Mời các em cùng tham khảo nội dung bài Hình bình hành – Hình thoi. Với bài học này, các em sẽ nhận biết được hình bình hành, hình thoi và các tính chất của hình bình hành, hình thoi. Đây là một bài hình học căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình bình hành
a. Định nghĩa
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. |
- Tức là ABCD là hình bình hành có AB // CD và AD // BC.
b. Tính chất của hình bình hành
Định lí:
Trong hình bình hành: - Các cạnh đối bằng nhau. - Các góc đối bằng nhau. - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. |
c. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Ta có các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành như sau:
(1) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
(2) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. (Hình a)
(3) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
(4) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. (Hình b)
(5) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. (Hình c)
1.2. Hình thoi
a. Định nghĩa:
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. |
b. Tính chất của hình thoi
Nhận xét:
Hình thoi cũng là hình bình hành nên hình thoi có đầy đủ tính chất của hình bình hành.
Định lí
Trong hình thoi: - Hai đường chéo vuông góc với nhau. - Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi. |
c. Dấu hiệu nhận biết hình thoi
Ta có dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi như sau:
(1) Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
(2) Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
(3) Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc.
Bài tập minh họa
Bài 1. Cho tam giác GHJ cân tại G. Đường trung tuyến kẻ từ G của tam giác cắt HJ tại K. Lấy điểm I trên tia GK sao cho KG = KI. Chứng minh GHIJ là hình thoi.
Hướng dẫn giải
- Ta có GK là trung tuyến của tam giác GHJ nên K là trung điểm của HJ.
Do KG = KI nên K là trung điểm của GI.
Tứ giác GHIJ có hai đường chéo GI và HJ cắt nhau tại trung điểm K của mỗi đường nên là hình bình hành.
- ∆GHJ cân tại G nên đường trung tuyến GK đồng thời là đường cao tương ứng với cạnh HJ nên GI ⊥ HJ.
Hình bình hành GHIJ có hai đường chéo GI và HJ vuông góc với nhau nên là hình thoi.
Bài 2. Cho hình bình hành MNPQ (MQ < MN). Từ M kẻ đường phân giác của cắt QP tại E, từ P kẻ đường phân giác của cắt MN tại F.
a) Chứng minh ∆MQE là tam giác cân.
b) Tứ giác MEPF là hình gì? Tại sao?
Hướng dẫn giải
a) Ta có MNPQ là hình bình hành nên MN // PQ
Do đó (so le trong).
ME là đường phân giác của nên
Suy ra .
Vậy tam giác MQE là tam giác cân tại Q.
b) Do ME là đường phân giác của nên
Do PF là đường phân giác của nên
Mà (hai góc đối của hình bình hành)
Suy ra hay .
Mặt khác, MN // PQ nên (so le trong)
Do đó , mà hai góc này ở vị trí so le trong nên ME // PF
Xét tứ giác MEPF có ME // PF và MF // PE nên là hình bình hành.
3. Luyện tập Bài 4 Chương 3 Toán 8 Chân Trời sáng tạo
Qua bài học này, các em cần hoàn thành một số mục tiêu như sau:
- Mô tả khái niệm hình bình hành, hình thoi.
- Giải thích các tính chất của hình bình hành và hình thoi.
- Nhận biết dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành và hình thoi.
3.1 Trắc nghiệm Bài 4 Chương 3 Toán 8 Chân Trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập Bài 4 Chương 3 Toán 8 Chân Trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 73 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 1 trang 73 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 2 trang 74 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 1 trang 74 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 1 trang 74 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 2 trang 74 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 3 trang 75 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 2 trang 76 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 3 trang 76 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 4 trang 76 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 5 trang 77 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Thực hành 3 trang 78 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 4 trang 78 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Khám phá 6 trang 78 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 5 trang 79 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Vận dụng 6 trang 79 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 1 trang 80 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 2 trang 80 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 3 trang 80 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 4 trang 80 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 5 trang 80 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 6 trang 81 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 7 trang 81 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 8 trang 81 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
Bài 9 trang 81 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT
4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 3 Toán 8 Chân Trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 8 HỌC247