YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Dư Hàng Kênh

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Dư Hàng Kênh có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS DƯ HÀNG KÊNH

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."

(Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1)

1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng viết năm bao nhiêu? Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh nào? (1 điểm)

2. Tại sao sau khi “tôi” nói “sẽ mang về trao tận tay cho cháu”, “anh” mới “nhắm mắt đi xuôi”? (1 điểm)

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn được gạch chân trong trích đoạn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. (0.5 điểm)

4. Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu để làm rõ tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật “tôi” dành cho con giữa hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong đoạn có sử dụng phép thế và cầu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ). (3 điểm)

5. Đoạn trích trên đã thể hiện được rất rõ sự thấu hiểu nỗi lòng, tâm tư của nhau giữa những người đồng chí đồng đội trong chiến đấu. Hãy nêu tên một văn bản (chỉ rõ tác giả) trong chương trình cũng cho thấy điều đó. (0.5 điểm)

Phần II. (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau:

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, trang 90)

1. Từ “điểm tựa” trong lời thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt trong ngữ cảnh này, nên hiểu nghĩa của từ “điểm tựa" như thế nào? (1 điểm)

2. Theo em, lời nhắn nhủ của tác giả đối với mỗi người qua những câu thơ trên là gì? (1 điểm)

3. Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên kết hợp với những hiểu biết của mình, bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ về việc cần thiết lựa chọn lẽ sống đẹp của những người trẻ hiện nay. (2 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

1. Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt.

Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ông Sáu. Lúc này ông đang bị thương nặng, trong giây phút cuối cùng ông nhờ đồng đội trao lại kỉ niệm cho con gái là Chiếc lược ngà ông đã làm xong.

2. Biết mình bị thương nặng không thể qua khỏi, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn và khi nhận được lời hứa sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt. (Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử.)

3. Tôi (CN) không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy(VN), chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi (CN) cứ nhớ lại đôi mắt của anh(VN).

4. Gợi ý: Chiến tranh là hiện thực đau xót:

+ Chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách.

+ Chiến tranh khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường.

+ Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái,.

=> Một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: "bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực" và “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử.

Phần II. (4 điểm)

1. Từ “điểm tựa” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Ở đây, từ điểm tựa có ý nghĩa là sứ mệnh, vai trò quan trọng, cần thiết, trách nhiệm của con người trước biến cố lịch sử của dân tộc.

2. Lời nhắn nhủ của tác giả đối với mỗi người: có trách nhiệm, có tình cảm, tình yêu nước, sẵn sàng đấu tranh, hy sinh bảo vệ dân tộc khi cần.

3. Một số gợi ý chính:

- Vấn đề nghị luận: suy nghĩ về việc cần thiết lựa chọn lẽ sống đẹp của những người trẻ hiện nay.

- Giải thích: “Lẽ sống” hay còn gọi là ý nghĩa cuộc sống – là một trong những vấn đề quan trọng, trung tâm và là nền tảng tinh thần của đời sống con người.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2 điểm)

Đọc đoạn văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

[...] Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

(Thanh Tịnh, trích Tôi đi học, dẫn theo Ngữ văn 8, Tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019)

a. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn được gạch chân.

c. Nêu tác dụng của dấu hai chấm (:) trong câu văn cuối đoạn trích.

Câu 2. (2 điểm)

Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?)

Lấy câu trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em.

Câu 3. (6 điểm)

Cảm nhận của em về “khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động” (lời nhà thơ Huy Cận, dẫn theo Nhà văn nói về tác phẩm, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1994) thể hiện qua 4 khổ thơ dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

[...] Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

[...] Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Huy Cận, trích Đoàn thuyền đánh cá, dẫn theo Ngữ văn 9, Tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b. BPTT

- So sánh " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

- Nhân hóa: cành hoa tươi mỉm cười

- Tác dụng: Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn... Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả.

c. Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 2. (2 điểm)

* Giới thiệu vấn đề: Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Giải thích vấn đề: Câu nói nhấn mạnh việc mỗi người sẽ phải làm chủ cuộc đời mình.

- Tại sao nói: “Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.”?

+ Mỗi người là nhân vật chính trong cuộc đời của mình vì vậy sự giúp đỡ có ích nhất với bạn cũng phải xuất phát từ chính bản thân mình.

+ Xác định được việc làm để viết nên câu chuyện đời mình chính là cách mỗi người làm chủ cuộc đời, bản thân ta sẽ có ý thức hành động và tự chịu trách nhiệm cho những hành động của cá nhân mình.

+ Khi mỗi người làm chủ được cuộc đời của mình cũng góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh.

- Lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Tuy nhiên, mỗi người cũng cần biết tận dụng những yếu tố về thiên thời, địa lợi để có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

- Phản đề: Phê phán những kẻ ỷ lại vào người khác.

Câu 3. (6 điểm)

Dàn ý tham khảo

a. Mở bài:

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc. Hoà bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động đặc biệt là trong trích thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

....

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I - Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

"Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa."

(Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ây.

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3 (1.5 điểm): Đoạn trích trên miêu tả đôi mắt của hai nhân vật, đó là những nhân vật nào? Đôi mắt của mỗi nhân vật cho ta biết gì về tâm trạng của nhân vật và hãy lý giải tại sao nhân vật lại có tâm trạng ấy?

Phần II - Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 - Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng và sâu nặng. Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình cảm gia đình.

Câu 2 - Nghị luận văn học (5,0 điểm)

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải viết:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Theo sách Ngữ văn 9 tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 56)

Hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I - Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

"Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa."

(Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Được viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên

Câu 2 (0,5 điểm): Lựa chọn 1 trong 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên:

- "Thôi! Ba đi nghe con! => Anh Sáu khẽ nói nói với bé Thu rằng mình phải đi rồi.

- "Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba...a...a...ba!" => Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu một tiếng ba xé lòng.

Câu 3 (1.5 điểm):

- Tác giả miêu tả 2 đôi mắt của anh Sáu và bé Thu

- Cảm nhận và lý giải

+ Anh Sáu: Đôi mắt trìu mến, hết sức yếu thương con, muốn ôm lấy con trước khi đi; nhưng nó cũng rất buồn rầu vì bé Thu không nhận ra anh là cha

+ Bé Thu: ăn năn, hối hận, muốn chạy vào lòng ôm ba.

Phần II - Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 - Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

- Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt, giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình. Suy nghĩ của em về vấn đề này(gia đình đóng vai trò quan trọng, cần thiết,...).

- Các em có thể sử dụng câu thơ, ca dao, tục ngữ hay về gia đình để nêu ra vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình.

- Giải thích vấn đề: Tình cảm gia đình là gì?

- Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái

- Tình cảm của ông bà dành cho con cháu

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Dư Hàng Kênh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF