Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 219083
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí, nào?
- A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể.
- B. Có sự di chuyển theo các tuyến.
- C. Có sự phân bố theo tuyến.
- D. Có sự phân bố rải rác theo không gian.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 219089
Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tự quay quanh trục theo hướng nào?
- A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim tinh.
- B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh.
- C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim tinh, Thiên Vương tinh.
- D. Thuận chiều kim đồng hồ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 219095
Đâu là thách thức của nước ta khi toàn cầu hóa kinh tế?
- A. Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài.
- B. Đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh.
- C. Đa dạng hóa các sản phẩm.
- D. Có điều kiện tiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 219101
Nước ta nằm vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng nào?
- A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
- B. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
- C. Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
- D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 219112
Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu diện tích lãnh thổ nước ta?
- A. 3/2
- B. 1/4
- C. 3/4
- D. 2/3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 219119
Vận động tạo núi Tân kiến tạo làm địa hình nước ta thay đổi như thế nào?
- A. Có nhiều dạng đồng bằng xuất hiện.
- B. Địa hình trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
- C. Địa hình thoải và ít cắt xẻ hơn.
- D. Địa hình chia thành nhiều khu vực khác nhau.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 219125
Dải đồi Trung du rộng nhất nước ta nằm ở đâu?
- A. Khu vực tây bắc.
- B. Khu vực Đông Nam Bộ.
- C. Phía bắc và tây đồng bằng sông Hồng.
- D. Phía đông của đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 219137
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam biểu hiện qua khí hậu là?
- A. làm tăng tính thất thường của khí hậu
- B. tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển
- C. làm cho mùa đông lạnh và khô hơn
- D. làm cho gió đi qua biển mạnh hơn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 219144
Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là?
- A. cao ở phía bắc, thấp về phía nam
-
B.
cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
- C. cao ở phía đông, thấp về phía tây.
- D. cao ở phía tây, thấp về phía đông.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 219155
Khu vực nào nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc?
- A. Khu vực đông bắc
- B. Khu vực Bắc Trung Bộ.
- C. Khu vực Tây Nguyên
- D. Khu vực Đông Nam Bộ
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 219159
Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng thứ mấy thế giới?
- A. Thứ hai thế giới.
- B. Thứ ba thế giới.
- C. Thứ tư thế giới
- D. Thứ năm thế giới
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 219167
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực gần như không chịu ảnh hưởng của bão ở nước ta?
- A. Bắc Trung Bộ.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
D.
Trung du miền núi phía bắc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 219175
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất trong các hệ thống sông?
- A. Sông Mê Công.
- B. Sông Hồng
- C. Sông Đồng Nai.
- D. Sông Thái Bình.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 219183
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 xác định khu vực nào sau đây tập trung nhiều đất feralit trên đá badan?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 219195
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 xác định khu vực nào sau đây tập trung nhiều đất feralit trên đá badan?
- A. Tây Bắc
- B. Tây Nguyên.
- C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 219205
Khu vực có mùa khô kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là vùng?
- A. Tây Bắc
- B. Đông Bắc
- C. Đồng Bằng Sông Hồng
- D. Tây Nguyên
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 219217
Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là?
- A. hàn đới và ôn đới lục địa.
- B. hàn đới và ôn đới đại dương
- C. ôn đới và cận nhiệt đới
- D. ôn đới đại dương và nhiệt đới.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 219224
Đâu không phải là hậu quả do việc gia tăng dân số quá nhanh ở nước ta gây ra?
- A. Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
- B. Tài nguyên môi trường ngày càng suy giảm.
- C. Tốc độ phát triển kinh tế chậm.
- D. Việc thu hút đầu tư nước ngoài nhiều.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 219230
Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
- A. Vị trí địa lí
- B. Tài nguyên thiên nhiên.
- C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- D. Thị trường
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 219234
Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở?
- A. Phần lãnh thổ phía Tây.
- B. Vùng núi U-ran
- C. Phần lãnh thổ phía Đông.
- D. Đồng bằng Tây Xi-bia
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 219239
Vùng kinh tế trọng điểm được hiểu là vùng?
- A. Phải có khả năng thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ then chốt.
- B. Phải có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, có sức hút đối với các nhà đầu tư.
- C. Phải tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
-
D.
Hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 219244
Biện pháp tốt nhất để sử dụng có hiệu quả hơn đất nông nghiệp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ đó là?
- A. trồng rừng chắn gió, chắn cát.
- B. giải quyết nước tưới trong mùa khô.
- C. đưa vụ đông lên thành vụ chính.
- D. cải tạo đất ngập mặn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 219260
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM.
Năm
1995
2000
2005
2010
2015
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
36,1
31,0
44,3
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
33,8
46,0
46,1
38,6
Hàng nông, lâm, thuỷ sản
46,2
29,0
22,9
22,9
17,1
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng?
- A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng dần từ 1995 - 2015.
- B. Tỉ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm từ 1995 - 2015.
-
C.
Tỉ trọng ngành công nghiệp nhẹ và TTCN có xu hướng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
- D. Tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm thấp nhất năm 2015.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 219267
Ngành công nghiệp nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm?
- A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- B. Công nghiệp cơ khí điện tử.
- C. Công nghiệp luyện kim
- D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 219272
Hoạt động công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ, rất hạn chế ở khu vực Trung du, miền núi, chủ yếu là do?
- A. thiếu tài nguyên khoáng sản.
- B. giao thông vận tải chưa phát triển.
- C. khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.
- D. không có thị trường tiêu thụ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 219275
Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là?
- A. Hoa Kì
- B. Nhật Bản
- C. Canada
- D. EU
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 219279
Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung?
- A. Chế độ nước thất thường.
- B. Lũ lên xuống chậm và kéo dài.
- C. Dòng sông ngắn và dốc
- D. Lòng sông cạn và nhiều cồn cát.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 219285
Một số vùng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có lượng mưa tập trung cao, chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố?
- A. độ cao địa hình.
-
B.
vị trí nằm gần biển.
- C. lớp phủ thực vật.
- D. mưa bão.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 219290
Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp thể hiện qua xu thế?
- A. tăng tỉ trọng cây lương thực.
- B. tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp.
- C. giảm tỉ trọng trồng cây rau đậu.
- D. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 219297
Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển?
- A. đất đai và khí hậu thích hợp.
- B. nguồn nước phong phú phục vụ cho chăn nuôi.
- C. nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào làm thức ăn cho gia súc.
- D. thay đổi hình thức tổ chức trong chăn nuôi.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 219303
Ngành vận tải đảm nhiệm phần lớn trong vận tải hàng hoá quốc tế và có khối lượng luân chuyển lớn nhất thế giới là?
- A. đường biển.
- B. đường ôtô.
- C. đường sắt.
- D. đường hàng không
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 219308
Tiếp giáp với vùng núi Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi gì?
- A. Là cửa ngõ ra biển của Đồng bằng sông Hồng.
-
B.
Cung cấp nhiều nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp.
-
C.
Tiềm năng du lịch lớn.
- D. Thị trường tiêu thụ rộng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 219313
Sức ép về dân số ở Đồng bằng sông Hồng không dẫn đến hậu quả nào?
- A. Đời sống thấp.
- B. Thiếu việc làm.
- C. Chuyển cư
- D. Xuất hiện nhiều văn hoá mới.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 219320
Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu là dựa vào?
- A. đường bờ biển dài, có nhiều đảo ven bờ.
- B. nhiều vùng, vịnh sâu nối liền với các cửa sông lớn.
- C. nền kinh tế phát triển, nhu cầu xây dựng cảng lớn.
- D. nhiêu vũng, vịnh, mực nước sâu, hiện tượng sa bồi không đáng kể.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 219325
Đâu không phải là mục đích chính của EU trong quá trình phát triển.
- A. Tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
- B. Tự do lưu thông con người và tiền vốn.
- C. Hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại
- D. Xử lí các vấn đề về nhập cư.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 219336
Cho biểu đồ dưới đây:
Căn cứ vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng?
- A. Số lượng trang trại tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng.
- B. Vùng Trung du là vùng có số lượng trang trại thấp nhất.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại gấp đôi Trung du và miền núi phía bắc
- D. Đông Nam Bộ có số lượng trang trại đứng thứ 3 cả nước.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 219349
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động thành thị nông thôn.
-
B.
Thể hiện tốc độ tăng trưởng lao động thành thị, nông thôn.
- C. Thể hiện cơ cấu lao động thành thị và nông thôn.
- D. Thể hiện sự so sánh cơ cấu lao động qua các năm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 219354
Biện pháp kĩ thuật quan trọng nhất để cải tạo đất chua mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
- A. phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- B. tích cực làm thuỷ lợi.
- C. cơ giới hoá các khâu làm đất.
- D. bón phân tích hợp.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 219359
Trụ sở của EU được đặt tại đâu?
- A. Brúc-xen (Bỉ).
- B. Niu–óọc (Hoa Kỳ).
- C. Luôn Đôn (Anh).
- D. Pa-ri (Pháp).
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 219368
Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN PHÂN THEO KHU VỰC VẬN TẢI
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Thành phần
2004
2006
2008
2010
2012
2014
Trong nước
380.278,4
459.639,7
610.775,0
765.598,0
929.352,3
1.047,480,9
Ngoài nước
22.723,8
53.935,4
42.460,3
35.288,0
31776,1
31.100,0
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)Để thể hiện tốc độ chuyển dịch của khối lượng hàng hoá phân theo khu vực từ năm 2004 đến năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ tròn
- B. Biểu đồ đường.
- C. Biểu đồ cột
- D. Biểu đồ miền.