YOMEDIA
NONE

Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình


Biến có phải là công cụ trong lập trình? Cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình như thế nào? Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học bài Sử dụng biến trong chương trình dưới đây để tìm hiểu về nội dung chi tiết.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến là công cụ trong lập trình

  • Trong lập trình, biến là tên của vùng nhớ được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
  • Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến

Ví dụ 1: 

  • Giả sử cần in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình. Ta sử dụng câu lệnh Pascal sau đây: Writeln (15+5);
  • Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Writeln (X+Y); 
  •  Chương trình thực hiện như sau:

Hình 1. Minh họa sử dụng biến

1.2. Khai báo biến

Việc khai báo biến gồm:

  • Khai báo tên biến
  • Khai báo kiểu dữ liệu của biến

Lưu ý 1: Tên biến do người sử dụng đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

Cú pháp: Var  < Tên biến > : < Kiểu dữ liệu > ;

Trong đó:

  • Var là từ khóa dùng để khai báo biến
  • Tên biến do người lập trình đặt (theo quy tắc đặt tên trong Pascal)
  • Kiểu dữ liệu: Là kiểu dữ liệu của biến sẽ nhận trong chương trình (string, integer, char, real, boolean,…)

Lưu ý 2: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

Ví dụ 2: Khai báo biến trong Pascal:

Hình 2. Khai báo biến trong Pascal

1.3. Sử dụng biến trong chương trình

Các thao tác có thể thực hiện với các biến:

  • Gán giá trị cho biến;
  • Tính toán với các biến. 

Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Trong Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép (:=) để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=).

a. Lệnh gán

Cú pháp:   < Tên biến > := < Biểu thức cần gán giá trị cho biến > ;

Ví dụ 3:  Mô tả lệnh gán và tính toán với các biến trong Pascal:

Lệnh trong Pascal

Ý nghĩa

X:= 12;

Gán giá trị số 12 vào biến X

X:=Y;

Gán giá trị đã lưu trong biến Y vào biến X

X:=(a+b)/2;

Tính trung bình cộng hai giá trị trong hai biến a và b. Kết quả gán vào biến X 

X:=X+1;

Tăng giá trị của biến X lên 1 đơn vị, kết quả gán trở lại biến X 

Bảng 1. Ví dụ mô tả lệnh gán và tính toán với các biến trong Pascal

Lưu ý 3Sử dụng biến trong chương trình

  • Biến phải được khai báo
  • Kiểu dữ liệu của giá trị gán cho biến phải trùng kiểu dữ liệu của biến
  • Khi gán giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xóa đi

1.4. Hằng

Tương tự như biến, hằng cũng là một công cụ lưu trữ dữ liệu. Khác với biến, hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình.

Cú pháp:  Const < Tên hằng > = < Giá trị > ;

Trong đó: Const là từ khóa để khai báo hằng

Ví dụ 4:  Trong chương trình Pascal, để dùng hằng số Pi = 3.14. Ta khai báo như sau: Const Pi=3.14;

Lưu ý 4: Sau khi khai báo hằng, trong chương trình hằng được sử dụng là một đại lượng để tính toán.

Lưu ý 5: Sử dụng hằng trong chương trình:

  • Hằng phải được khai báo
  • Gán giá trị cho hằng ngay khi khai báo
  • Không thể dùng câu lệnh gán giá trị cho hằng trong chương trình

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Khai báo biến trong Pascal

Khai báo hai biến A, B có kiểu số nguyên, biến C kiểu kí tự; biến R kiểu số thực.

Gợi ý giải:

Var  A,B: Integer;                      

C: Char;           

R: Real;

Bài tập 2: Đánh dấu X vào lựa chọn Đúng hoặc Sai:

Khai báo

Đúng Sai

Var    end: String;

   

Var     a,b: Integer;

           C: Real;

   

Var   5ch: String;

   

Var   x: Char

   

Var  m,n: Integer;

   

Var  chieu dai: Real;

   

Var   bankinh, S: Real;

         P , S: Integer;

   

Gợi ý giải:

Khai báo

Đúng Sai

Var    end: String;

  X

Var     a,b: Integer;

           C: Real;

X  

Var   5ch: String;

  X

Var   x: Char

  X

Var  m,n: Integer;

X  

Var  chieu dai: Real;

  X

Var   bankinh, S: Real;

         P , S: Integer;

  X

Bài tập 3: Đánh dấu X vào lựa chọn Đúng hoặc Sai:

Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số thực, X là biến với kiểu dữ liệu xâu, R là hằng được khai báo R=3.

Phép gán Đúng Sai

A:= 5;

   

X:= 1212;

   

X:= ‘383';  

   

R:=4;

   

A:= 'Nguyen Du';

   

Gợi ý giải:

Phép gán Đúng Sai

A:= 5;

X  

X:= 1212;

  X

X:= ‘383';  

X  

R:=4;

  X

A:= 'Nguyen Du';

  X

3. Luyện tập Bài 4 Tin học 8

Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ nội dung trọng tâm:

  • Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của biến có thể thay đổi, còn giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình
  • Biến và hằng phải được khai báo trước khi sử dụng

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 33 SGK Tin học 8

Bài tập 2 trang 33 SGK Tin học 8

Bài tập 3 trang 33 SGK Tin học 8

Bài tập 4 trang 33 SGK Tin học 8

Bài tập 5 trang 33 SGK Tin học 8

Bài tập 6 trang 33 SGK Tin học 8

4. Hỏi đáp Bài 4 Tin học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON