Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 211209
Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá bằng cách nào?
- A. Gộp nhiều phản ứng trung gian thành phản ứng tổng quát
- B. Tạo nhiều phản ứng trung gian
- C. Phân tách cơ chất thành các hợp phần nhỏ.
- D. Làm tăng nhiệt độ của các phản ứng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 211210
Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
- A. 5’AXX3’
- B. 5’UGA3’
- C. 5’AGG3’
- D. 5’AGX3’
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 211211
Trong hô hấp hiếu khí, sau chu trình Crep, những thành phần nào sẽ tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp?
- A. NADH; FADH2
- B. NADH; CO2
- C. ATP; FADH2
- D. NADPH; FADH2
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 211212
Tính theo lý thuyết, quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
- A. 100% aa.
- B. 50%AA: 50%aa.
- C. 100% Aa.
- D. 30%AA : 70%aa.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 211213
Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
- A. ATP, NADPH.
- B. NADPH, O2
- C. ATP, NADPH và O2
- D. ATP và CO2
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 211214
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
- A. Lai tế bào sinh dưỡng
- B. Gây đột biến nhân tạo
- C. Nhân bản vô tính
- D. Cấy truyền phôi
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 211215
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng nhiều mặt đến hô hấp tùy thuộc vào giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển cá thể là:
- A. Nước, nhiệt độ, O2, CO2
- B. Nước, CO2, độ pH, ánh sáng
- C. Nước, nhiệt độ, Oxi, độ pH
- D. Oxi, CO2, ánh sáng, nhiệt độ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 211216
Có bao nhiêu phân tử ATP thu được từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình lên men?
- A. 6 phân tử
- B. 36 phân tử
- C. 2 phân tử
- D. 4 phân tử
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 211217
Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
- A. XAXa x XAY
- B. XAXA x XaY
- C. XAXa x XaY
- D. XaXa x XAY
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 211218
Một phần tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử này là:
- A. 30%
- B. 10%
- C. 40%
- D. 20%
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 211219
Khi bạn nín thở, khí nào trong các khí sau đây của máu thay đổi đầu tiên dẫn đến buộc bạn phải hít thở?
- A. Tăng O2
- B. Giảm O2
- C. Tăng CO2
- D. Giảm CO2 và tăng O2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 211220
Khi nói về hô hấp sáng, có bao nhiêu phát biểu có nội dung không đúng?
- Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C4
- Hô hấp sáng xảy ra ở ba bào quan liên tiếp theo thứ tự bắt đầu từ: Lục lạp → Ti thể → peroxiom
- Hô hấp sáng xảy ra khi nồng độ O2 cao gấp nhiều lần so với nồng độ CO2
- Hô hấp sáng xảy ra do enzim cacboxilara oxi hóa đường
- Quá trình hô hấp sáng kết thúc bằng sự thải khí CO2 tại ti thể
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 211221
Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể
- B. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới
- C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa
- D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 211222
Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
- Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng
- Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp
- Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao
- Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: lục lạp, peroxiom và ti thể
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 211223
Số lượng phân tử CO2 được tạo ra trong chất nền của ti thể qua hô hấp từ 3 phân tử glucôzơ là:
- A. 6 phân tử CO2
- B. 18 phân tử CO2
- C. 12 phân tử CO2
- D. 16 phân tử CO2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 211224
Đột biến lệch bội là:
- A. Làm giảm số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
- B. Làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
- C. Làm tăng số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
- D. Làm thay đổi số lượng NST ở tất cả các cặp tương đồng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 211225
Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến
- A. Tam bội
- B. Tam nhiễm
- C. Tứ nhiễm
- D. Một nhiễm
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 211226
Từ các nhận định sau khi nói về hô hấp sáng ở thực vật C3, cho biết nhận định nào đúng?
- Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng
- Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở trong tối
- Hô hấp sáng hấp thụ ánh sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp
- Đo cường độ ánh sáng cao tại lục lạp của thực vật C3 lượng CO2 + kiềm O2 tích lũy lại quá nhiều enzim cacboxilaza chuyển hóa thành enzim oxigenase oxi hóa ribulozo – 1,5 – điphotphat đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bào quan: Lục lạp → Preroxixom → Ti thể
- Khi ở thực vật C3 lượng O2 tích lũy lại quá nhiều, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể làm cho axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hóa hoàn toàn
Phương án đúng là:
- A. 1,3
- B. 2,3,5
- C. 1,3,4
- D. 3,4,5
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 211227
Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể
Tuổi trước sinh sản
Tuổi sinh sản
Tuổi sau sinh sản
Số 1
40%
40%
20%
Số 2
65%
25%
10%
Số 3
16%
39%
45%
Số 4
25%
50%
25%
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái
- Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định
- Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên
- . Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 211228
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có 1 loài sinh vật.
- B. Trong một lưới thức ăn, động vật ăn thịt thường là bậc dinh dưỡng cấp 1.
- C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
- D. Mỗi loài sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
-
A.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 211229
Ở người 2 gen lặn cùng nằm trên NST X qui định 2 bệnh mù màu và máu khó đông. Trong một gia đình, bố mẹ sinh được 4 đứa con trai với 4 kiểu hình khác nhau: Một đứa chỉ bị mù màu, một đứa chỉ bị máu khó đông, một đứa bình thường, một đứa bị cả 2 bệnh. Biết rằng không có đột biến. Kết luận nào sau đây khi nói về người mẹ là đúng?
- A. Mẹ chỉ mắc bệnh mù màu.
- B. Mẹ mắc cả 2 bệnh.
- C. Mẹ có kiểu hình bình thường.
- D. Mẹ chỉ mắc bệnh máu khó đông.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 211230
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật không phụ thuộc vào mật độ của quần thể
- B. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh
- C. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì sẽ không chịu tác động của nhân tố sinh thái vô sinh
- D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 211231
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.
- B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
- C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.
- D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 211232
Chọn phát biểu đúng về lưới thức ăn:
- A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên
- B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản
- C. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới
- D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 211233
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
- B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
-
C.
Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.
- D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 211237
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh
- Ổ sinh thải của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
- Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
- Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 211238
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
- Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
- Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 211239
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
- Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
- Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
- Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 211240
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
- Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
- Côn trùng mang đột biến chuyển đoạn có thể được sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh.
- Sự chuyển đoạn tương hỗ cũng có thể tạo ra thể đột biến đa bội.
- A. 4
- B. 1
- C. 3
- D. 2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 211241
Một cơ thể mèo có kiểu gen \(\frac{{BdEG}}{{bDeg}}{X^M}Y\). Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao bDeg nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Cơ thể này có tối đa 64 loại giao tử
- Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân thì tối đa cho 4 loại giao tử
- Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu có 2 loại giao tử
- Có thể tạo ra loại giao tử AbdEgXM với tỉ lệ 1%
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 211242
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, ở đời con của phép lai ♂ AaBbDd x ♀ AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên?
- A. 24
- B. 48
- C. 72
- D. 36
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 211243
Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen qui định:
Biết rằng không xảy ra các đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Có bao nhiêu kết luận đúng về phả hệ trên?
I. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
II. Có ít nhất 12 người trong phả hệ đã biết chắc chắn kiểu gen.
III. Những người chưa biết kiểu gen có thể đều có kiểu gen dị hợp tử.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (15) và (16) sinh ra đứa con trai bình thường là 1/6.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 211244
Ở người, hệ nhóm máu ABO được qui định bởi 3 alen: IA; IB; IO, trong đó IA; IB là đồng trội so với IO (gen nằm trên NST thường). Một cặp anh em song sinh (X), người anh kết hôn với một người mang nhóm máu AB, cặp vợ chồng này sinh ra hai người con mang hai nhóm máu khác với bố, mẹ. Người em gái kết hôn với một người mang nhóm B, họ sinh được một người con mang nhóm máu A và một người con mang nhóm máu B có kiểu gen đồng hợp. Không xét đến trường hợp đột biến. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sâu đây đúng?
- Có thể xác định được kiểu gen của cặp song sinh (X).
- Cặp song sinh (X) có bố hoặc mẹ mang nhóm máu IAIO.
- Hai con của người anh mang nhóm máu A và B.
- Có thể xác định được chính xác kiểu gen của chồng người em.
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 211245
Những nhân tố nào dưới đấy chi phối sự ra hoa ở thực vật?
- Tuổi cây và nhiệt độ
- Quang chu kì và phitôcrôm
- Hooc môn ra hoa (Florigen)
- Thời tiết (nắng, mưa, gió...).
Phương án đúng là:
- A. 1,2,3
- B. 2,3,4
- C. 1,3,4
- D. 1,2,3,4
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 211246
Trong hô hấp hiếu khí, giai đoạn nào tạo ra FADH2?
- A. Đường phân
- B. Ôxi hoá axit piruvic thành axêtyl-CoA
- C. Chu trình Crep
- D. Chuỗi chuyền electron
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 211247
Loại axit nuclêic nào dưới đây mang bộ ba đối mã?
- A. tARN
- B. rARN
- C. mARN
- D. ADN
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 211248
Hiện nay, từ một cây ban đầu mang toàn các cặp alen dị hợp, để tạo ra số lượng lớn các cây mang kiểu gen này, người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây?
- A. Nhân giống vô tính
- B. Nuôi cấy hạt phân
- C. Lai tạo
- D. Cấy truyền phôi
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 211249
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
- A. Chu kì Canvin
- B. Chu trình C4
- C. Pha sáng
- D. Pha tối
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 211250
Nếu có hai phân tử glucôzơ trải qua đường phân và hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể thì số lượng phân tử ATP tích luỹ được là:
- A. 36ATP
- B. 35ATP
- C. 72ATP
- D. 76ATP
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 211251
Hệ thống hô hấp nào dưới đây không có quan hệ mật thiết với việc cung cấp máu?
- A. Phổi của động vật có xương sống
- B. Mang của cá
- C. Hệ thống khí quản của côn trùng
- D. Da của giun đất