YOMEDIA
NONE

Toán 1 Bài: Xăng- ti-mét khối. Đo độ dài


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 1, Học 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Xăng- ti-mét khối. Đo độ dài. Tài liệu được biên soạn với đầy đủ các dạng Toán và các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

- Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài và kí hiệu là cm.

- Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.

- Cộng, trừ các số có đơn vị đo xăng-ti-mét.

1.2. Các dạng toán về Xăng- ti-mét khối. Đo độ dài

Dạng 1: Đọc số đo độ dài đoạn thẳng

Đọc số đo của đoạn thẳng bằng cách quan sát:

- Cạnh của thước được đặt dọc theo đoạn thẳng.

- Một điểm của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ 0 cm trên thước;

- Điểm còn lại của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ số đo bao nhiêu xăng-ti-mét ở trên thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng.

Dạng 2: Cộng, trừ các số có đơn vị xăng - ti - mét

Muốn thực hiện phép cộng hoặc trừ các số có đơn vị đo xăng-ti-mét thì em thực hiện phép cộng hoặc trừ các số rồi viết thêm đơn vị xăng-ti-mét vào sau kết quả vừa tìm được.

Dạng 3: Cách dùng thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng

Để đo độ dài đoạn thẳng bằng thước có chia vạch xăng-ti-mét thì em làm như sau:

- Đặt cạnh của thước trùng với đoạn thẳng.

- Điều chỉnh để một điểm đầu của đoạn thẳng trùng với mốc 0cm, điểm còn lại trùng vào vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng cần đo.

1.3. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 119, 120

Bài 1 trang 119

Viết

Hướng dẫn giải

Học sinh tự viết vào tập

Bài 2 trang 119

Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo:

Phương pháp giải

- Xác định độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi điền số thích hợp vào ô trống.

- Đọc các số vừa viết được với đơn vị độ dài xăng-ti-mét.

Hướng dẫn giải

Hình 1: Đọc là ba xăng-ti-mét.

Hình 2: Đọc là bốn xăng -ti-mét.

Hình 3: Đọc là năm xăng-ti-mét.

Bài 3 trang 120

Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s:

Phương pháp giải

Kiểm tra cách đặt thước của mỗi hình rồi điền đ hoặc s vào ô trống :

- Một điểm của đoạn thẳng trùng với vạch 0 của thước.

- Mép của thước đặt sát với đoạn thẳng cần đo.

Hướng dẫn giải

Hình 1: Sai vì một điểm của đoạn thẳng chưa trùng với vạch 0 của thước.

Hình 2 : Sai vì đoạn thẳng và thước không đặt sát nhau.

Bài 4 trang 120

Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo:

Phương pháp giải

- Dùng thước thẳng có chia vạch xăng-ti-mét, đặt một điểm của đoạn thẳng trùng với vạch 0cm.

- Giữ thước sao cho mép thước trùng với đoạn thẳng cần đo, điểm còn lại trùng với vạch nào thì đó là độ dài đoạn thẳng.

Hướng dẫn giải

1.4. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 121

Bài 1 trang 121

Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối?

Tóm tắt

Có:....cây

Thêm:....cây

Có tất cả:....cây?

Phương pháp giải

- Đọc kĩ đề bài rồi điền số thích hợp vào tóm tắt.

- Muốn tìm lời giải ta lấy số cây ban đầu cộng với số cây bố trồng thêm.

Hướng dẫn giải

Tóm tắt:

Có: 12 cây

Thêm: 3 cây

Có tất cả:....cây ?

Bài giải:

Trong vườn có tất cả số cây chuối là:

12 + 3 = 15 (cây)

Đáp số: 15 cây.

Bài 2 trang 121

Trên tường có 14 bức tranh, người ta thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh ?

Tóm tắt

Có: ....bức tranh

Thêm:....bức tranh

Có tất cả:....bức tranh?

Phương pháp giải

- Đọc kĩ đề bài rồi điền số thích hợp vào tóm tắt.

- Muốn tìm lời giải ta lấy số bức tranh ban đầu cộng với số bức tranh treo thêm.

Hướng dẫn giải

Tóm tắt:

Có: 14 bức tranh

Thêm: 2 bức tranh

Có tất cả :....bức tranh?

Bài giải:

Trên tường có tất cả số bức tranh là:

14 + 2 = 16 (bức tranh)

Đáp số: 16 bức tranh.

Bài 3 trang 121

Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Có: 5 hình vuông

Có: 4 hình tròn

Có tất cả :....hình vuông và hình tròn ?

Phương pháp giải

- Đọc các thông tin từ tóm tắt : Số liệu đã cho; yêu cầu của bài toán.

- Muốn tìm lời giải ta lấy số hình vuông cộng với số hình tròn.

Hướng dẫn giải

Có tất cả số hình vuông và hình tròn là:

5 + 4 = 9 (hình)

Đáp số: 9 hình.

Bài tập minh họa

Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống rồi đọc số đo.

Hướng dẫn giải

Đoạn thẳng đã cho có một điểm ở mốc 0cm, một điểm nằm ở vạch 3cm nên đoạn thẳng đó dài 3cm. Đọc là : Đoạn thẳng dài 3 xăng-ti-mét.

Câu 2: Tính: 3cm + 5cm =

Hướng dẫn giải

3cm + 5cm = 8cm

Câu 3: Kiểm tra cách đặt thước của mỗi trường hợp sau:

Lời kết

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
  • Tự tiến hành làm bài tập và giải toán theo đúng những kiến thức trên đã học.
  • Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 1 của mình thêm hiệu quả.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON