Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 202888
Thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim là gì?
- A. Cacbohiđrat
- B. Lipit
- C. Axit nuclêic
- D. Prôtêin
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 202890
Côđon nào sau không mã hóa axit amin?
- A. 5’-AUG-3'
- B. 5’-UAA-3.
- C. 5’ –AUU- 3’
- D. 5’ –UUU- 3’
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 202892
Đường phân là quá trình phân giải yếu tố nào?
- A. Glucôzơ thành rượu êtylic.
- B. Glucôzơ thành axit pyruvic.
- C. Axit pyruvic thành rượu êtylic.
- D. Axit pyruvic thành axit.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 202895
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
- A. AaBb x aabb
- B. Aabb x Aabb
- C. AaBB x aabb
- D. AaBB x aabb
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 202897
Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn nào?
- A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep.
- B. Đường phân và hô hấp hiếu khí.
- C. Oxi hóa chất hữu cơ và khử.
- D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 202903
Trong trường hợp một gen gồm hai alen (A, a) qui định một tính trạng thì theo lý thuyết, trong các phép lai dưới đây, có bao nhiêu phép lai chắc chắn cho đời con đồng tính?
1. AAAA x aaaa
2. AAAa x Aaaa
3. Aaaa x AAaa
4. AA x aaaa
5. Aa x AAAa
6. AAaa x AAaa
7. aa x aaaa - A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 202909
Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen BB, 200 cá thể có kiểu gen Bb và 1400 cá thể có kiểu gen bb. Tần số alen B và b trong quần thể này lần lượt là:
- A. 0,30 và 0,70
- B. 0,40 và 0,60
- C. 0,25 và 0,75
- D. 0,20 và 0,80
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 202910
Ở một tế bào sinh dục đực, sự không phân li của toàn bộ bộ NST trong lần giảm phân 1 của phân bào giảm nhiễm còn giảm phân 2 diễn ra bình thường sẽ tạo ra loại giao tử nào dưới đây?
- A. Giao tử n.
- B. Giao tử 2n.
- C. Giao tử 4n.
- D. Giao tử 3n.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 202912
Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men?
- A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp rất nhiều so với quá trình hô hấp hiếu khí.
- B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp rất nhiều so với quá trình lên men.
- C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
- D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 202913
Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Di - nhập gen.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
V. Chọn lọc tự nhiên.
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 202916
Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở tế bào chất có thể tóm tắt qua sơ đồ:
- A. 1 phân tử gluôzơ → 1 phân tử rượu êtilic.
- B. 1 phân tử gluôzơ → 2 phân tử axit lactic.
- C. 1 phân tử gluôzơ → 2 phân tử axit piruvic.
- D. 1 phân từ gluôzơ → 1 phân tử CO2.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 202918
Khi nói về đột biến số lượng NST ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Người mắc hội chứng Đao vẫn có khả năng sinh sản bình thường.
- B. Đột biến NST xảy ra ở cặp NST số 1 gây hậu quả nghiêm trọng vì NST đó mang nhiều gen.
- C. Nếu thừa 1 nhiễm sắc thể ở cặp NST số 23 thì người đó mắc hội chứng Tơcnơ.
- D. “Hội chứng tiếng khóc mèo kêu” là kết quả của đột biến lặp đoạn trên NST số 5.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 202921
Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?
- A. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật.
- B. Gây đột biến nhân tạo.
- C. Nhân bản vô tính.
- D. Lai xa kèm theo đa bội hoá.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 202924
Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.
II. Ở người, máu trong động mạch chủ luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.
III. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.
IV. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi.
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 202927
Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. APG của pha tối là nguyên liệu trực tiểp để tổng hợp glucôzơ.
II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước.
III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra.
IV. Diệp lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa.
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 202930
Huyết áp là gì?
- A. Áp lực dòng máu khi tâm thất co
- B. Áp lực dòng máu khi tâm thất dãn
- C. Áp lực dòng máu lên thành mạch
- D. Sự ma sát giữa máu và thành mạch
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 202937
Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ?
- A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm, không thể đi xa để cung cấp O2 cho các cơ quan ở xa tim.
- B. Máu chứa ít sắc tố hô hấp nên giảm khả năng vận chuyển O2 đến các cơ quan trong cơ thể.
- C. Không có hệ thống mao mạch nên quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chậm.
- D. Động vật có kích thước nhỏ ít hoạt động nên quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 202938
Trong cùng một gen, dạng đột biến nào sau gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?
- A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 6.
- B. Mất 3 cặp nuclêôtit liên tiếp ở vị trí 15,16, 17.
- C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit vị trí số 3.
- D. Thay thế 2 cặp nuclêôtit ở vị trí số 15 và số 30.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 202942
Một gen có chiều dài 0,51 mm. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 4050. số nuclêôtit loại ađênin của gen là bao nhiêu?
- A. 750
- B. 450
- C. 1500
- D. 1050
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 202945
Một đoạn gen có trình tự 5’-AGAGTX AAA GTX TXA XTX-3’. Sau khi xử lí với tác nhân gây đột biến, người ta đã thu được trình tự của đoạn gen đột biến là 5 ’-AGA GTX AAA AGT XTX AXT-3 ’. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dạng đột biến trên?
- A. Một cặp nuclêôtit G-X đã được thay thế bằng cặp nuclêôtit A-T.
- B. Không xảy ra đột biến vì số bộ ba vẫn bằng nhau.
- C. Một cặp nuclêôtit A-T được thêm vào đoạn gen.
- D. Một cặp nuclêôtit G-X bị làm mất khỏi đoạn gen.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 202948
Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố ngẫu nhiên?
- A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
- B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.
- C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 202952
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
- A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
- B. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
- C. Mức sinh sản của quần thể giảm.
- D. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 202955
Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là:
- A. 3 : 3 : 1 : 1
- B. 1 : 2 : 1
- C. 19 : 19: 1 : 1
- D. 1 : 1 : 1 : 1
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 202957
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 202959
Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
- A. Chọn lọc tự nhiên.
- B. Giao phối không ngẫu nhiên.
- C. Đột biến.
- D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 202962
Ở đậu Hà Lan, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
- A. Lá.
- B. Rễ.
- C. Thân.
- D. Hoa.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 202965
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, người ta đưa ra các nhận định sau:
1. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ sinh vật sản xuất tới sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và quay vòng trở lại.
2. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều con đường.
3. Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 20 - 50% tổng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.
4. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tính tụ ở một bậc dinh dưỡng bất kì phía sau nó.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
- A. 3
- B. 1
- C. 4
- D. 2
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 202968
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
V. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
- A. 5
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 202971
Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ nào?
- A. Cạnh tranh cùng loài.
- B. Cạnh tranh khác loài.
- C. Ức chế - cảm nhiễm.
- D. Hỗ trợ cùng loài.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 202974
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiều gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,64
0.32
0,04
F2
0,64
0,32
0,04
F3
0,21
0,38
0,41
F4
0,26
0,28
0,46
F5
0,29
0,22
0,49
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
- A. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.
- B. Chọn lọc tự nhiên và các yểu tố ngẫu nhiên.
- C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
- D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 202981
Một cơ thể ruồi giấm có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}{X^M}{X^m}\). Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể này có tối đa 16 loại giao tử
II. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối đa có 12 loại giao tử.
III. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân thì tối thiểu có 2 loại giao tử.
IV. Nếu không có hoán vị gen thì 5 tế bào giảm phân chỉ tạo ra tối đa 10 loại giao tử.
- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 202992
Ở một loài thú, xét ba gen: gen 1 có 3 alen, gen II có 4 alen, cả hai gen cùng nằm trên NST X (thuộc vùng tương đồng với NST Y). Gen III có 2 alen và nằm trên một cặp NST thường. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
1. Số kiểu giao phối tối đa có thể có về các gen đang xét trong nội bộ quần thể của loài là 10088.
2. Số kiểu gen tối đa có thể có về các gen đang xét trong quần thể của loài là 666.
3. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen đang xét ở giới cái là 36.
4. Giới đực có thể tạo ra số loại tinh trùng tối đa về các gen đang xét là 48.
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 203001
Ở một loài thực vật, alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt tím, alen B không có khả năng át màu hạt, alen b có khả năng át màu hạt (cho ra hạt màu trắng). Khi cho cây mang kiểu gen dị hợp tử về hai cặp alen nói trên tự thụ phấn thu được F1. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Ở F1, khi cho các cây hạt tím giao phấn với các cây hạt trắng, tỉ lệ hạt vàng thu được ở đời con là \(\frac{1}{3}\)
2. Khi lấy ngẫu nhiên 2 cây hạt vàng ở F1 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây hạt trắng ở đời con là \(\frac{1}{9}\)
3. Khi cho các cây hạt trắng ở F1 tự thụ phấn, đời sau sẽ thu được kiểu hình là 3 trắng : 1 tím.
4. Tỉ lệ cây hạt trắng ở F1 là 25%.
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 203004
Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cho cây mẹ mang kiểu gen Aa lai với cây bố mang kiểu gen aa thu được đời F1 (trong quá trình giảm phân cây mẹ, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các diễn biến khác diễn ra bình thường, giao tử dạng (n - 1) không có khả năng thụ tinh). Khi tiến hành đa bội hoá đời F1 thu được các cây lục bội. Xét các nhận định sau:
1. Đời F1 có kiểu gen là Aaa
2. Lục bội hoá các cây F1 sau đó cho các cây lục bội giao phấn ngẫu nhiên với nhau, đời con thu được kiểu hình: 24 cao: 1 trắng.
3. Lục bội hoá các cây F1 sau đó cho cây lục bội giao phấn với cây mang kiểu gen Aa, tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là : 1 AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa: 1 aaaa.
4. Cây F1 sau khi lục bội hoá sẽ có kiểu gen là AAAaaa. Có bao nhiêu nhận định đúng?
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 203010
Ở ngô, alen A qui định hạt vàng trội không hoàn toàn so với alen a qui định hạt trắng, kiểu gen dị hợp qui định màu hạt tím. Một quần thể ban đầu có số cây hạt trắng là 30%. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, số cây hạt trắng ở đời F3 là 47,5%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
1. Quần thể ban đầu đạt trạng thái cân bằng di truyền.
2. Ở thế hệ xuất phát, nếu cho các cây hạt tím giao phấn với các cây hạt trắng thì xác suất thu được cây hạt tím ở đời con là 50%.
3. Tỷ số giữa số cây hạt tím và số cây hạt vàng ở thế hệ xuất phát là \(\frac{3}{4}\)
4. Khi cho thế hệ F3 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ cây hạt tím thu được ở đời con là 50%.
- A. 3
- B. 1
- C. 4
- D. 2
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 203017
Ở người, alen A qui định mũi cong trội hoàn toàn so với alen a qui định mũi thẳng (gen nằm trên NST thường); alen B qui định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b qui định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường sinh ra được 2 người con: người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông; người con gái (D) có mũi cong và máu đông bình thường. (D) kết hôn với một người mũi thẳng (E) và có mẹ bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không có đột biến xảy ra, xét các nhận định sau :
1. Người con (C) có giới tính là nam
2. Con gái của cặp vợ chồng (D); (E) có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông.
3. Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là \(\frac{1}{{12}}\)
4. Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp. Có bao nhiêu nhận định đúng?
- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 203020
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD và Ee nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể, trong đó alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định nhiều cành trội hoàn toàn so với alen b qui định ít cành, alen E qui định quả to trội hoàn toàn so với d qui định quả nhỏ, D qui định lá màu xanh. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Biết khi trong kiểu gen có 1 alen trội đều cho kiểu hình giống với kiểu gen có nhiều alen trội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 27 kiểu gen và 8 kiểu hình
II. Có 24 kiểu gen qui định kiểu hỉnh cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh.
III. Loại kiểu hình có 4 tính trạng trội do 52 kiểu gen qui định.
IV. Có tối đa 185 kiểu gen về cả 4 tính trạng trên.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 203025
Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là gì?
- A. Tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng xuất rất cao và có nhiều đặc tính quí.
- B. Tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.
- C. Sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
- D. Khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 203032
Điều nào sau đây đúng khi nói về bằng chứng tiến hóa
- A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.
- B. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.
- C. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.
- D. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 203034
Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây?
(1) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đến từng cá thể riêng lẻ mà mà tác động tới cả quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen mà tác động lên toàn vốn gen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
- A. 2,3
- B. 1,3,4
- C. 1,2,3,4
- D. 1,2,4