YOMEDIA
NONE

Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình


Mục đích của nội dung bài học bài Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình nhằm giúp các em biết được: ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh; ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định; tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình;... Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ví dụ về chương trình

Cho chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal:

Hình 1. Minh họa chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal đơn giản

Chương trình có thể có nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái.

1.2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường gồm 2 thành phần cơ bản: bảng chữ cáicác quy tắc viết lệnh

  • Bảng chữ cái
    • Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng
    • Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình
    • Bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình thường gồm: 

Bảng 1. Bảng chữ cái

  • Các quy tắc
    • Mỗi câu lệnh trong chương trình đều có quy tắc quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng.
    • Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa nhất định xác định thao tác mà máy tính cần thực hiện và kết quả đạt được.
    • Ví dụ:

Hình 1. Các quy tắc viết lệnh

1.3. Từ khóa và tên

a. Từ khóa

  • Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định
  • Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một số từ khóa nhất định

Ví dụ:

Hình 3. Minh họa về các từ khóa

b. Tên

  • Tên dùng để nhận biết và phân biệt các đại lượng và đối tượng trong chương trình
  • Tên do người lập trình đặt theo các qui tắc của ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch

Ví dụ:

Hình 4. Minh họa về các tên

* Lưu ý:

  • Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau.
  • Tên không được trùng với các từ khóa

* Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal:

  • Không bắt đầu bằng chữ số
  • Không chứa dấu cách

1.4. Cấu trúc chung của chương trình

Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm hai phần:

[ < Phần khai báo > ]

< Phần thân chương trình >

Trong đó:

  • Phần khai báo có thể có hoặc không
  • Phần thân chương trình  bắt buộc phải có

a. Phần khai báo

Phần khai báo gồm:

  • Khai báo tên chương trình
  • Khai báo các thư viện: chứa các lệnh viết sẵn có thể dùng trong chương trình

b. Phần thân chương trình

Gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện

Ví dụ:

Hình 5. Minh họa các thành phần cơ bản trong một chương trình

1.5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

Hình 6. Màn hình làm việc trong Turbo Pascal

a. Soạn thảo chương trình

Trong cửa sổ chương trình dùng bàn phím để soạn thảo chương trình

b. Dịch chương trình

  • Nhấn tổ hợp phím Alt + F9
  • Chương trình dịch sẽ kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp

Hình 7. Dịch chương trình

c. Chạy chương trình

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9

Hình 8. Màn hình hiện kết quả của chương trình

Bài tập minh họa

Câu 1

Hãy chỉ ra những tên không hợp lệ trong Pascal. Vì sao?

A. Bai  toan

B. 8A1

C. So_hoc_sinh

D. R1

Gợi ý trả lời:

Tên không hợp lệ là A (có chứa dấu cách), B (bắt đầu bằng số)

Câu 2

Cấu trúc chung của chương trình trong ngôn ngữ lập trình có những phần nào?

Gợi ý trả lời:

Cấu trúc chung của chương trình trong ngôn ngữ lập trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình.

Câu 3

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để dịch chương trình và chạy chương trình ta phải thực hiện thao tác gì?

Gợi ý trả lời:

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để:

  • Dịch chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt + F9
  • Chạy chương trình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9

3. Luyện tập Bài 2 Tin học 8

Sau khi học xong Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình, các em cần ghi nhớ:

  • Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh
  • Từ khóa: tập hợp các từ dành riêng cho những mục đích sử dụng nhất định của ngôn ngữ lập trình
  • Tên để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt
  • Cấu trúc chương trình thường gồm hai phần:
    • Phần khai báo
    • Phần thân chương trình

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 13 SGK Tin học 8

Bài tập 2 trang 13 SGK Tin học 8

Bài tập 3 trang 13 SGK Tin học 8

Bài tập 4 trang 13 SGK Tin học 8

Bài tập 5 trang 13 SGK Tin học 8

4. Hỏi đáp Bài 2 Tin học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF