YOMEDIA
NONE

Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 1: Định lí Pythagore


Trong bài học này chúng ta sẽ làm quen với Định lí Pythagore trong tam giác. Với bài học này, các em sẽ làm quen với Định lí Pythagore đồng thời biết cách áp dụng Định lí Pythagore vào các bài toán tính độ dài cạnh trong tam giác và các bài toán thực tiễn. Đây là một bài toán căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định lí Pythagore

Định lí Pythagore:

 Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài của cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh góc vuông.

  

1.2. Định lí Pythagore đảo

Định lí Pythagore đảo:

 Nếu một tam giác có bình phương độ dài của một cạnh bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

 

1.3. Vận dụng định lí Pythagore

Ta có thể vận dụng định lí Pythagore để tính nhiều yếu tố khoa học và đời sống như tính độ dài đoạn thẳng, khoảng cách giữa hai điểm, chiều dài, chiều cao của vật, …

 

Ví dụ. Một cái thang dài 5 m đang dựa vào một bức tường, chân thang cách chân tường 3 m (hình vẽ). Tính chiều cao mà thang có thể vươn tới.

 

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

 

Hướng dẫn giải

Gọi AC là khoảng cách từ chân thang đến chân tường; BC là độ dài của thang và AB là chiều cao thang có thể vươn tới.

Ta được tam giác vuông ABC như hình dưới.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

 

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra AB2 = BC2 – AC2 = 52 – 32 = 25 – 9 = 16 = 42.

Vậy chiều cao mà thang có thể vươn tới là AB = 4 m.

Bài tập minh họa

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A.

a) Tính độ dài cạnh AB nếu biết BC = 20 dm, AC = 12 dm.

b) Tính độ dài cạnh AC nếu biết BC = 8 m, AB = 15 m.

c) Tính độ dài cạnh BC nếu biết AB = 12 cm, AC = 9 cm.

 

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

a) AB2 = BC2 – AC2 = 202 – 122 = 400 – 144 = 256 = 162.

Vậy cạnh AB dài 16 dm.

b) AC2 = BC2 – AB2 = 82152 = 64 – 15 = 49 = 72.

Vậy cạnh AC dài 7 m.

c) BC2 = AB2 + AC2 = 122 + 92 = 144 + 81 = 225 = 152.

Vậy cạnh BC dài 15 cm.

 

Bài 2. Chứng minh tam giác ABC vuông trong các trường hợp sau:

a) AB = 10 cm, AC = 8 cm, BC = 6 cm.

b) AB = 8 dm, AC = 15 dm, BC = 17 dm.

 

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 102 = 82 + 62, suy ra AB2 = AC2 + BC2.

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại C.

b) Ta có: 172 = 82 + 152, suy ra BC2 = AB2 + AC2

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại A.

 

Bài 3. Hình dưới mô tả một cánh buồm có dạng tam giác vuông, được buộc vào cột buồm thẳng đứng, với độ dài hai cạnh góc vuông là 12 m và 5 m (hình vẽ).

 

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

 

a) Tính độ dài cạnh huyền của cánh buồm.

b) Vật liệu dùng để làm cánh buồm là vải. Tính diện tích vải dùng để làm một cánh buồm như vậy.

 

Hướng dẫn giải

a) Gọi x là độ dài cạnh huyền của cánh buồm.

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác vuông, ta có:

x2 = 122 + 52 = 144 + 25 = 169 = 132

Vậy độ dài cạnh huyền của cánh buồm là 13 m.

b) Diện tích vải dùng để làm cánh buồm đó là: 5.122 = 30 (m2).

3. Luyện tập Bài 1 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Qua bài học này, các em sẽ có thể hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Biết được Định lí Pythagore trong tam giác (thuận và đảo).

- Tính độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng Định lí Pythagore.

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng Định lí Pythagore.

3.1 Trắc nghiệm Bài 1 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 58 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 1 trang 58 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 1 trang 59 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Vận dụng 1 trang 59 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 2 trang 59 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 2 trang 60 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Vận dụng 2 trang 60 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 3 trang 61 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Vận dụng 3 trang 61 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 1 trang 61 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 2 trang 62 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 3 trang 62 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 4 trang 62 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 5 trang 62 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 6 trang 62 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF