YOMEDIA

Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Dương Nội

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Dương Nội có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)  

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

… Ông lại muôn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1) Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3)…

(Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục)

Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết

Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 2: (1.0 điểm) Thông thiểu

Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…”

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung.

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính dũng cảm.

Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

(Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr. 128, NXB Giáo dục)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật

Cách giải:

- Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.

- Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chí tham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Trong đoạn trích trên, câu (1) là câu lời trần thuật của tác giả. Câu (2) (3) là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung là: thể hiện nỗi nhớ làng của ông Hai khi ông phải đi tản cư. Trong lòng người nông dân yêu làng quê thê thiết này, mong muốn được trở về làng để tham gia kháng chiến. Tình yêu làng đó cũng là biểu hiện của tình yêu đất nước.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1  một cách thông minh2.

(Theo Thu Thương, Baomoi.com)

Câu 1: Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2: Nhận biết

Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”.” thuộc loại câu gì? Và xác định trợ từ trong câu. (0.5 điểm)

Câu 3: Thông hiểu

Em hãy giải thích nghĩa của từ thông minh1   và thông minh2 (1.0 điểm)

Câu 4: Thông hiểu

Nội dung chính của văn bản. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Vận dụng cao

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.

Câu 2: Vận dụng cao

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định, một trong những ngôi sao xa xôi trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học

Cách giải:

- Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ” thuộc kiểu câu ghép.

- Trợ từ trong câu là: Chính

Câu 3:

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Nghĩa của từ thông minh (1) là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.

- Nghĩa của từ thông minh (2) chỉ cách người dùng sử dụng điện thoại, sử dụng để thực hiện được các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt nhưng không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, “nghiện” điện thoại.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Nội dung chính của văn bản là thực trạng của giới trẻ sử dụng smartphone trong thời đại công nghệ hiện nay và những hậu quả của nó.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Viết đoạn văn

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không viết sai chính tả

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

- Thực trạng sử dụng smartphone hiện nay có không ít tác dụng phụ.

- Cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh:

+ Sử dụng điện thoại cho những nhu cầu nghe, gọi, thư giãn, giải quyết công việc như đúng chức năng mà khi người khai sinh ra nó mong muốn.

+ Tự điều chỉnh khung thời gian biểu hợp lí để không quá chú tâm đến điện thoại, có thời gian thực hiện những vui chơi, giải trí lành mạnh khác.

+ Những trang mạng xã hội nên quản lí nội dung phù hợp với lứa tuổi của người dùng.

+ Người dùng điện thoại nhận thức điều quan trọng nhất là giữ gìn, xây đắp mối quan hệ yêu thương với những người thân chứ không phải những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội…

+ Với những người lớn: kiểm soát, làm gương cho người nhỏ.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.”

a. Nhận biết

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? (3. 0 điểm)

b. Thông hiểu

Xác định nội dung chính của đoạn văn. (1.0 điểm)

c. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của hai từ láy trong đoạn văn trên. (2.0 điểm)

Câu 2: (6.0 điểm) Vận dụng cao

“Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời: “Con tôi – bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…”

Bé An nhập viện ngày 15/1/2018. Cũng kể từ ngày đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái bé nhỏ. Chị hay kể cho con nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh. Một lần, khi còn tỉnh táo bé An tân sự với mẹ: “Con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác…”

(Theo Kenh 14.vn, ngày 27-2-2018)

Từ nội dung đoạn tin trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cho đi là còn mãi mãi.”

Câu 3: (8 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD, 2005, trang 58)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Chiếc lược ngà

Cách giải:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chiếc lược ngà”. Tác giả là Nguyễn Quang Sáng.

- Văn bản ra đời năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt.

b.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Chiếc lược ngà

Cách giải:

Nội dung chính của đoạn văn: Bé Thu quyết không gọi ông Sáu là ba ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, cơm sôi mà mẹ đi vắng, không làm sao để múc nước cơm ra được.

c.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ láy

Cách giải:

- Hai từ láy: sùng sục, loay hoay

- Tác dụng:

+ Sùng sục: trạng thái cơm sôi to, yêu cầu cấp thiết phải múc nước ra -> hoàn cảnh khó khăn của bé Thu.

+ Loay hoay: hoạt động của bé Thu -> thái độ phản kháng đến cùng, con bé tự tìm cách giải quyết dù trong hoàn cảnh khó khăn chứ nhất quyết không chịu gọi ba để nhờ ba giúp.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (5 điểm)  

Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

a. Nhận biết

 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.

b. Nhận biết

Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

c. Thông hiểu

Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

d. Vận dụng

Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Dương Nội. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF