YOMEDIA
NONE

Tuần 1 - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu - Tiếng Việt 4


Thông qua bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu giúp học sinh hiểu được cách đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn, biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc văn bản Dế mèn bênh vực kẻ yếu

  • Đọc thành tiếng
  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
    • Phía bắc: Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn, ...
    • Phía nam: Cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bé nhỏ, thui thủi, kẻ yếu, …
    • Nhấn giọng các từ ngữ: Tỉ tê, ngồi gục đầu, bé nhỏ, gầy yếu quá, bự những phấn, thâm dài, chấm điểm vàng, mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt em, xòe cả, đừng sợ, cùng với tôi đây, độc ác, cậy khoẻ ăn hiếp.
  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  • Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
    • Lời kể của Dế Mèn đọc với giọng chậm, thể hiện sự ái ngại, thương xót đối với Nhà Trò

    • Lời Dế Mèn nói với Nhà Trò đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết.

    • Lời của Nhà Trò kể về gia cảnh đọc với giọng kể lể, đáng thương của kẻ yếu ớt đang gặp hoạn nạn.

  • Chú ý những từ khó
    • Ngắn chùn chùn (Khẩu ngữ): Chỉ mức độ rất ngắn.
    • Thui thủi: Từ gợi tả vẻ cô đơn, lặng lẽ một mình, không có ai bầu bạn.
    • Ngoài ra, các em tham khảo thêm những từ khó khác trong phần giải nghĩa SGK.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Dế mèn bênh vực kẻ yếu

* Bố cục

  • Chia làm 3 đoạn
    • Đoạn 1. Từ đầu ... "bay được xa": Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
    • Đoạn 2. Tiếp theo ... "ăn thịt em": Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
    • Đoạn 3. Còn lại: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.

Câu 1 (trang 5 SGK Tiếng Việt 4): Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

  • Đó là những chi tiết
    • Bé nhỏ gầy yếu quá.
    • Người bự những phấn như mới lột.
    • Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.

Câu 2 (trang 5 SGK Tiếng Việt 4): Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

  • Trước đây gặp lúc đói kém, mẹ của Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện, rồi mẹ Nhà Trò chết để lại Nhà Trò thui thủi một mình.
  • Bản thân lại ốm yếu làm không đủ ăn, không trả được nợ nên bị bọn Nhện đánh.
  • Hôm nay chúng lại còn giăng tơ chặn đường đe bắt, dọa sẽ vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.

Câu 3 (trang 5 SGK Tiếng Việt 4): Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

  • Đó là: "Em đừng sợ,. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu" rồi "dẫn Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện đang mai phục".
  • Hành động đó, lời nói đó thể hiện lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn thấy chuyện "bất bình chẳng tha"

Câu 4 (trang 5 SGK Tiếng Việt 4): Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích?

  • Bài văn có rất nhiều hình ảnh nhân hóa, nhưng em thích nhất là hình ảnh Dế Mèn "xòe cả hai càng ra bảo Nhà Trò"
  • Nội dung: Ca ngợi hành động đẹp đẽ và lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, một con người "ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", sẵn sàng bao bọc, che chở cho kẻ yếu, xóa bỏ mọi áp bức bất công trong xã hội.
  • Sau khi học xong bài học giúp các em rèn những kĩ năng và nắm được những kiến thức cơ bản sau:
    • Luyện đọc
      • Đọc đúng: Cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở.
      • Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
      • Đọc diễn cảm: Đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
    • Giáo  dục học sinh
      • Biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường, ở nhà và ở mọi nơi.
    • Hiểu các từ ngữ
      • Ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK.
    • Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
  • Để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo mời các em tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nghe - Viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON