YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Bùi Thị Xuân

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập lại kiến thức cũ Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Bùi Thị Xuân​​​​ để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong học tập.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian: 45 phút

Đề 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?

A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.

B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.

D. Nga hoàng đại đế.

Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. bị các nước đế quốc thôn tính.

Câu 3. Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?

A. Xta-lin-grat.

B. Điện Xmô-nưi.

C. Mat-xcơ-va.

D. Toàn nước Nga.

Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?

A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 5. Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần

A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.

B. công nhân, nông dân và binh lính.

C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.

D. tư sản, công nhân, nông dân.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.

B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.

C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.

D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).

Câu 7. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?

A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.

B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.

C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.

D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.

Câu 8. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. cách mạng vô sản.

B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.

Câu 9. Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là

A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.

B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.

C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.

D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.

Câu 10. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Liên hợp quốc.

B. Hội Quốc liên.

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới. 

D. Hội Liên hiệp tư bản.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là

A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.

B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.

C. đánh đổ chế độ phong kiến.

D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.

Câu 12. Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là

A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.

B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.

C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.

D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.

Câu 13. Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?

A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.

B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.

C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.

D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.

Câu 14. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?

A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.

C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công vũ trang vào Nga.

D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.

Câu 15. Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành

A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

B. kế hoạch sản xuất.

C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. 

D. công cuộc khôi phục kinh tế.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?

A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.

B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.

Câu 17. Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?

A. Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan.

B. Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản.

C. Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha.

D. Pháp, Mỹ, Italia, Bồ Đào Nha.

Câu 18. Trong những năm 1918-1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa

A. ổn định và phát triển.

B. tương đối ổn định.

C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.

D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.

Câu 19. Hội nghị Vec-xai - Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.

Câu 20. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?

A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị dầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.

B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc

C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.

D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.

Câu 21. Sau cách mạng 1905 – 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?

A. Xã hội chủ nghĩa 

B. Dân chủ đại nghị.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 22. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?

A. Bước đầu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của CNTB.

C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.

D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

Câu 23. Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là

A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.

C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.

D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

Câu 24. Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?

A. Khởi nghĩa từng phần.

B. Biểu tình thị uy.

C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 25. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ?

A. Đạo luật về ngân hàng.

B. Đạo luật về tài chính.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp. 

D. Đạo luật phục hưng thương mại.

Câu 26. Chủ nghĩa phát xít là gì?

A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

B. Chế độ độc tài tư bản phản động.

C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản.

D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hít-le.

Câu 27. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giữa Mỹ với Nhật Bản là

A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. 

B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.

D. tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 28. Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột bên ngoài nước Mỹ có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?

A. Góp phần các nước phát xít, ngăn chăn nguy cơ chiến tranh thế giới.

B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, hai cực, hai phe.

C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.

D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 29. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 30. Theo em Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

ĐÁP ÁN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

B

C

B

D

B

B

A

C

A

B

C

B

C

C

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

D

C

B

C

B

C

C

B

A

C

C

A

B

C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29.

* Với nước Nga:

- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga: đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới…

- Tăng cường lực lượng cho Chủ nghĩa xã hội.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…

Câu 30.

Những ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam:

- Tác động tới tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: luận cương của Lê Nin…

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: con đường cách mạng vô sản, giành và giữ chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa cách mạng và phong trào công nhân thế giới.

- Quan hệ Việt Nam – Nga đối tác chiến lược càng ngày gắn kết, năm nay Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm cấp quốc gia…

Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh

A. Nhật Bản đang mở rộng thông thương với tư bản phương Tây.

B. chính quyền Sô-gun đang lớn mạnh.

C. chế độ phong kiến Nhật Bản đang trên đà khủng hoảng trầm trọng

D. kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?

A. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.

B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng .

Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào?

A. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

B. Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi.

C. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức.

D. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Câu 4: Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Khang Hữu Vi

B. Mao Trạch Đông

C. Tưởng Giới Thạch

D. Tôn Trung Sơn  

Câu 5: Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.

D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Câu 6: Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là

A. Xã hội chủ nghĩa.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Cộng hòa.

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 7: Ngày 11/11/1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mĩ tuyên chiến với Đức.

B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức.

C. Chiến dịch Véc-đoong.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

Câu 8: Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?

A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.

B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.

D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.

Câu 9: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước đế quốc.

B. Do khối Liên minh thành lập.

C. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc .

D. Do khối Hiệp ước thành lập.

Câu 10: Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?

A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.

B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.

C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.

D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.

Câu 11: Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa

cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

A. Nhật.                      

B. Anh.

C. Đức.                      

D. Áo-Hung

Câu 12: Ý nghĩa  nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc ?

A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển.

B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.

D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

Câu 13: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

B. phát triển công nghiệp quốc phòng.

C. phát triển công nghiệp nhẹ. 

D. phát triển giao thông vận tải.

Câu 14: Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là

A. cách mạng tư sản. 

B. cách mạng vô sản.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

Câu 15: Từ cải cách Minh Trị (1868), trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực nào luôn được xem là quốc sách hàng đầu ở Nhật Bản?

 A. Kinh tế.                  

B. Giáo dục

C. Chính trị                

D. Quân sự.

Câu 16: Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-

1941 là gì?

A. Bước đầu hoàn thành Tập thể hóa nông nghiệp.

B. Thanh toán nạn mù chữ. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

C. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. Tự tích lũy vốn và trang bị kĩ thuật ban đầu cho CNXH.

Câu 17: Mĩ  có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh.

B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh.

C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh.

D. Giữ thái độ “trung lập”.

Câu 18: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?

A. Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Lào, Miến Điện.

C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến ViệtNam?

Câu 2.  Nêu và giải thích tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

C

B

D

A

B

D

D

C

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

C

A

A

B

B

C

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX:

CM tháng Mười Nga đưa đến sự thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.

Với nước Nga:

+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

+ Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga:  giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

Với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất….

+ Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới….

* Ảnh hưởng với Việt Nam: Nhờ ánh sáng cách mạng tháng Mười đã giúp Bác Hồ đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam...

Câu 2:

* Tính chất: chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.

* Giải thích: Xuất phát lợi ích các bên tham chiến nhằm giành giật thuộc địa, thị trường, bành trướng lãnh thổ; để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Đề 3

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?

A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản.              

B. Sự cai trị, bóc lột hà khắc của Chủ nghĩa thực dân.

C. Buôn bán nô lệ da đen                           

D. Sự bất bình đẳng trong xã hội

Câu 2: Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là

A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc

B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ

C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

Câu 3: Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

D.  Chủ nghĩa đế quốc

Câu 4: Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Đức tấn công Ba Lan

B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi

C. Anh tuyên chiến với Đức

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Câu 5: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau

B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau

C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước

Câu 6: Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương

B. Thiết lập một nền cai trị cứng rắn

C. Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa

D. Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?

A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện

B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu

C. Thất bại của Đức trong trận Véc-ddooong

D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại

Câu 8: Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga

B. Mĩ chính thức tham chiến

C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện

D. Nước Pháp tham chiến

Câu 9: Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?

A. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

B.  Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế

C. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân

D. Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Câu 10: Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là

A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

B.  Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

D.  Mâu thuẫn giữa các chủ tư bản với nhau

Câu 11: Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?

A. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc

B.  Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

C. Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản

D. Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa

Câu 12: Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

A. Luận cương tháng Hai

B. Luận cương tháng Tư

C. Luận cương tháng Mười

D. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 4

I. Phần trắc nghiệm 

Câu 1: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới?

A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

C. Xây dựng khối liên minh công nông.

D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.

Câu 2: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc rút ra cho cách mạng thế giới bài học gì?

A. Cần đánh đổ được đế quốc xâm lược.

B. Phải thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc xâm lược, giải quyết vấn đề ruộng đất.

C. Phải giải quyết vấn đề ruộng đất.

D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?

A. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

B. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.

C. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

D. Mâu thuẫn của các nước đế quốc về thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới.

Câu 4: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu (XVI-XVIII), cuộc cách mạng triệt để nhất là

A. cách mạng tư sản Anh.

B. chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

C. cách mạng tư sản Hà Lan.

D. cách mạng tư sản Pháp.

Câu 5: Một trong những vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại được thể hiện ở việc

A. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.

B. góp phần gìn giữ bản sắc của các dân tộc.

C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến.

D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia.

Câu 6: Kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là

A. quân khởi nghĩa chiếm được các công sở, bắt giam bộ trưởng và các tướng tá của Nga hoàng.

B. thành lập chín phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

C. lật đổ chế độ Nga hoàng, hai chính quyền song song tồn tại.

D. thành lập Xô Viết các đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

Câu 7: Tình hình nước Nga khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường.

B. nền kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội Nga thua trận liên tiếp.

C. vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận.

D. nhân dân tin tưởng, ủng hộ Nga hoàng.

Câu 8: Mục tiêu và đường lối cách mạng tháng Mười Nga được Lê nin trình bày rõ trong tác phẩm nào?

A. Nhà nước và cách mạng.

B. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.

D. Luận cương tháng tư.

Câu 9: Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc cách mạng 1905 - 1907  là

A. quân chủ lập hiến.

B. dân chủ tư sản.

C. dân chủ cộng hòa.

D. quân chủ chuyên chế.

Câu 10: Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là

A. giai cấp công nhân Ấn Độ.

B. một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ.

C. tầng lớp trí thức ở Ấn Độ.

D. giai cấp nông dân Ấn Độ.

Câu 11: Phong trào Duy tân (1898) ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Vua Quang Tự. 

B. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

C. Tôn Trung Sơn.

D. Từ Hi Thái hậu.

Câu 12: Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, ở Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là

A. chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế Nga hoàng.

B. chính phủ cộng hòa tư sản và chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản.

C. chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.

D. chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền Xô viết.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 5

I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do:

A. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.

C. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa.

D. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.

Câu 2: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?

A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

B. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

C. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

D. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

Câu 3: Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?

A. Năm 1933.               

B. Năm 1931.

C. Năm 1934.               

D. Năm 1932.

Câu 4: Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là:

A. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống

B. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.

C. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.

D. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.

Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 9133 nổ ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Đức.                     

B. Mĩ.

C. Pháp.                     

D. Anh.

Câu 6: Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.

B. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 7: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là

A. Đảng Xã hội dân chủ.

B. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội. 

D. Đảng Cộng sản.

Câu 8: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?

A. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.

B. Bỏ chạy ra nước ngoài.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.

D. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Câu 9: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:

A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.

C. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch toán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương.

D. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp.

Câu 10: Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là

A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

B.  Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

D.  Mâu thuẫn giữa các chủ tư bản với nhau

Câu 11: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941?

A. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn.

B. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc.

C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.

D. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.

Câu 12: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hít-le là

A. thân thiện hợp tác với Anh, Pháp, Mĩ.

B. kích động các nước Mĩ Latinh chống lại Mĩ.

C. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh.

D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON