YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 Trường THPT Lý Tự Trọng. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Nông nghiệp lạc hậu

B. Công nghiệp phát triển

C. Thương mại hàng hóa

D. Sản xuất quy mô lớn

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuấ phong kiến lạc hậu

B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Câu 4. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nhiều đảng phái ra đời

B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến

D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị

Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)

B. Samurai (võ sĩ)

C. Địa chủ vừa và nhỏ

D. Quý tộc

Câu 6. Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D. Tư bản chủ nghĩa

Câu 7. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng    

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Nữ hoàng    

D. Vua

Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng    

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng    

D. Nữ hoàng

Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng    

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng    

D. Nữ hoàng

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao

B. Áp lực quân sự

C. Tấn công xâm lược

D. Phá hoại kinh tế

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A. Xã hội ổn định

B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội

C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 12. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do

A. Sự tồn ại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ

B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây

C. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến

D. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân

Câu 13. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng

B. Xã hội phong kiến Nhậ Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng

C. Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản

Câu 14. Minh Trị là hiệu của vua

A. Mútxuhitô    

B. Kômây

C. Tôkugaoa    

D. Satsuma

Câu 15. Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

A. Do đề nghị của các đại thần

B. Chế độ Mạc phủ đã sụp đổ

C. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi

D. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân

Câu 16. Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bậ đã diễn ra ở Nhật Bản là

A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ

B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi

C. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu

D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán

Câu 17. Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, muc đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây

B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á

C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng mộ nước phong kiến lạc hậu

Câu 18. Ý nào sau dây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị

A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc

C. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu

D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản

Câu 19. Ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị

A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây

B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh

C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuấ vũ khí

D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội

Câu 20. Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng

A. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,… đặt ra với nước Nhật Bản cuối hế kỉ XIX

B. Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục, hoàn toàn theo phương Tây

C. Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,… của nước Nhật xưa

D. Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,… cho các tầng lớp nhân dân

Câu 21. Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào?

A. Dân chủ cộng hòa    

B. Dân chủ đại nghị

C. Cộng hòa tư sản    

D. Quân chủ lập hiến

Câu 22. Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là

A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ

B. Hiến pháp mới được công bố

C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Đức vào buôn bán

D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Nga vào buôn bán

Câu 23. Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Tư sản    

B. Nông dân

C. Thị dân    

D. Quý tộc tư sản hóa

Câu 24. Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhậ Bản năm 1868 là

A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

B. Thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc

C. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người

D. Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động

Câu 25. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuôc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây

C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á

D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 26. Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy

B. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa

C. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

D. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền

Câu 27. Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh

B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời

C. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính tri đất nước

D. Chiếm ưu thế cạnh tranh với công ti độc quyền của các nước khác

Câu 28. Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

A. Hữu nghị và hợp tác    

B. Thân thiện và hòa bình

C. Đối đầu và chiến tranh    

D. Xâm lược và bành trướng

Câu 29. Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhậ Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân

B. Các công ti độc quyền hậu thuẫn về tài chính

C. Có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự

D. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với phương Tây

Câu 30. Việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan(1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), chiến tranh Nga – Nhật ( 1904 – 1905) đã chứng tỏ

A. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

B. Nhật Bản đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn

C. Cải cách Minh Trị giành thắng lợi hoàn toàn

D. Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi

âu 31. Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế

B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế

C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự

D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự

Câu 32. Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

A. Sự phá triển của phong trào công nhân

B. Sự phá triển của phong trào nông dân

C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức

D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản

Câu 33. Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào

A. Nông dân    

B. Tiểu tư sản

C. Học sinh, sinh viên    

D. Công nhân

Câu 34. Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu sau về phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX: “Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do………. một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất hân từ …………… ở Tôkiô, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”

A. Cataiama Xen ………………………………. công nhân đường sắt

B. Abe Shinzô ………………………………… công nhân dệt may

C. Abe Shinzô ………………………………… công nhân đóng tàu

D. Cataiama Xen …………………………….. công nhân in

Câu 35. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam nằm giữa thế kỉ XIX là

A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp

B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

C. Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây

D. Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện

Câu 36. Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Xóa bỏ; tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, thành tựu của thế giới

B. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kế toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước

C. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước

D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

A

C

D

B

B

C

7

8

9

10

11

12

B

C

B

B

B

A

13

14

15

16

17

18

B

C

B

C

D

C

19

20

21

22

23

24

C

A

D

B

D

A

25

26

27

28

29

30

D

B

C

D

C

A

31

32

33

34

35

36

D

A

D

D

B

C

 

Đề số 2

Câu 1. Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa

A. Các chúa phong kiến    

B. Địa chủ và tư sản

C. Tư sản và phong kiến   

D. Phong kiến và nông dân

Câu 2. Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?

A. Pháp, Tây Ban Nha   

B. Anh, Bồ Đào Nha

C. Anh, Hà Lan    

D. Anh, Pháp

Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?

A. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ

C. Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn

D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ

Câu 4. Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh coi Ấn Độ là

A. Thuộc địa quan trọng nhất

B. Đối tác chiến lược

C. Kẻ thù nguy hiểm nhất

D. Chỗ dựa tin cậy nhất

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?

A. Ra sức vơ vé lương thực, nguyên liệu cho chính quốc

B. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn

C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô

D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận

Câu 6. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, ở Ấn Độ đã diễn ra tình trạng hay sự kiện gì?

A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết

B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ

C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ

D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh

Câu 7. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở ẤN Độ có điểm gì đáng chú ý?

A. Chính phủ Anh cai trị trực tiếp

B. Cai trị thông qua bộ máy chính quyền bản xứ

C. Dựa vào các chúa phong kiến Ấn Độ để cai trị

D. Là sự kết hợp giữa bộ máy chính quyền thực dân và các chúa phong kiến

Câu 8. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ,thực dân Anh đã thực hiện thủ đoạn

A. Dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ

B. Loại bỏ các thế lực chống đối

C. Câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ

D. Chia để trị

Câu 9. Ngày 1 -1 – 1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố

A. Đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ

B. Đồng thời là Thủ tướng Ấn Độ

C. Ấn Độ là một bộ phận không thể tách rời của nước Anh

D. Nới lỏng quyền tự trị cho Ấn Độ

Câu 10. Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ

B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ

C. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ

D. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội

Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác

B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị

C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa

D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Câu 12. Từ giữa thế kỉ XIX, thành phần xã hội dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là

A. Giai cấp công nhân

B. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức

C. Địa chủ và tư sản

D. Tư sản và công nhân

Câu 13. Việc làm nào của giai cấp ư sản và tầng lớp trí hức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa hế kỉ XIX?

A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh

B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh

C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn

D. Đầu tư khai hác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh

Câu 14. Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận

A. Muốn được tham gia chính quyền và hợp tác với tư sản Anh

B. Muốn được tự đo phát triển kinh tế và tham gia chính quyền

C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phá triển sản xuất

D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ

Câu 15. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại)    

B. Đảng Dân chủ

C. Quốc dân đảng    

D. Đảng Cộng hòa

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

A

D

A

A

B

6

7

8

9

10

A

A

D

A

C

11

12

13

14

15

B

B

B

B

A

16

17

18

19

20

A

B

D

A

C

21

22

23

24

25

C

B

A

D

C

26

27

28

29

30

B

B

A

D

A

 

Đề số 3

Câu 1. Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành

A. “sân sau” của các nước đế quốc

B. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc

C. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển

D. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé

Câu 2. Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?

A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước

B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản

C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh

D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ

Câu 3. Với hiệp ước Nam Kinh, Trung Quốc đã trở thành một nước

A. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến

B. Thuộc địa, nửa phong kiến

C. Phong kiến quân phiệt

D. Phong kiến độc lập

Câu 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ

A. Đầu thế kỉ XIX      

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XIX       

D. Đầu thế kỉ XX

Câu 5. Chiến tranh thuốc phiện năm 1840 – 1842 là cuộc chiến tranh giữa

A. Pháp và Trung Quốc       

B. Anh và Trung Quốc

C. Anh và Pháp       

D. Đức và Trung Quốc

Câu 6. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là

A. Trần Thắng

B. Ngô Quảng

C. Hồng Tú Toàn       

D. Chu Nguyên Chương

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra tại

A. Kim Điền (Quảng Tây)      

B. Dương Tử (Quảng Đông)

C. Mãn Châu ( vùng Đông Bắc)      

D. Nam Kinh (Quảng Đông)

Câu 8. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là

A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh)

B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng

C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến

D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước

Câu 9. Chính sách tiến bộ nhất của chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh) là

A. Thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, bình quyền nam nữ

B. Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến

C. Xóa bỏ mọi loại thuế khóa cho nhân dân

D. Thực hiện các quyền ự do dân chủ

Câu 10. Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu

B. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

C. Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi

D. Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

D

C

A

B

B

6

7

8

9

10

C

A

A

A

B

11

12

13

14

15

D

C

D

A

A

16

17

18

19

20

A

C

B

A

D

21

22

23

24

25

A

A

C

A

C

26

27

28

29

30

A

B

C

D

B

 

Đề số 4

Câu 1. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?

A. Philíppin, Brunây, Xingapo      

B. Việt Nam, Lào, Campuchia

C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia       

D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)

Câu 2. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. Thực dân Anh       

B. Thực dân Pháp

C. Thực dân Hà Lan       

D. Thực dân Tây Ban Nha

Câu 3. Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

B. Chính phue Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Câu 4. Ông vua nào ở Campuchia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp?

A. Sivôtha       

B. Xihanúc

C. Nôrôđôm       

D. Pucômbô

Câu 5. Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ cuối thế kỉ XIX là do

A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp

B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp

C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến

D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc

Câu 7. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Campuchia trong những năm 1861 – 1892 là

A. Acha Xoa       

B. Pucômbô

C. Commađam       

D. Sivôtha

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống hực dân Pháp rong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?

A. Acha Xoa       

B. Pucômbô

C. Commađam       

D. Sivôtha

Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia là

A. Ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến

B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân

C. Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm

D. Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở đâu?

A. Xiêm Riệp và U đông       

B. Uđông và Phnôm Pênh

C. Khăm Muộn và Xiêm Riệp       

D. Phnôm Pênh và Khăm Muộn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

B

B

A

C

B

6

7

8

9

10

A

D

A

D

B

11

12

13

14

15

B

C

B

B

A

16

17

18

19

20

B

C

B

A

D

21

22

23

24

25

B

B

B

B

C

26

27

28

29

30

D

B

C

B

A

 

Đề số 5

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

A. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên

B. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt

C. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường

D. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân chí thấp

Câu 2. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX

B. Những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX

C. Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX

D. Những năm 80 – 90 của thế kỉ XIX

Câu 3. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi

A. Kênh đào Xuyê hoàn thành

B. Kênh đào Panama hoàn hành

C. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ

D. Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu

Câu 4. Một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là

A. Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

B. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

C. Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

D. Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

Câu 5. Các nước phương Tây xâm chiếm hệ thống huộc địa ở châu Phi theo thứ tự là

A. Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ

B. Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ

C. Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Bỉ

D. Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha

Câu 6. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX       

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XIX       

D. Đầu thế kỉ XX

Câu 7. Ý không phản ánh điểm giống nhau trong chin sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á là

A. Chế độ cai trị hà khắc

B. Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai

C. Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp

D. Thực hiện chính sách “chia để trị”

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 – 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?

A. Thực dân Anh      

B. Thực dân Bồ Đào Nha

C. Thực dân Pháp       

D. Thực dân Tây Ban Nha

Câu 9. Người đứng đầu tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” là

A. Đại tá Átmét Arabi       

B. Ápđen Cađe

C. Muhamét Átmét       

D. Ápđen Phata en Sisi

Câu 10. Tổ chức chính trị bí mậ “Ai Cập trẻ” được thành lập, đã

A. Kêu gọi đối phó với các thế lực thù địch

B. Tập hợp, tổ chức những thanh niên yêu nước

C. Chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang

D. Đề ra những cải cách mang tính chất tư sản

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

A

C

A

B

A

6

7

8

9

10

D

C

C

A

D

11

12

13

14

15

D

D

D

D

D

16

17

18

19

20

D

C

A

A

B

21

22

23

24

25

A

D

D

A

D

26

27

28

29

30

A

B

A

B

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF