QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 37501 Chính sách đối ngoại giữ thái độ “trung lập” của chính quyền Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đối với những xung đột bên ngoài nước Mĩ trong những năm 1933-1939 đã góp phần: A. ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. B. đẩy nhanh sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. C. khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động. D. làm chậm sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 37502 Việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (tháng 6 - 1947) đã làm cho châu Âu: A. phân chia làm hai phe đối lập nhau về kinh tế và chính trị. B. bước vào cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt nhất. C. bước vào cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước Tây Âu. D. lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 37503 Sự giống nhau chủ yếu trong tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là: A. phương pháp B. kẻ thù trước mắt C. khuynh hướng D. mục đích Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 37504 Mục tiêu nào quan trọng nhất khi Đảng và Chính phủ ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? A. khai thông đường liên lạc quốc tế. B. mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. C. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. D. giành quyền chủ động trên chiến trường. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 37505 Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam là quyết định của: A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (3-1935) C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (6-1960) D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 37506 Với việc ký Hiệp ước Hác măng với thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập thành: A. quốc gia nửa thuộc địa, nửa phong kiến. B. quốc gia thuộc địa, nửa phong kiến. C. quốc gia phong kiến thuộc địa. D. quốc gia phong kiến phụ thuộc. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 37507 Theo Hiệp ước Bali (2 - 1976), nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. hợp tác phát triển hiệu quả các lĩnh vực an ninh, quốc phòng. B. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước. C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 37508 Từ việc đổi tên Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 - 1951), thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (5 - 1941), chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979, tình hình Biển Đông hiện nay, giúp Việt Nam thấm nhuần sâu sắc quan điểm nào sau đây? A. Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng nhân dân. B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. C. Không có đồng minh và bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn. D. Phải luôn coi trọng và đặt quan hệ với các nước láng giềng là trên hết. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 37509 Nhận định nào phản ánh đúng nhất khi nói về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam? A. Là cuộc chiến tranh chịu sự tác động của hai phe trong Chiến tranh lạnh. B. Là cuộc chiến tranh xâm lược thuần túy của chủ nghĩa đế quốc. C. Là cuộc chiến tranh chống lại tên đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. D. Là cuộc chiến tranh chênh lệch nhất về tương quan lực lượng. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 37510 Quan điểm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Người sang thăm nước Pháp trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” (1945 - 1946), được hiểu là: A. cái “bất biến” là độc lập, cái “ứng vạn biến” là chính sách đối nội. B. cái “bất biến” là quyền tự do của nhân dân, cái “ứng vạn biến” tùy hoàn cảnh. C. cái “bất biến” là độc lập, cái “ứng vạn biến” là tùy hoàn cảnh và sự việc cụ thể. D. cái “bất biến” là vai trò lãnh đạo của Đảng, cái “ứng vạn biến” tùy hoàn cảnh. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 37511 Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với Hiệp định Giơ - ne - vơ và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 với Hiệp định Pair (1973) là biểu hiện sinh động của nghệ thuật quân sự: A. Kết hợp đấu tranh giữa ba vùng chiến lược miền núi, nông thôn và đô thị. B. Kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận quận sự - chính trị - ngoại giao. C. Kết hợp tiến công địch dưới mặt đất với tiến công địch trên không. D. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 37512 Từ sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ ở ba miền đất nước (trong năm 1929), sau đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học gì? A. Kiên quyết đấu tranh các quan điểm phi vô sản. B. Thống nhất tư tưởng trước, thống nhất tổ chức sau. C. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi. D. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 37513 Từ lịch sử chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong quá khứ cũng như công cuộc phát triển đất nước hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải luôn luôn thấm nhuần quan điểm: A. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân. Nhân dân làm nên lịch sử. B. Sự nghiệp cách mạng là của giai cấp công nhân, lợi ích của công nhân là trên hết. C. Sự nghiệp cách mạng là của Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi ích của Đảng là trên hết. D. Sự nghiệp cách mạng là của giai cấp công nhân, trên cơ sở liên minh công nông. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 37514 Từ những hạn chế của Hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954 về Đông Dương và những thắng lợi trọn vẹn của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, đã chỉ ra cho cách mạng Việt Nam kinh nghiệm quý báu gì? A. phải dựa vào các nước lớn để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. B. không để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của mình. C. đấu tranh ngoại giao phải đặt trong hoàn cảnh chung ba nước Đông Dương. D. đấu tranh ngoại giao phải kết hợp với đấu tranh chính trị. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 37515 Nhận định nào sau đây không phản ánh đầy đủ khi nói về mối quan hệ quốc tế hiện nay? A. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến các nước. B. Nội chiến, chủ nghĩa li khai vẫn diễn ra ở nhiều nơi. C. Quan hệ giữa các nước lớn với các nước vừa và nhỏ ngày càng tin cậy. D. Chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa thường trực hòa bình thế giới. Xem đáp án ◄1...9495969798...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật