Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Phạm Công Bình Lần 2 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây, đề thi có cấu trúc gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi hiệu quả. Chúc các em học tốt!
TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH |
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Là hàng xóm nhưng quan hệ giữa gia đình bà Q và bà T không được tốt vì vậy khi thấy gia đình bà T có nuôi được đàn gà mấy chục con đang có ý định bán để lấy tiền tiêu tết.Vô tình phát hiện gia đình bà T có việc phải về quê đến muộn nên anh L con trai bà Q rủ bạn là anh B lẻn vào và bí mật bỏ thuốc chuột vào thức ăn của đàn gà, sáng mai khi thấy đàn gà nằm chết la liệt. Nghi ngờ gia đình bà Q. Bà T thuê anh V sang đập phá đồ đạc nhà bà Q và đánh anh L phải đi cấp cứu. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh B, anh V,anh L và bà T.
B. Anh L, anh V và bà T.
C. Bà Q và bà T, anh V.
D. Anh B, anh V và anh L.
Câu 2. Trước khi lấy chồng chị S được bố mẹ cho thừa kế ngôi nhà riêng mang tên chị S. Một năm sau khi hội khuyến học của phường liện hệ với chị S muốn mượn ngôi nhà để mở xưởng sản xuất tăm tre, chị S đã đồng ý mặc dù chồng và gia đình chồng không đồng tình.Chị S không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân.
B. Thân nhân.
C. Tài sản.
D. Gia đình.
Câu 3. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh
A. rộng hơn.
B. hẹp hơn.
C. lớn hơn.
D. như nhau.
Câu 4. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào?
A. Trong giao kết hợp đồng lao.
B. Lĩnh vực gia đình.
C. Trong quan hệ nhân thân.
D. Lĩnh vực kinh doanh.
Câu 5. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm cuối mùa, chị B giám đốc điều hành hãng thời trang X quần áo ấm quyết định đồng loạt giảm giá vào giữa mùa đông. Chị B đã vận dụng phù hợp chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Chức năng thông tin.
B. Chức năng quyết định.
C. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng hay giá trị.
D. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng
Câu 6. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ
A. đại diện.
B. tập trung.
C. trực tiếp.
D. gián tiếp.
Câu 7. Chị Xuân được nhận vào làm việc ở công ty may G. Sáng nay Giám đốc yêu cầu chị đến kí hợp đồng, khi đọc bản hợp đồng chị không thấy phần nội dung công việc mình phải làm, nên chị đang phân vân. Chị Xuân nên
A. chấp nhận vì dù sao chị cũng được nhận vào công ty làm.
B. kí bản hợp đồng và sau đó nhờ chính quyền can thiệp.
C. yêu cầu bổ sung và cũng không cần kí bản hợp đồng đó mà làm việc luôn.
D. yêu cầu Giám đốc bổ sung vào bản hợp đồng nội dung còn thiếu.
Câu 8. Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Kim chỉ.
B. Máy khâu.
C. Vải.
D. Áo, quần.
Câu 9. Quyền nhân thân được hiểu là
A. quyền của những người thân trong gia đình.
B. là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.
C. quyền của các thành viên trong gia đình.
D. quyền về tài sản và tinh thần gắn với một người cụ thể, có thể chuyển giao.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vườn được ghi tên của cả vợ và chồng.
B. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các cháu.
C. Phân chia tài sản thừa kế bằng nhau giữa con đẻ và con nuôi.
D. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng được giảm giờ lao động trong một ngày.
Câu 11. Giá trị của hàng hóa là
A. lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa
B. lao động các biệt của người sản xuất ra hàng hóa.
C. lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
D. lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa.
Câu 12. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Đó là hình thức nào của thực hiện pháp luật?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 13. Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 14. .Giá trị sử dụng của hàng hoá nói lên điều gì?
A. Hiệu quả của sản phẩm.
B. Đặc điểm của sản phẩm
C. Tác dụng của sản phẩm.
D. Công dụng của sản phẩm.
Câu 15. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?
A. Tịch thu tang vật, phương tiện.
B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. Phạt tiền, cảnh cáo.
D. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Anh B (có vợ, 2 con nhỏ, bố mẹ già), anh C (không phải nuôi ai) làm việc cùng công ty với mức lương 10 triệu đồng. Anh C phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn anh B thì không. Việc đóng thuế của anh C thể hiện
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về thực hiện nghĩa vu trước pháp luật.
D. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.
Câu 2. Nội dung nào sau đây biểu hiện bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Pháp luật yêu cầu với các tài sản có giá trị khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ, chồng.
B. Người chồng giao hẳn mọi công việc trong gia đình cho người vợ đảm nhiệm.
C. Vợ chồng có quyền về tài sản riêng.
D. Vợ, chồng có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Câu 3. Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật
Câu 4. Trong giờ làm việc anh B bị lãnh đạo nhắc nhỡ do bỏ ra ngoài hút thuốc và làm việc riêng.Anh B đã không rút kinh nghiệm, mà anh B còn tỏ thái độ bất cần và chống đối. Anh B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỷ luật.
D. Hành chính.
Câu 5. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
B. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
C. Giữa con đẻ và con nuôi có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Câu 6. Hiện nay, nền kinh tế nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?
A. 3 thành phần
B. 6 thành phần.
C. 4 thành phần.
D. 5 thành phần.
Câu 7. Quyền nhân thân được hiểu là
A. quyền của những người thân trong gia đình.
B. quyền về tài sản và tinh thần gắn với một người cụ thể, có thể chuyển giao.
C. quyền của các thành viên trong gia đình.
D. là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.
Câu 8. Học sinh tham gia tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Quốc phòng, an ninh
B. Kĩ thuật, quân sự.
C. Tiếp cận và hội nhập
D. Hợp tác và phát triển.
Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận để ký hợp đồng
B. Bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do ngôn luận.
C. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
D. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
Câu 10. Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm
A. nhà nước tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.
B. hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.
C. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.
D. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam
Câu 11. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới
A. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
B. quan hệ lao động và quan hệ kinh tế.
C. quan hệ tài sản
D. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
Câu 12. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Trái luật, có lỗi, do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. Trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Đúng luật, có lỗi, do mọi người thực hiện.
D. Trái luật, có lỗi, do công dân thực hiện.
Câu 13. Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Áo, quần.
B. Vải.
C. Máy khâu.
D. Kim chỉ.
Câu 14. Trước khi lấy chồng chị S được bố mẹ cho thừa kế ngôi nhà riêng mang tên chị S. Một năm sau khi hội khuyến học của phường liện hệ với chị S muốn mượn ngôi nhà để mở xưởng sản xuất tăm tre, chị S đã đồng ý mặc dù chồng và gia đình chồng không đồng tình.Chị S không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Tài sản.
B. Thân nhân.
C. Nhân thân.
D. Gia đình.
Câu 15. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
B. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
C. Khi tiền làm phương tiện lưu thông thúc đẩy mua bán hàng hóa.
D. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc
A. phổ thông.
B. bình đẳng.
C. trực tiếp.
D. công khai.
Câu 2. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh
A. rộng hơn.
B. như nhau.
C. lớn hơn.
D. hẹp hơn.
Câu 3. Trước khi lấy chồng chị S được bố mẹ cho thừa kế ngôi nhà riêng mang tên chị S. Một năm sau khi hội khuyến học của phường liện hệ với chị S muốn mượn ngôi nhà để mở xưởng sản xuất tăm tre, chị S đã đồng ý mặc dù chồng và gia đình chồng không đồng tình.Chị S không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Thân nhân.
B. Gia đình.
C. Nhân thân.
D. Tài sản.
Câu 4. Dịp tết Nguyên Đán sắp tới biết nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên chị T và N cùng kinh doanh một số lương thực thực phẩm tại ki ốt của mình nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ khi cán bộ thị trường tên H kiểm tra đã lập biên bản và chỉ xử phạt chị N, còn chị T được bỏ qua vì đã có nhờ người quen tên P là em gái của cán bộ H giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chị T, N, P và cán bộ H.
B. Chị T, N, và cán bộ H.
C. Chị T, P và cán bộ H.
D. Chị T, N và P.
Câu 5. Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?
A. Hàng hóa, người mua, người bán, siêu thị.
B. Người mua, người bán, tiền tệ, trung tâm thương mại.
C. Hàng hóa , tiền tệ, người mua, người bán
D. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
Câu 6. Tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt vì
A. nó ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
B. nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa
C. nó chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ.
D. nó là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ.
Câu 7. Là hàng xóm nhưng quan hệ giữa gia đình bà Q và bà T không được tốt vì vậy khi thấy gia đình bà T có nuôi được đàn gà mấy chục con đang có ý định bán để lấy tiền tiêu tết. Vô tình phát hiện gia đình bà T có việc phải về quê đến muộn nên anh L con trai bà Q rủ bạn là anh B lẻn vào và bí mật bỏ thuốc chuột vào thức ăn của đàn gà, sáng mai khi thấy đàn gà nằm chết la liệt. Nghi ngờ gia đình bà Q. Bà T thuê anh V sang đập phá đồ đạc nhà bà Q và đánh anh L phải đi cấp cứu. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh B, anh V và anh L.
B. Bà Q và bà T, anh V.
C. Anh B, anh V,anh L và bà T.
D. Anh L, anh V và bà T.
Câu 8. Anh B (có vợ, 2 con nhỏ, bố mẹ già), anh C (không phải nuôi ai) làm việc cùng công ty với mức lương 10 triệu đồng. Anh C phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn anh B thì không. Việc đóng thuế của anh C thể hiện
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về thực hiện nghĩa vu trước pháp luật.
D. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.
Câu 9. Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm
A. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam
B. nhà nước tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.
C. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.
D. hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.
Câu 10. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo tự do.
B. không phân biệt đối xử giữa người có đạo và không có đạo.
C. người đã theo tôn giáo này không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác.
D. các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng được giảm giờ lao động trong một ngày.
B. Phân chia tài sản thừa kế bằng nhau giữa con đẻ và con nuôi.
C. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vườn được ghi tên của cả vợ và chồng.
D. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các cháu.
Câu 12. Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Vải.
B. Máy khâu.
C. Kim chỉ.
D. Áo, quần.
Câu 13. Khi cán bộ D làm nhiệm vụ khám xét nhà đối với ông B (có hành vi vi phạm pháp luật) ông B không hợp tác mà chống đối và xúc phạm cán bộ D. Nên cán bộ D đã lăng nhục và đánh ông B sái tay, làm rơi vỡ một số vật dụng trong gia đình. Cán bộ D không vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Được bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Câu 14. Do mẫu thuẫn bởi tin nhắn trên trang mạng giữa học sinh A và K nên học sinh H tỏ ra tức giận vì K là bạn trai của H. Nên H cùng bạn là Y tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H và Y đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A và đánh dằn mặt, còn K thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Học sinh H và Y.
B. Học sinh A và K.
C. Học sinh Y, H và K
D. Học sinh K, A và Y.
Câu 15. Là bạn thân lại làm chung 1 công ty nên anh D quản đốc luôn tạo điều kiện cho anh B thường xuyên ra ngoài làm việc riêng. Quản đốc D và anh B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Phạm Công Bình Lần 2. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: