YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập lại kiến thức cũ Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi​​​​​ để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI  HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian : 45 phút

Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Câu 1. (NB) Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

A. Núi và cao nguyên.

B. Cao nguyên. 

C. Đồng bằng. 

D. Núi.

Câu 2. (NB) Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?

A. Ai Cập.   

B. Ai Cập, Ấn Độ.    

C. Hi Lạp.

D. Hi Lạp, Rô-ma.

Câu 3. (VD) Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội có phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì?

A. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.

C. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.

D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.

Câu 4. Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

A. Việt Nam, Ấn Độ.

B. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam.

C. Mông Cổ, Cham-pa.

D. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt.

Câu 5. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời nhà Đường. 

B. Thời nhà Hán.

C. Thời nhà Tần.  

D. Thời nhà Tống.

Câu 6. Chữ viết San-skơ-rít (chữ Phạn) được hoàn thiện dưới thời vua nào ở Ấn Độ?

A. A-sô-ca.

B. A-cơ-ba. 

C. Gúp-ta.  

D. Hác-sa.

Câu 7. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thịnh đạt.  

B. Thời kì Bay-on.

C. Thời kì hoàng kim.

D. Thời kì Ăng-co.

Câu 8. Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào?

A. 1533.                

B. 1363.

C. 1353.                

D. 1336.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trình bày nguyên nhân ra đời, tổ chức, thể chế chính trị nền dân chủ, bản chất nền dân chủ của thị quốc ở các quốc gia cổ đại phương Tây?

Câu 2. (2,0 điểm)

Trình bày nhà Tần - Hán ở Trung Quốc thành lập như thế nào? Phân tích bộ máy nhà nước được tổ chức ra sao?

Câu 3. (2,0 điểm)

Nêu lên những điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Văn hóa thời Gúp-ta đã ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ ở giai đoạn sau này?

Câu 4. (2,0 điểm)

Ở Cam-pu-chia quá trình hình thành lập nước diễn ra như thế nào? Giai đoạn nào Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt? Nêu rõ những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

1. A

2. D

3. A

4. D

5. A

6. A

7. D

8. C

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 1.

* Nguyên nhân ra đời thị quốc: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.

* Tổ chức của thị quốc:

- Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

- Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng. Cho nên người ta gọi đó là thị quốc: hAten là thị quốc, đại diện cho cả Attích.

* Thể chế chính trị nền dân chủ:

- Quyền lực trong xã hội thuộc về chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn => Hình thành thể chế dân chủ quyền lực. Hơn 30000 công nhân họp thành Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước.

- Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

- Hàng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trưởng, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.

- Thể chế dân chủ phát triển nhất ở A-ten, nơi nào không có Hội đồng 500 thì cũng có đại hội nhân dân.

* Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

Câu 2.

* Sự thành lập nhà Tần - Hán:

- Nhà Tần:

+ Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, thôn tính lẫn nhau.

+ Đến thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ.

+ Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tần.

- Nhà Hán: Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán (206 TCN - 220).

* Bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:

- Thời Tần:

+ Ở trung ương: vua Tần tự xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Dưới vua là hệ thống qua văn (Thừa tướng đứng đầu), quan võ (Thái úy đứng đầu). Ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực,…

+ Ở địa phương: chia đất nước thành quận (Thái thú đứng đầu), huyện (Huyện lệnh đứng đầu). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và pháp luật của nhà nước.

- Thời Hán: bộ máy nhà nước giống thời Tần, nhưng được củng cố hơn, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.

Câu 3.

Những điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta:

* Về tư tưởng:

- Phật giáo: phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh. Hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) được xây dựng. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

- Ấn Độ giáo: là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo.

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc, văn học: có những công trình tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

Văn hóa thời Gúp-ta ảnh hưởng đến Ấn Độ ở giai đoạn sau: Thời kỳ này là sự định hình và phát triển của nền văn hoá truyền thống ở Ấn Độ.

Câu 4.

* Quá trình hình thành Vương quốc Cam-pu-chia:

- Ở Cam-pu-chia tộc người chiếm đa số là người Khơ-me. Địa bàn sinh tụ đầu tiên là ở phía Bắc Cam-pu-chia ngày nay.

- Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn.

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me (Cam-pu-chia) được hình thành.

* Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển thịnh đạt của vương quốc Cam-pu-chia ( thời kì Ăng-co huy hoàng). Biểu hiện:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X - XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ sộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

Đề 2

I/ Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

A. phân công lao động luân phiên.

B. hợp tác lao động.

C. hưởng thụ bằng nhau.

D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu 2. Vai trò của người đàn ông thay đổi thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?

A. Vai trò của đàn ông và đàn bà như nhau.

B. Đàn bà có vai trò quyết định trong gia đình.

C. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.

D. Đàn ông không có vai trò gì.

Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

A. Thị quốc.                         

B. Tiểu quốc.

C. Vương quốc.                      

D. Bang.

Câu 4. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. Dân chủ chủ nô.      

B. Dân chủ tư sản.

C. Dân chủ nhân dân. 

D. Dân chủ quý tộc.

Câu 5. Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

A. Đạo Phật.                  

B. Ấn Độ giáo.

C. Đạo Hin-đu.               

D. Đạo Ki-tô.

Câu 6. Trong các vương quốc của người Giéc-man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?

A. Đông Gốt.                     

B. Tây Gốt.

C. Văng-đan.                     

D. Phơ-răng.

Câu 7. Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?

A. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng.

C. Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.

D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt.

Câu 8. Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã

A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

II/ Phần tự luận (8 điểm).

Câu 1. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và Việt Nam nói riêng? (3 điểm).

Câu 2. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm kinh tế và chính trị trong lãnh địa như thế nào? (3 điểm).

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đó là gì? (2 điểm).

ĐÁP ÁN

I/ Phần trắc nghiệm (2 điểm)

1. B

2. C

3. A

4. A

5. A

6. D

7. C

8. D

II/ Phần tự luận (8 điểm).

Câu 1.

Phương pháp: Xem lại văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, sgk trang 25, phân tích, liên hệ.

Lời giải:

Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma:

* Về lịch và chữ viết:

- Có những hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và Hệ mặt trời, sáng tạo ra lịch dương rất gần với hiểu biết ngày nay.

- Sáng tạo ra hệ thống chữ cái Rô-ma tức A, B, C,…, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Bên cạnh đó còn có hệ chữ số thường 1, 2, 3 và số La Mã I, II, III.

* Về các ngành khoa học cơ bản:

- Đến thời cổ đại Hi Lạp - Rô-ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

+ Toán học: có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít.

+ Vật Lý: có Ác-si-mét.

+ Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít.

* Về văn học:

- Phát triển rực rỡ với những vở kịch thơ độc đáo, các tác phẩm nổi tiếng: của Hô me là Iliát và Ôđixê,

- Xuất hiện các nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít. Những nhà thơ nổi tiếng như Lucrexơ, Viếcgin.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Đền Pác-tê-nông (Aten), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Milô,… là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.

Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và Việt Nam nói riêng là chữ viết.

Hệ thống chữ cái a, b, c,… ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, dần dần được hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.

=> Nhờ sự ra đời của chữ viết mà việc trao đổi và lưu giữ thông tin được tiến hành dễ dàng hơn. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay cũng được trình bày bằng hệ thống chữ cái a, b, c,…  

Câu 2.

Phương pháp: Xem lại xã hội phong kiến Tây Âu, sgk trang 56.

Lời giải:

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

* Đặc điểm kinh tế và chính trị trong lãnh địa:

- Đặc điểm kinh tế: đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

+ Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

+ Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Đặc điểm chính trị: mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

+ Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đó là gì? (2 điểm).

Phương pháp: Xem lại những cuộc phát kiến địa lý, sgk trang 60.

Lời giải:

* Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý:

- Sản xuất phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.

- Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.

- Khoa học - kỹ thuật phát triển (hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).

+ Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.

+ Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.

+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la.

+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như như loại tàu Ca-ra-ven.

* Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý:

- Tích cực: Mở ra trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người: khẳng định Trái Đất hình cầu.

+ Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.

+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tiêu cực: nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Đề 3

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ về mặt tôn giáo và chữ viết.

Câu 2: (2 điểm)

Nêu nguyên nhân ra đời của thành thị.

Câu 3: (3 điểm)

Sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Câu 4: (2 điểm)

Nhận xét về vai trò của thành thị trung đại.

Câu 5: (1 điểm)

So sánh sự giống nhau của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Môn-gôn.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2 điểm)

Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ thể hiện trên các mặt:

* Về tư tưởng:

- Phật giáo:

+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

- Ấn Độ giáo:

+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo. 

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, sau đó được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả về chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

Câu 2: (2 điểm)

*Nguyên nhân ra đời các thành thị:

- Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi:

- Nông nghiệp có ba biến đổi:

+ Công cụ sản xuất được cải tiến.

+ Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ.

+ Khai hoang được đẩy mạnh làm cho diện tích đất canh tác tăng nhanh.

- Những yếu tố nói trên dẫn đến sự phát triển sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội, tạo ra các hệ quả:

+ Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

+ Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ.

 + Thủ công nghiệp: quas trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều người bỏ cả nông nghiệp làm nghề thủ công. Dần dần, những người thợ thủ công có nhu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và buôn bán ở bên ngoài lãnh địa, thường là gần các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, thành thị xuất hiện

Câu 3: (3 điểm)

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Câu 4: (2 điểm)

Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

 Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

Câu 5: (1 điểm)
Điểm giống nhau của hai vương triều Hồi giáo Đê-li và Mô-gôn là:

-Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và gây dựng lên

- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ dẫn đến sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc làm cho cả hai vương triều suy yếu và sụp đổ.

Đề 4

Câu 1. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào? (4 điểm).

Câu 2. Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm).

Câu 3. Trình bày những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia? (3 điểm)

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Phương pháp: Xem lại xã hội phong kiến Tây Âu, sgk trang 56.

Lời giải:

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

* Đặc điểm kinh tế và chính trị trong lãnh địa:

- Đặc điểm kinh tế: đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

+ Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

+ Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Đặc điểm chính trị: mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

+ Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Câu 2. Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm).

Phương pháp: Xem lại vương triều Mô-gôn, sgk trang 43, 44.

Lời giải:

Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

Những nét chính về vương triều Mô-gôn (1526 - 1707):

1. Hoàn cảnh ra đời:

- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạt được bước phát triển mới.

2. Chính sách của vua A-cơ-ba:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

3. Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

- Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

- Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

- Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Câu 3. Trình bày những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia? (3 điểm)

Phương pháp: Xem lại vương quốc Campuchia, sgk trang 50-52.

Lời giải:

Những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia:

* Điều kiện tự nhiên, dân cư:

- Đất nước Campuchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

- Tộc người chiếm đa số là Khơme.

* Quá trình phát triển:

- Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á.

- Từ thế kỉ VI đến VIII, lập nước Chân Lạp.

- Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (thời kì Ăng-co huy hoàng) - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X - XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

+ Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ xộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

- Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh) => Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau => đất nước suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).

* Văn hóa: rất độc đáo

- Có chữ viết riêng từ chữ Phạn. Các bài văn bia ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ.

- Văn học dân gian và văn học viết phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.

- Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: tiêu biểu là quần thể Ăng- co Vát và Ăng- co Thom.

Trên đây là nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF