Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 393949
Tình hình chung của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào?
- A. Được sự giúp đỡ của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- B. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chủ nghĩa thực dân
- C. Gặp muôn vàn khó khăn như ngàn cân treo sợi tóc
- D. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 393950
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
- A. Chịu tác động bởi sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.
- B. Các nước muốn liên minh quân sự để bảo vệ an ninh khu vực.
- C. Các nước muốn hợp tác để cùng nhau phát triển.
- D. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 393951
Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường trực là
- A. Liên Xô, Đức, Mĩ, Anh, Pháp.
- B. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật.
- C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
- D. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 393952
Năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích cơ bản gì?
- A. Phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp.
- B. Đánh bại quân Pháp, kết thúc cuộc kháng chiến.
- C. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.
- D. Đánh bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 393953
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái được Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức trong hoàn cảnh nào?
- A. Lực lượng của đảng được phát triển nhanh chóng.
- B. Đảng đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.
- C. Thực dân Pháp đang chịu nhiều tổn thất từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
- D. Thực dân Pháp đàn áp dã man, tổ chức đảng bị tổn thất nặng nề.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 393954
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) về đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
- A. Cách mạng tư sản dân quyền phát triển lên con đường tư bản chủ nghĩa.
- B. Đánh đổ phong kiến, đánh đổ đế quốc.
- C. Đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến.
- D. Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 393955
Bài học kinh nghiệm quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc (1939 - 1945) được Đảng tiếp tục vận dụng trong đấu tranh ngoại giao từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, đó là
- A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
- B. phân hóa cô lập kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.
- C. giải quyết các xung đột bằng biện pháp hoà bình.
- D. phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 393956
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là sự kiện nào?
- A. Nông dân tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh biểu tình có vũ trang tự vệ (9/1930).
- B. Công nhân biểu tình kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1/5/1930).
- C. Sự ra đời của các Xô Viết tại Nghệ An và Hà Tĩnh cuối tháng 9, đầu thàng 10/1930.
- D. Công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng cuộc biểu tình của nông dân (9/1930).
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 393957
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 ở Việt Nam không phải là
- A. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam.
- B. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- C. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
- D. mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 393958
Chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là
- A. dùng bạo lực giành độc lập.
- B. chống Pháp và phong kiến.
- C. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
- D. bạo động, nợ máu trả bằng máu, dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 393959
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp được Pháp đầu tư chủ yếu vào
- A. trồng lúa.
- B. đồn điền cà phê.
- C. đồn điền cao su.
- D. trồng đay.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 393960
Phương pháp cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành là
- A. bạo lực.
- B. hoà bình.
- C. bãi công.
- D. bất hợp tác.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 393961
Sự kiện nào đánh dấu quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại?
- A. Hiệp ước Bali được kí kết.
- B. Vấn đề Campuchia được giải quyết.
- C. Việt Nam kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
- D. Việt Nam gia nhập ASEAN.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 393962
Thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
- A. Ấp Bắc.
- B. An Lão.
- C. Núi Thành.
- D. Vạn Tường.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 393963
Từ sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, rút ra bài học gì đối với sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay?
- A. Đảng có tinh thần phê và tự phê bình cao.
- B. Phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập.
- C. Đội ngũ đảng viên phải đông đảo, kiên trung.
- D. Nội bộ Đảng phải đoàn kết, nhất trí, trong sáng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 393964
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939?
- A. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- B. Chuẩn bị tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- C. Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- D. Đường lối của Đảng, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 393965
Trong những năm 1921 - 1927, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam?
- A. Luôn chú trọng đoàn kết quốc tế.
- B. Cách mạng Việt Nam luôn phải học tập các nước khác.
- C. Đoàn kết quốc tế là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- D. Muốn cách mạng thắng lợi phải dựa vào các nước khác.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 393966
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
- A. Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang.
- B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
- C. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- D. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 393967
Theo phương án “Maobáttơn”, thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ dựa trên cơ sở nào?
- A. Tôn giáo.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Kinh tế.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 393968
Miền Nam Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ nào sau đây sau 1954?
- A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ.
- B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- C. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
- D. Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 393969
Chủ trương Vô sản hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1929) có tác động gì?
- A. Xây dựng những cơ sở cách mạng bí mật trong nước.
- B. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo hướng vô sản.
- C. Giúp phong trào công nhân hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác.
- D. Mở rộng địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 393970
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu sau năm 1975 là
- A. khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở hai miền.
- B. hàn gắn vết thương chiến tranh.
- C. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế ở hai miền.
- D. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 393971
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
- A. Chủ nghĩa Mac - Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
- B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
- D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 393972
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945), các nước Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của cường quốc nào?
- A. Liên Xô.
- B. Mĩ.
- C. Pháp.
- D. Ạnh.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 393973
Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì?
- A. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người
- B. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp
- C. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
- D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 393974
Từ thực tiễn đấu tranh và kí kết Hiệp định Pari năm 1973 với Mĩ, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay của nước ta?
- A. Coi đấu tranh quân sự là yếu tố quyết định để bảo vệ chủ quyền hiện nay
- B. Tăng cường đấu tranh trên mặt trận quân sự.
- C. Mở rộng đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
- D. Coi đấu tranh ngoại giao là yếu tố quyết định để bảo vệ chủ quyền hiện nay.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 393975
Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945?
- A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- B. Mặt trận Liên Việt.
- C. Mặt trận Việt Minh.
- D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 393976
Trong Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mĩ sử dụng thủ đoạn thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm
- A. hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- B. xoa dịu mâu thuẫn Trung – Xô và lôi kéo các nước đó chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- C. liên kết với các nước đó chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- D. lôi kéo các nước đó chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 393977
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?
- A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và MĨ.
- B. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa.
- C. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
- D. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học-kĩ thuật Xô Viết.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 393978
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1/1959) đã quyết định
- A. dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thông trị Mĩ - Diệm.
- B. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ quyền Mĩ - Diệm.
- C. nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm.
- D. giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 393979
Chính sách đối ngoại của các nước tư bản Tây Âu từ năm 1950 – 1973 là
- A. mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.
- B. liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại
- C. mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển.
- D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 393980
Quốc gia khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
- A. Mĩ
- B. Nhật.
- C. Anh
- D. Pháp
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 393981
Chiến thắng quân sự quyết định của ta buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari ngày 27/1/1973 là
- A. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” năm 1971.
- B. Điện Biên Phủ trên không 1972.
- C. Tiến công chiến lược năm 1972.
- D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 393982
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh lạnh là gì?
- A. Sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
- B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô.
- C. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta.
- D. Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 393983
Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì?
- A. Thành lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- B. Xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
- D. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 393984
Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào?
- A. Tư sản với chính quyền thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.
- B. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và công nhân với giai cấp tư sản.
- C. Nông dân với địa chủ phong kiến và công nhân với tư sản.
- D. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 393985
Bước vào đông - xuân 1953 - 1954, Pháp hi vọng giành thắng lợi quyết định ở Việt Nam bằng kế hoạch nào?
- A. Nava.
- B. Đờ Lát đờ Tátxinhi.
- C. Rơve.
- D. Đờ Caxtơri.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 393986
Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng 8 như thế nào?
- A. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Nhật và Pháp.
- B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.
- C. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
- D. Bị quân Trung Hoa Dân Quốc thao túng chi phối.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 393987
Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
- A. Nhân nhượng cho chúng mọi quyền lợi về kinh tế và xã hội.
- B. Cái gì quyền nhất thì nhường chúng, cái gì sang nhất thì thuộc ta.
- C. Chỉ nhân nhượng cho chúng quyền lợi về chính trị.
- D. Cái gì sang nhất thì nhường chúng, cái gì quyền nhất thì thuộc ta.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 393988
Nội dung nào không phải là khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?
- A. Phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
- B. Cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối.
- C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu và các nước công nghiệp mới.
- D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng.