YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Đức Trí

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em tài liệu tham khảo để chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt và đạt được kết quả cao, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Đức Trí. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

(Ngữ văn 9 - Tập 2)

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên?

c. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của thành phần biệt lập vừa tìm được?

Câu 2: (2 điểm) Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Câu 3: (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Ngữ văn 9 - Tập 2)

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu của Hữu Thỉnh

b. Nội dụng của đoạn thơ trên: Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

c. Thành phần biệt lập tình thái: "hình như"

Nêu tác dụng của thành phần biệt lập: Nó giúp câu thơ trở nên thi vị hơn bao giờ hết, dường như người ta cảm nhận bằng tất cả tri giác khi mùa thu về. Đây là một câu hỏi tu từ, nên nó không cần câu trả lời. Hay nói đúng hơn, bản thân câu hỏi đã là câu trả lời: thu đã đến hay chưa, mà đất trời biến chuyển tinh tế đến vậy.

Câu 2 (2 điểm)

I. Mở bài

- Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.

- Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

II. Thân bài

1. Giải thích:

- Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.

2. Đưa ra các biểu hiện:

Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.

+ Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.

+ Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

+ Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

- Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

- Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Uống nước nhớ nguồn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“(...) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. (...)”.

(Dẫn theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; http://vanhoadoisong.vn)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau:

“Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".

Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách?

Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách.

Câu 2 (5,0 điểm):

(...) " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ."

(Trích "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề: văn hóa đọc

Câu 2 (0,5 điểm): Phép liên kết câu trong 2 câu sau:

  • Phép thế: Đó = văn hóa đoc
  • Phép lặp: "đầu tư"

Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách: mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận”

Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào:

+ Xác định mục đích của việc đọc sách đó

+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

I. Mở bài

- Vai trò của tri thức đối với loài người, và sách chính là một nền tảng để nâng cao tri thức.

- Đọc sách là điều vô cùng cần thiết và nó đem lại vô vàn lợi ích cho con người.

II. Thân bài

- Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.

- Chứng minh tác dụng của việc đọc sách:

+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).

+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)

+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)

- Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.

- Phương pháp đọc sách:

+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc

+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

III. Kết bài

- Khẳng định sách là người bạn tốt

- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.

Câu 2 (5,0 điểm):

I. Mở bài:

Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm.

Trích dẫn 2 khổ thơ

II. Thân bài: Cảm nhận về 2 khổ thơ

1. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:

- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:

"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cả lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, tr.139)

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Từ “lại" trong câu thơ thứ ba được tác giả sử dụng chủ yếu để diễn tả điều gì?

c. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu.

d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn.

Câu 2. (3,0 điểm)

Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao bằng khen cho nhóm học sinh Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học h thuật cấp quốc gia đánh cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2018 - 2019, với đề tài “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính sáng tạo và là nông tứng dụng thực tiễn, Đây chính là kết quả của quá trình miệt mài học tập, không ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học cháy bỏng của hai em.

(Theo báo Giáo dục ngày 19/3/2019)

Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tinh thái (gạch chân thành phần tình thái).

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

b. Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.

c.

Biện pháp tu từ trong câu thơ các em có thể chọn là so sánh và nhân hóa

Tác dụng:

- Câu thơ viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa.

d. Cảnh đoạn thuyền đánh cá ra khơi thật đẹp biết bao.

Câu 2. (3,0 điểm)

Gợi ý

- Giải thích: Đoạn văn bản đưa thông tin về việc hai em Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (Trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) được trao bằng khen đoạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Bắc với sáng tạo “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”.

-> Đoạn thông tin đề cao vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống.

=> Sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống.

- Vì sao cần phải có sự sáng tạo?

+ Sự sáng tạo đem đến những điều mới mẻ, có ích, phục vụ cho cuộc sống.

+Cuộc sống không ngừng vận động, có những đòi hỏi mới nên cần phải sáng tạo để bắt kịp xu thế của thời đại.

+ Có sáng tạo mới có tiến bộ, cuộc sống con người mới đạt được những tầm cao mới, chinh phục vũ trụ.

- Biểu hiện của sự sáng tạo:

+ Sáng tạo từ những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng những vật dụng xung quanh cuộc sống để làm ra những sản phẩm hữu dụng, độc đáo. + Sáng tạo những phát minh, sáng kiến để phục vụ cho cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng, cho nhân loại

- Phê phán: Sự sáng tạo cần dựa trên cơ sở khoa học, không làm những điều ngược đời, để lại hậu quả xấu.

- Liên hệ bản thân: Em sáng tạo như thế nào trong cuộc sống của mình?

Câu 3. (5,0 điểm)

1. Mở bài

- Trong văn học Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình và chúng ta có thể thấy tình cảm của người cha trong thời buổi chiến tranh hoạn lạc trong nhân vật ông Sáu.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình:

  • Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
  • Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
  • Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán

- Vai trò và tầm quan trọng của gia đình

  • Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên
  • Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn
  • Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau

- Liên hệ qua nhân vật ông Sáu:

+ Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

  • Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến
  • Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người
  • Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình
    Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đức Trí. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF