Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 155487
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.
… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”
( Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)
Câu 1: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu : “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.”
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 155488
Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào? Nó có lợi ích gì?
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 155489
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi?
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 155490
Anh /chị có đồng tình với quan điểm “em không cứu mình thì ai cứu được em” không ? Vì sao?
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 155491
II. LÀM VĂN
Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 155492
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam) có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.
Anh/ chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của hai sự kiện đó trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.