HỌC247 giới thiệu đến các em học sinh đang chuẩn bị ôn thi THPT QG với Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD được biên soạn và tổng hợp từ Trường THPT Hoằng Hóa Lần 2 . Hi vọng với đề thi tham khảo này các em có thể tự mình tổng hợp kiến thức GDCD chuẩn bị tốt cho kì thi tới.
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA |
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng của công dân đối với những nơi thờ tự, tín ngưỡng?
A. Cười nói ồn ào nơi thờ cúng. B. Hút thuốc lá khi nghe giảng đạo.
C. Mặc quần quá ngắn khi đến chùa. D. Bỏ giày dép ở ngoài khi vào lễ phật.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây nhằm thực hiện chính sách văn hóa?
A. Phòng chống bạo lực gia đình. B. Chủ động tìm kiếm thị trường.
C. Cải tiến máy móc sản xuất. D. Lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật.
Câu 3: Tôn giáo là một hình thức của
A. mê tín. B. niềm tin. C. hủ tục. D. tín ngưỡng.
Câu 4: Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất được gọi là
A. tổ chức kinh tế. B. thành phần kinh tế. C. phạm trù kinh tế. D. quan hệ kinh tế.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Công dân được tự do lựa chọn ngành nghề, tìm kiếm việc làm.
B. Người lao động và sử dụng lao động thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.
C. Lao động nữ bình đẳng về thời gian lao động trong mọi trường hợp.
D. Ưu đãi cho những lao động có trình độ chuyên môn cao.
Câu 6: Bình đẳng về cơ hội việc làm, tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác là một nội dung thuộc quyền bình đẳng
A. giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. trong tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
C. giữa lao động nam và lao động nữ.
D. trong thực hiện quyền lao động.
Câu 7: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, là nội dung của khái niệm
A. thực hiện pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. tuyên truyền pháp luật.
Câu 8: Trong sự nghiệp phát triển đất nước, khoa học công nghệ có vai trò là
A. động lực thúc đẩy. B. lực lượng tiên phong.
C. nhân tố quyết định. D. yếu tố đầu tiên.
Câu 9: Trong quá trình tác động lên đối tượng lao động thì tư liệu lao động đóng vai trò là
A. vật đảm bảo. B. vật quyết định. C. vật chi phối. D. vật truyền dẫn.
Câu 10: Tư liệu lao động không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Công cụ sản xuất. B. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
C. Kế hoạch sản xuất. D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm
A. kỉ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. hình sự.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Chủ động kí kết hợp đồng kinh doanh.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Tự ý thay đổi địa chỉ kinh doanh.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây thể hiện nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Bạn T viết bài gửi báo Tiền phong. B. Bà Q mở lớp dạy hát ca trù.
C. Chị K dự hội thao “Phụ nữ khỏe đẹp”. D. Anh G khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
Câu 5: Lĩnh vực nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại?
A. Giáo dục và đào tạo. B. Khoa học và công nghệ.
C. Văn hóa và giáo dục. D. Dân số và việc làm.
Câu 6: Công dân vi phạm hình sự trong trường hợp nào dưới đây?
A. Chiếm đoạt vũ khí quân dụng. B. Tiết lộ bí mật kinh doanh.
C. Chia tài sản trái với di chúc. D. Đánh võng khi điều khiển xe máy.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền thảo luận, góp ý kiến. B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền sáng tác nghệ thuật. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
Câu 8: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào gọi là
A. đối tượng lao động. B. công cụ lao động.
C. phương tiện lao động. D. tư liệu lao động.
Câu 9: Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực
A. văn hóa. B. xã hội. C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 10: Mọi doanh nghiệp đều được tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung quyền bình đẳng trong
A. kinh doanh. B. quản lí thị trường. C. quan hệ liên ngành. D. lao động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây, công dân không vi phạm hành chính?
A. Anh V ngồi xem và cổ vũ đánh bạc. B. Ông K xây nhà khi chưa được cấp phép.
C. Bà C chiếm vỉa hè để kinh doanh. D. Bác sĩ gác chân lên ghế khi trả lời bệnh nhân.
Câu 2: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, là nội dung của khái niệm
A. thi hành pháp luật. B. tuyên truyền pháp luật.
C. thực hiện pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Anh T khiếu nại quyết định của ủy ban nhân dân xã.
B. Chủ tịch huyện tham dự lễ hội ở địa phương.
C. Ông K phát biểu trong cuộc họp hội đồng nhân dân.
D. Nhân dân góp ý xây dựng các văn bản luật.
Câu 4: Trong sự nghiệp phát triển đất nước, khoa học công nghệ có vai trò là
A. động lực thúc đẩy. B. lực lượng tiên phong.
C. nhân tố quyết định. D. yếu tố đầu tiên.
Câu 5: Trên thị trường, giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua
A. giá trị sử dụng. B. chi phí sản xuất. C. giá trị trao đổi. D. hao phí lao động.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Công dân được tự do lựa chọn ngành nghề, tìm kiếm việc làm.
B. Người lao động và sử dụng lao động thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.
C. Lao động nữ bình đẳng về thời gian lao động trong mọi trường hợp.
D. Ưu đãi cho những lao động có trình độ chuyên môn cao.
Câu 7: Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở
A. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
C. quyền góp ý kiến với đại biểu Quốc hội. D. quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
Câu 8: Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ
A. mọi lĩnh vực xã hội. B. các giá trị nghệ thuật.
C. các giá trị đạo đức. D. mọi quyền lợi công dân.
Câu 9: Tôn giáo là một hình thức của
A. mê tín. B. niềm tin. C. hủ tục. D. tín ngưỡng.
Câu 10: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng của công dân đối với những nơi thờ tự, tín ngưỡng?
A. Mặc quần quá ngắn khi đến chùa. B. Bỏ giày dép ở ngoài khi vào lễ phật.
C. Hút thuốc lá khi nghe giảng đạo. D. Cười nói ồn ào nơi thờ cúng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta?
A. Kinh tế tư bản nhà nước. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế nhà nước. D. Kinh tế tư nhân.
Câu 2: Chủ thể vi phạm hình sự là
A. xã hội. B. tổ chức. C. cá nhân. D. cơ quan.
Câu 3: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động của công dân được thể hiện thông qua nội dung nào dưới đây?
A. Lựa chọn việc làm, nghề nghiệp. B. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Kí hợp đồng lao động. D. Sử dụng lao động.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền bình đẳng nam nữ. B. Quyền được thông tin.
C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tự do báo chí.
Câu 5: Nền văn hóa tiên tiến của nước ta thể hiện tinh thần nào dưới đây?
A. Yêu nước và tiến bộ. B. Ý thức cộng đồng.
C. Khoan dung và nhân nghĩa. D. Tinh tế trong ứng xử.
Câu 6: Buộc các chủ thể vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật đồng thời giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là mục đích của nội dung nào sau đây?
A. Trách nhiệm pháp lí. B. Vi phạm pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 7: Công dân các dân tộc được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận góp ý các vấn đề chung của cả nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây?
A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Quản lí. D. Chính trị.
Câu 8: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội gọi là
A. công bằng xã hội. B. phát triển kinh tế. C. tiến bộ xã hội. D. tăng trưởng kinh tế.
Câu 9: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. tầng lớp trí thức. B. nhân dân lao động. C. giai cấp công nhân. D. giai cấp nông dân.
Câu 10: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng trong quan hệ
A. tài sản. B. thân nhân. C. hộ tịch. D. nhân thân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Hoằng Hóa Lần 2, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!