A. Có chí thì nên. 

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.

Câu 14: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác là khái niệm nào sau đây?

A. Lương tâm.               B. Danh dự                     C. Nhân phẩm.              D. Nghĩa vụ.

Câu 15: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với

A. tiêu chuẩn của xã hội. 

B. quan niệm đạo đức của từng gia đình.

C. tiêu chuẩn của mỗi người. 

D. quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

Câu 16: Qúa đề cao cái tôi cá nhân, nên thường có thái độ giận dỗi khi bị ai đó góp ý là người có lòng?

A. tự trọng.                    B. tự ái.                           C. danh dự.                    D. nhân phẩm.

Câu 17: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. cưỡng chế.                B. tự giác.                       C. áp đặt.                        D. bắt buộc.

Câu 18: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn danh dự của con người?

A. Chết vinh còn hơn sống nhục.

B. Phép vua thua lệ làng.

C. Sông có khúc, người có lúc. 

D. Cóc chết ba năm quay đầu về núi.

Câu 19: Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay?

A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. 

B. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

C. Đèn nhà ai nấy rạng. 

D. Kính trên nhường dưới.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của hôn nhân tiến bộ?

A. Dựa trên lợi ích kinh tế.

B. Dựa trên tình yêu chân chính.

C. Tự do kết hôn đúng pháp luật. 

D. Tự do ly hôn.

Câu 21: Việc làm nào sau đây thể hiện một người biết coi trọng danh dự của mình?

A. Biết cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. 

B. Biết giành lợi ích cho riêng mình.

C. Biết làm giàu bằng mọi cách.

D. Biết tìm hạnh phúc cho riêng mình.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân?

A. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.

B. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

C. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Giúp mọi người chú ý đến mình.

Câu 23: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình là người có lòng

A. tự ái.                          B. tự tin.                         C. tự trọng.                    D. tự ti.

Câu 24: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của

A. gia đình.                    B. dòng họ.                    C. bản thân.                   D. xã hội.

Câu 25: Câu nào sau đây nói lên tình cảm anh chị em trong gia đình?

A. Tre già măng mọc.  

B. Môi hở, răng lạnh.

C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

D. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2C

3D

4D

5D

6C

7C

8B

9B

10A

11A

12D

13C

14A

15D

16B

17B

18A

19D

20A

21A

22B

23C

24D

25B

26C

27C

28A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

Câu 29

(1 điểm)

Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, nói về phạm trù cơ bản  nào của đạo đức học và  hiểu biết của em về phạm trù đó , em có nhận xét gì về cách sống này

1

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và xã hội

0,25

- Cơ sở của ý thức nghĩa vụ là ý thức của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích của người khác, vì vậy khi sống theo phương châm “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là thiếu ý thức nghĩa vụ, thể hiện lối sống thiếu ý thức cộng đồng

0,25

- Lối sống ấy trong những hoàn cảnh cụ thể có lúc sẽ gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và cho chính bản thân người đó. Chẳng hạn khi cuộc sống của họ gặp phải khó khăn thì họ sẽ không nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người xung quanh, cuộc sống đơn độc, buồn tẻ…

0,25

- Cần phê phán và khắc phục lối sống này

0,25

 

 

 

 

Câu 30

( 2 điểm)

 Nếu bạn thân của em là một người vụ lợi trong tình yêu, luôn đặt mục đích vật chất lên trên hết khi yêu một ai đó và  “sống thử” trước khi kết hôn em sẽ khuyên bạn mình như thế nào ? Vì sao?.

2

- Học sinh bày tỏ được thái độ không đồng tình trước những hành vi vụ lợi trong tình yêu, sống thử trước khi kết hôn.

0,25

- “Sống thử” là sống với nhau như vợ chồng khi chưa đăng ký kết hôn

0,25

- Vụ lợi trong tình yêu là luôn đặt lợi ích vật chất lên trên hết

0,25

- Đưa ra cho bạn thân mình những lời khuyên nhủ, phân tích những hậu quả từ tình yêu vụ lợi vì tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người, giúp bạn của mình thay đổi quan niệm và hành vi trong tình yêu

0,25

 

- Quan hệ tình dục trước hôn nhân

+ Lối sống chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình

0,25

+ Gây có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai nhiều lần  ảnh hưởng cơ quan sinh sản gây vô sinh về sau

0,25

+ Có thể lây truyền các bệnh qua đường tình dục : lậu, giang mai, AIDS…

0,25

-  Chúng ta cần đấu tranh phê phán những hành vi sai lầm này.

0,25

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF