Mời các em tham khảo:
Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm sẽ khái quát hóa các kiến thức của môn Hóa học 12 đã học trong HK2 sẽ giúp các em vừa ôn tập kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài. Mời các em tham khảo tại đây!
TRƯỜNG THPT DUY TÂN |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Số đồng phân amin bậc 1 ứng với CTPT C4H11N là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 8
Câu 2: Hợp chất C4H9O2N có mấy đồng phân aminoaxit mà nhóm amino ở vị trí α?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 3: Tetrapeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 4 liên kết peptit.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 4 gốc aminoaxit giống nhau.
C. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 4 gốc α-aminoaxit.
D. có liên kết peptit mà phân tử có 4 gốc amino axit khác nhau.
Câu 4: Trong các amin sau: (A) CH3CH(CH3)NH2; (B) H2NCH2CH2NH2; (C) CH3CH2CH2NHCH3
Chọn các amin bậc 1 và gọi tên của chúng.
A. Chỉ có A: propylamin.
B. A và B; A: isopropylamin; B: 1,2-etanđiamin.
C. Chỉ có C: metylpropylamin.
D. Chỉ có B: 1,2-điaminopropan
Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3CH(NH2)COOH?
A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit a-aminopropionic.
C. Anilin. D. Alanin.
Câu 6: Để làm sạch lọ thuỷ tinh đựng anilin người ta dùng hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch nước brom. D. Dung dịch phenolphtalein.
Câu 7: Cho các phản ứng:
H2NCH2COOH + HCl → H3N+CH2COOHCl-
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. chỉ có tính bazơ. B. chỉ có tính axit.
C. có tính oxi hóa và tính khử. D. có tính chất lưỡng tính.
Câu 8: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: (1) amoniac; (2) anilin; (3) etylamin; (4) đietylamin; (5) kalihiđroxit.
A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5). B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).
C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5). D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).
Câu 9: Cho các nhận định sau:
(1). Alanin làm quỳ tím hoá xanh.
(2). Axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ.
(3). Lysin làm quỳ tím hoá xanh.
(4). Axit e-amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon-6.
Số nhận định đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 10: Hợp chất A có CTPT CH6N2O3. A tác dụng được với KOH tạo ra một bazơ và các chất vô cơ. CTCT của A là:
A. H2N–COO–NH3OH. B. CH3NH3+NO3−.
C. HONHCOONH4. D. H2N–CH(OH)–NO2.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Amin C4H11N có số đồng phân amin bậc ba là :
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 2: Amino axit nào sau đây có 2 nhóm amino (-NH2)
A. Axit glutamic B. Lysin C. Alanin D. Valin
Câu 3: Trong các chất sau, chất nào không phải amin bậc 1 ?
A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2
Câu 4 : Đi peptit là hợp chất
A. Mà mỗi phân tử có 2 liên kết peptit.
B. Có liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc amino axit giống nhau.
C. Có 1 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc α-amino axit.
D. Có liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc amino axit khác nhau.
Câu 5 : Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. Chỉ chứa nhóm amino. B. Chỉ chứa nhóm cacboxyl.
C. Chỉ chứa nitơ hoặc cacbon D. Chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
Câu 6: Thuốc thử được dùng để phân biệt Ala-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl.
Câu 7: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dd NaOH và dd HCl. B. dd NaOH và dd NH3.
C. dd HCl và dd Na2SO4 . D. dd KOH và CuO.
Câu 8: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) không tác dụng được với dung dịch
A. CH3OH (có xút tác). B. HCl. C. NaOH. D. Na2SO4.
Câu 9: Điều nào sau đây sai?
A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Các amin đềulàm quì tím hóa xanh.
C.Axit glutamic làm quì tím hóa đỏ.
D.Lysin làm quì tím hóa xanh.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng liên tiếp, ta thu được tỉ lệ thể tích VCO2 : VH20 = 8 : 17 (ở cùng điều kiện). Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 , C2H5NH2 B. C3H7NH2 , C4H9NH2
C. C2H5NH2 , C3H7NH2 D. C4H9NH2 , C5H11NH2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ 3
Câu 1: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là :
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4
Câu 2: Alanin có công thức là
A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOH. D. C6H5-NH2.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Câu 4: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
A. CH3NHCH3. B. CH3CH(CH3)NH2. C. H2N(CH2)6NH2. D. C6H5NH2.
Câu 5: Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là :
A. Nhóm cacbonyl. B. Nhóm amino axit. C. Nhóm peptit. D. Nhóm amit.
Câu 6: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều phản ứng với
A. nước brom B. dd NaOH C. dd HCl D. dd NaCl
Câu 7: Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
A. HCl, NaOH. B. NaCl, HCl. C. NaOH, NH3 D. HNO3, CH3COOH.
Câu 8: Cho các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là
A. (c), (b), (a). B. (a), (b), (c). C. (c), (a), (b). D. (b), (a), (c).
Câu 9: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là :
A. H2NCH2COOH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 10: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là
A. C3H9N và C4H11N B. C3H7N và C4H9N. C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 2 đồng phân. D. 1 đồng phân.
Câu 3: Peptit có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH(CH3)2)-COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là:
A. Ala-Ala-Val. B. Ala-Gly-Val. C. Gly–Ala–Gly. D.Gly-Val-Ala.
Câu 4: Tri peptit là hợp chất
A. có liên kết peptit và phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
B. có liên kết peptit và phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
C. có 2 liên kết peptit và phân tử có 3 gốc α-amino axit.
D. phân tử có 3 liên kết peptit.
Câu 5: Phát biểu không đúng là
A. Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO-.
B. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin
Câu 6. Cho các nhận định sau:
(1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2) Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ
(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4) Axit e-amino caporic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 7: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. CH3NH2. B. NH2CH2COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. CH3COONa.
Câu 8: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là các:
A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. este. D. axit cacboxylic.
Câu 9: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 10: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dd NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat ; amoni acrylat.
B. amoni acrylat ; axit 2-aminopropionic.
C. axit 2-aminopropionic ; amoni acrylat.
D. axit 2-aminopropionic ; axit 3-aminopropionic
...
Trên đây là nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !