Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 11683
Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích \(5c{m^2}\) đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B=0,1T. Mặt phẳng vòng dây tạo thành với \(\overrightarrow B \) một góc 300 . Tính từ thông qua diện tích trên.
- A. \({20.10^{ - 5}}\,Wb\)
- B. \({25.10^{ - 5}}\,Wb\)
- C. \({20.10^{ - 6}}\,Wb\)
- D. \({25.10^{ - 6}}\,Wb\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 11685
Một khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B =0,06T sao cho măt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây là \(1,{2.10^{ - 5}}\,Wb\) . Tính bán kính vòng dây.
- A. \({2.10^{ - 3}}\,m\)
- B. \({4.10^{ - 3}}\,m\)
- C. \({6.10^{ - 3}}\,m\)
- D. \({8.10^{ - 3}}\,m\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 11687
Một khung dây phẳng giới hạn diện tích S=5cm2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,1T sao cho măt phẳng khung dây hợp với vecto cảm ứng từ một góc 600 . Tính từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây.
- A. \(8,{7.10^{ - 3}}\,{\rm{W}}b\)
- B. \(8,{7.10^{ - 4}}\,{\rm{W}}b\)
- C. \(8,{7.10^{ - 5}}\,{\rm{W}}b\)
- D. \(8,{7.10^{ - 6}}\,{\rm{W}}b\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 11689
Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng (P) với dòng điện thẳng I như hình vẽ. Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên?
- A. (C) dịch chuyển trong P lại gần I hoặc ra xa I
- B. (C) dịch chuyển trong P với vận tốc song song với dòng I.
- C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh thiến dọc theo chính nó.
- D. (C) quay xung quanh dòng điện I.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 11690
Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều . Hỏi trong trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên?
- A. (C) chuyển động tịnh tiến.
- B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phằng chứa mạch
- C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với .
- D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 42887
Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi
- A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
- B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
- C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o
- D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 45o
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 42888
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?
- A. biểu thức định nghĩa của từ thông là φ=BScosα
- B. đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)
- C. Từ thông là một đại lượng đại số
- D. từ thông là một đại lượng có hướng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 42889
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. từ thông là một đại lượng vô hướng
- B. từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây
- C. từ thông qua một mặt kín luôn khác 0
- D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 42890
Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B , α là góc hợp bởi B và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là:
- A. φ=BScosα
- B. φ=BSsinα
- C. φ=BS
- D. φ=BStanα
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 42891
Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?
- A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu. từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm
- B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín
- C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên
- D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng