QUẢNG CÁO Tham khảo 340 câu hỏi trắc nghiệm về Dao động điều hòa Câu 1: Mã câu hỏi: 22067 Trong đoạn mạch: R là biến trở, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB là \(u=U\sqrt{2}cos\omega t\). Cuộn dây cảm kháng 50\(\Omega\), và điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có dung kháng 100\(\Omega\). Cho biến trở có giá trị tăng từ \(50\sqrt{3}\Omega\) thì công suất mạch sẽ: A. tăng lên B. giảm xuống C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 22068 Mạch xoay chiều R - L - C. Thay đổi R đến giá trị R0 để công suất mạch Pmax thì hệ số công suất của mạch bằng: A. 0 B. 1 C. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\) D. \(\frac{1}{2}\) Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 22069 Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp RLC, cuộn dây thuần cảm. Điện trở R và tần số dòng điện f có thể thay đổi. Ban đầu ta thay đổi R đến giá trị R = R0 để công suất tiêu thụ trên mạch cực đại bằng P1 và khi này \(f \neq \frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\) . Cố định cho R = R0 và thay đổi f đến giá trị f = f0 để công suất mạch cực đại P2. So sánh P1 và P2. A. P1 = P2 B. P2 = 2P1 C. \(P_2 = \sqrt{2}P_1\) D. \(P_1 = \sqrt{2}P_2\) Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 22070 Cho mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, R là biến trở. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng U không đổi. Khi điện trở của biến trở bằng R1 và R2 người ta thấy công suất tiêu thụ trong đoạn mạch trong hai trường hợp bằng nhau. Tìm công suất cực đại khi điện trở của biến trở thay đổi. A. \(\frac{U^2(R_1+R_2)}{4R_1R_2}\) B. \(\frac{U^2}{2\sqrt{R_1R_2}}\) C. \(\frac{2U^2}{R_1+R_2}\) D. \(\frac{U^2}{R_1+R_2}\) Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 22071 Mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở thuần R và tụ C mắc nối tiếp. Biết C = 63,6 mF, uAB = 100cos100\(\pi\)t (V). Khi R = Rm thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại là Pm. Giá trị của Rm và Pm là A. 50 \(\Omega\) và 50 W. B. 50 \(\Omega\) và 100 W C. 100\(\Omega\) và 50 W. D. 100 \(\Omega\) và 100 W Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 22072 Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}cos\omega t\) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với một biến trở R. Ứng với hai giá trị R1 = 20 \(\Omega\) và R2 = 80 \(\Omega\) của biến trở thì công suất tiêu thụ trong đoạn mạch đều bằng 400 W. Giá trị của U là A. 400 V. B. 200 V C. 100V D. \(100\sqrt{2}V\) Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 22073 Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng có hai giá trị C1 và C2 của tụ điện có công suất tiêu thụ trong mạch như nhau, và với giá trị của điện dung là Co thì công suất tiêu thụ trong mạch cực đại. Mối liên hệ giữa C1, C2, Co là A. \(C_1+C_2=\frac{C_0}{2}\) B. \(\frac{2}{C_1}+\frac{2}{C_2}=\frac{1}{C_0}\) C. \(\frac{1}{C_1}+\frac{1}{C_2}=\frac{2}{C_0}\) D. \(C_1+C_2=2C_0\) Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 22074 Đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L=\frac{1}{5\pi}H\), có điện trở thuần r = 15 \(\Omega\) mắc nối tiếp với một biến trở R, điện áp hai đầu mạch là: \(u=U_0cos 314 t\). Dịch chuyển con chạy biến trở sao cho giá trị của biến trở biến thiên từ 10 \(\Omega\) đến 20 \(\Omega\) thì công suất tỏa nhiệt của biến trở sẽ A. tăng rồi giảm B. giảm rồi tăng C. tăng D. giảm Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 22075 Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị \(\frac{10^{-4}}{4\pi }F\) hoặc \(\frac{10^{-4}}{2\pi }F\) thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng A. \(\frac{1}{2\pi }H\) B. \(\frac{2}{\pi }H\) C. \(\frac{1}{3\pi }H\) D. \(\frac{3}{\pi }H\) Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 22076 Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ của đoạn mạch điện RLC không phân nhánh theo độ tự cảm L của cuộn cảm. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u=110\sqrt{2}sin\omega t (V)\)(V) luôn ổn định. Dung kháng của tụ điện bằng A. 40 \(\Omega\) B. 50 \(\Omega\) C. 30 \(\Omega\) D. 20 \(\Omega\) Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 22595 Chọn phát biểu sai. Trong dao động điều hòa hai đại lượng vuông pha nhau là A. li độ và vận tốc B. gia tốc và vận tốc C. vận tốc và lực kéo về D. gia tốc và li độ Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 22596 Dao động điều hòa là dao động A. li độ của vật biến thiên theo thời gian. B. gia tốc của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian. C. vận tốc của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian. D. li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 22597 Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi A. tốc độ của vật cực đại B. li độ của vật có độ lớn cực tiểu C. lực kéo về có độ lớn cực tiểu D. tốc độ của vật cực tiểu Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 22598 Chọn phát biểu sai. Một vật dao động điều hòa khi qua vị trí cân bằng thì A. gia tốc đổi chiều B. tốc độ cực đại C. vật đổi chiều chuyển động D. lực kéo về có độ lớn cực tiểu Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 22599 Chọn phát biểu đúng. Trong dao động điều hòa A. khi vật đến biên dương thì gia tốc cực đại B. gia tốc là đại lượng không đổi theo thời gian C. gia tốc a luôn vuông pha so với li độ x D. khi độ lớn của li độ tăng n lần thì gia tốc có độ lớn tăng n lần. Xem đáp án ◄1...34567...23► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật