Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 256593
Một loài ong mật có 2n = 32, loài này xác định giới tính theo kiểu đơn bội – lưỡng bội. Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa tùy điều kiện dinh dưỡng. Một ong chúa đẻ ra một số trứng, trong số trứng được thụ tinh có 0,2 số trứng không nở, số ong chúa nở ra chiếm 0,05 số trứng thụ tinh nở được; số ong đực nở ra chiếm 0,2 số trứng không được thụ tinh, số trứng còn lại không nở và bị tiêu biến. Biết các trứng nở thành ong thợ và ong đực chứa 312000 NST , số ong thợ con gấp 19 lần số ong đực và số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 5% tổng số tinh trùng. Bạn Bình đã đưa ra kết quả sau:
Số con ong chúa được sinh ra là 500 con. Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra là 15000. Số tinh trùng tham gia thụ tinh gấp 25 số ong đực con. Số trứng bị tiêu biến là 4500. Tổng số NST bị tiêu biến là 383.2x104.
Có bao nhiêu kết quả đúng?
- A. 3
- B. 5
- C. 4
- D. 2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 256594
Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN ở tế bào nhân thực(TBNT) là gì?
- A. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit
- B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN ở tế bào nhân thực có dạng mạch thẳng
- C. Đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân sơ là A, U, G, X
- D. Các bazo nito giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazo nito của tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 256595
Khi nói về mật độ cá thể của quần thế, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường
- B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt
- C. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
- D. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 256596
Trong mối tướng quan giữa các loài, dấu + thể hiện loài có lợi, dấu – thể hiện loài bị hại, còn 0 thể hiện loài không được lợi và không có hại. Mối quan hệ giữa nhạn bể và cò khi chúng làm tổ chung được biểu hiện như thế nào?
- A. 0/+
- B. -/-
- C. +/-
- D. +/+
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 256597
Trong quy trình chuyển gen, tế bào nhận thưởng được sử dụng là vi khuẩn E.coli vì E.coli sinh sản rất nhanh (khoảng 30’lại nhân đôi một lần). Việc sinh sản nhanh của tế bào chủ E.coli mang lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Tạo ra nhiều biến dị có nghĩa
- B. Sau 12 giờ, từ 1 tế bào bạn đầu có thể tạo ra 16 triệu tế bào
- C. Sau 12 giờ, từ 1 tế bào bạn đầu có thể tạo ra 16 triệu tế bào
- D. Tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu nuôi dưỡng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 256598
Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và chỉ giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi
- B. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính, qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
- C. Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên ở các quần thể vi khuẩn là các đột biến và biến dị tổ hợp
- D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 256599
Cho cây thân cao lai với cây thân cao thu được F1 được 75% cây cao, 25% cây thấp. Để khẳng định cây cao là tính trạng trội thì phải có điều kiện:
- A. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng
- B. Tính trạng do một cặp gen quy định
- C. Bố mẹ phải thuần chủng
- D. Mỗi gen chỉ có hai alen
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 256600
Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng gì?
- A. Cạnh tranh giữa các loài
- B. Đấu tranh sinh tồn
- C. Cạnh tranh cùng loài
- D. Khống chế sinh học
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 256601
Loài có Spartina có bộ NST 2n = 120 được xác định gồm bộ NST của loài có gốc Châu Âu 2n = 50 và bộ NST của loài có gốc Châu Mỹ 2n = 70. Loài có Spartina được hình thành bằng con đường:
- A. Lai xa và đa bội hóa
- B. Tự đa bội hóa
- C. Lai tế bào
- D. Sinh thái
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 256602
Cho các nhân tố sau:
(1) chọn lọc tự nhiên;
(2) giao phối ngẫu nhiên;
(3) giao phối không ngẫu nhiên;
(4) các yếu tố ngẫu nhiên;
(5) đột biến;
(6) di – nhập gen.
Các nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể:
- A. (1) và (4)
- B. (1) và (5)
- C. (3) và (4)
- D. (2) và (3)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 256603
Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất trong lưới thức ăn trên là:
- A. Diều hâu
- B. Trăn, diều hâu
- C. Diều hâu, chim gõ kiến
- D. Trăn
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 256604
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người?
- A. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y có gen không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X
- B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X có một số gen không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y
- C. Trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ có gen quy định giới tính nữ
- D. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y có gen quy định giới tính
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 256605
Trong số các loại sau, loại nào không phải là sinh vật sản xuất?
- A. Ngô
- B. Dây tơ hồng
- C. Tảo lara
- D. Lúa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 256606
Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở câp độ phân tử
- B. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nucleoxôm
- C. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể
- D. Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và protein
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 256607
Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?
- A. Quần thể biểu hiện tính đa hình
- B. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
- C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
- D. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 256608
Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể?
- A. Tập hợp các con mối sống trong tổ mối ở góc vườn
- B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo
- C. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây
- D. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 256609
Có bao nhiêu bệnh, hội chứng bệnh sau đây ở người do đột biến gen gây ra?
(1) hội chứng Đao;
(2) bệnh bạch tạng;
(3) bệnh hồng cầu hình liềm;
(4) hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
- A. 2
- B. 1
- C. 4
- D. 3
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 256610
Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác nhưng trình tự axit amin không thay đổi. Nguyên nhân là do:
- A. Mã di truyền có tính thoái hóa
- B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
- C. Mã di truyền có tính phổ biến
- D. Mã di truyền là mã bộ ba
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 256611
Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do đâu?
- A. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép
- B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khác nhau
- C. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng
- D. Sự trao đổi đoạn giữa hai cromatit thuộc các NST không tương đồng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 256612
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò gì?
- A. Kết thúc quá trình phân mã của các gen cấu trúc
- B. Quy định tổng hợp enzim phân giải lactozo
- C. Khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
- D. Quy định tổng hợp protein ức chế
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 256613
Khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Kiểu phân bố theo nhóm rất phổ biến, gặp trong môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau
- B. Các cây thông trong rừng thông thuộc kiểu phân bố theo nhóm
- C. Sự phân bố cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố
- D. Kiểu phân bố ngẫu nhiên rất ít gặp, xuất hiện trong môi trường sống đồng nhất, các cá thể trong quần thể không có sự cạnh trnah gay gắt
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 256614
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai đực AaBb x cái AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
- A. 4 và 12
- B. 9 và 12
- C. 9 và 6
- D. 12 và 4
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 256615
Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem là một loài mới vì sao?
- A. Cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây lưỡng bội
- B. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây lưỡng bội
- C. Cây tứ bội giao phấn được với cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ
- D. Cây tứ bội có sự khác biệt với cây lưỡng bội về số lượng nhiễm sắc thể
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 256616
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen
- B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nu theo nguyên tắc bổ sung sảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
- C. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử mARN
- D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 256617
Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất
- B. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới
- C. Xác sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp bang được gọi là hóa thạch
- D. Có thể xác định tuổi của hóa thạch bằng cách phân tích các đồng vị phóng xạ
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 256618
Trong một chuỗi thức ăn, biết sản lượng sơ cấp tinh của sinh vật sản xuất là 12.106 kcal, hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc một là 10%, của sinh vật tiêu thụ bậc hai là 15%. Số năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc hai tích tụ được là:
- A. 12.106
- B. 8.106
- C. 18.104
- D. 15.105
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 256619
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G và X và ngược lại
- B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN polimelaza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
- C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ
- D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 256620
Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 25%. Theo lý thuyết, trong số các giao tử do cơ thể có kiểu gen Dd tạo ra, có các giao tử với tỉ lệ tương ứng sau:
- A. ABD = abD = ABd = abd = 6,25%
- B. AbD = aBD = Abd = aBd = 12,5%
- C. ABD = abD = ABd = abd = 12,5%
- D. AbD = aBD = Abd = aBd = 6,25%
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 256621
Ở mèo, kiểu gen AA cho lông đen, aa cho lông hung, Aa cho lông tam thể; cặp gen này nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Các phép lai nào sau đây không tạo ra mèo tam thể:
(1) XaXa x XAY;
(2) XaXa x XaY;
(3) XAXA x XAY-;
(4) XAXA x XaY;
(5) XAXa x XAY;
(6) XAXa x XaY.
- A. (2) và (4)
- B. (1) và (3)
- C. (2) và (3)
- D. (5) và (6)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 256622
Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quyết định, tính trạng hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
- A. 75% vàng; 25% xanh
- B. 100% hoa màu xanh
- C. 100% hoa vàng
- D. Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và hoa xanh
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 256623
Cơ thể có kiểu gen BbDd, một số tế bào sinh dục giảm phân không bình thường ở cặp Dd có thể tạo ra các kiểu giao tử sau:
- A. BD, Bd, bD, BDd, bDd, BO, bO
- B. BDd, Bdd, BDD, BO
- C. BD, Bd, bD, bd
- D. BDD, BO, bdd, bO
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 256624
Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,55AA : 0,40Aa : 0,05aa. Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là:
- A. Tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau
- B. Tần số alen a lớn hơn tần số alen A
- C. Tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn
- D. Quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 256625
Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1) xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch;
(2) làm thay đổi số lượng gen trên NST;
(3) làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN ;
(4) làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thông tin nói về đột biến gen:
- A. (1) và (2)
- B. (1) và (4)
- C. (2) và (3)
- D. (3) và (4)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 256626
Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thể hiện lai phân li theo kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi:
- A. Hai cặp gen liên kết
- B. Một cặp gen di truyền theo quy luật liên kết với giới tính
- C. Hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ
- D. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 256627
Cho các biện pháp sau: (1) đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen; (2) làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen; (3) gây đột biến đa bội ở cây trồng; (4) cấy truyền phôi ở động vật. Có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng cách nào?
- A. (1) và (3)
- B. (3) và (4)
- C. (2) và (4)
- D. (1) và (2)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 256628
Theo lý thuyết, phép lai P: AaBbDd x AABbDD tạo ra F1 có hệ số AABBDD chiếm tỉ lệ:
- A. 1/32
- B. 1/16
- C. 1/4
- D. 1/8
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 256629
Trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, gen quy định nhóm máu có 3 alen khác nhau IA,IB,IO với tần số tương ứng lần lượt là 0,4; 0,3 và 0,3. Tỉ lệ người có nhóm máu A, B, AB và O lần lượt là:
- A. 24%; 27%, 40% và 9%
- B. 20%; 15%; 50% và 15%
- C. 40%; 30%; 0% và 30%
- D. 40%; 27%; 24% và 9%
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 256630
Quan sát sơ đồ phả hệ dưới đây và cho biết quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền tính trạng bệnh?
- A. Do gen trội nằm trên NST giới tính X
- B. Do gen lặn nằm trên NST thường
- C. Do gen lặn nằm trên NST giới tính X
- D. Di truyền theo dòng mẹ
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 256631
Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?
- A. Các con ong của hai đàn ong có kích thước khác nhau
- B. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau
- C. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau
- D. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 256632
Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA: 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
- A. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa
- B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
- C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa
- D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa