QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 32675 “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào? A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939). C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1940). Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 32676 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) nhấn mạnh con đường cách mạng miền Nam là A. cách mạng bao lực, tiến công địch bằng cả ba mùi: chính trị, quân sự, binh vận. B. cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. C. khởi nghĩa giành chính quyền, kết hợp đấu tranh chính trị là chủ yếu với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm. D. nổi dậy tiến công địch trên cả ba vủng chiến lược và bằng cả ba mũi: chính trị, quân sự và binh vận. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 32677 Thắng lợi đó “Mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như 1 trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lich sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Thắng lợi được nói đến trong đoạn trích trên là thắng lợi nào? A. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam. B. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương. C. thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. D. thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 32678 Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. B. dùng bạo lực cách mạng để đánh bại kẻ thù. C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 32679 Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là A. Xu thế toàn cầu hóa B. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập C. Sự hình thành các liên minh kinh tế D. Cục diện “Chiến tranh lạnh” Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 32680 Kháng chiến và Kiến quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ nào? A. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời 1930. B. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến ngày 2-9-1945. C. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954 đến ngày 30-4-1975. D. Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày 21-7-1954. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 32681 Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN? A. Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài. B. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. C. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh. D. Phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 32682 Mục tiêu nào dưới đây không thuộc chiến lược ‘Cam kết và mở rộng” của Mĩ? A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. B. Sử dụng khẩu hiệu ‘thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. C. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. D. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 32683 Ý nào sau đây không phải thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945? A. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành B. đất nước sạch bóng quân thù, hoàn toàn độc lập C. phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trên thế giới D. nhân dân Việt Nam vừa giành được chính quyền, quyết tâm bảo vệ chính quyền Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 32684 Việt Nam giải phóng quân ra đời (5-1945) là sự hợp nhất của tổ chức nào? A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ. B. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ. C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân. D. đội du kích Bắc Sơn, Cứu Quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 32685 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào? A. khai mỏ B. thương nghiệp C. giao thông vận tải D. nông nghiệp Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 32686 Đặc điểm quá trình phát xít hóa của Nhật Bản là A. diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và kéo dài trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX. B. diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX. C. diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít. D. diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 32687 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc đó là A. kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. B. kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước. C. kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. D. kỉ nguyên giải phóng dân tộc, miền bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 32688 “Phong trào Cần Vương mặc dù gây cho Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định như thế nào? A. Đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không thể giành lại độc lập cho Việt Nam. B. Sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. C. Đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của Pháp. D. Sai, vì phong trào đã làm chậm quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 32689 Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. sự ra đời các công ty xuyên quốc gia. B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. C. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. D. quá trình thống nhất thị trường thế giới. Xem đáp án ◄1...4243444546...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật