Câu hỏi (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 142535
Sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ
- A. nền thống trị thực dân cũ.
-
B.
chế độ kì thị tôn giáo.
-
C.
chế độ độc tài thân Mĩ.
-
D.
nền thống trị thực dân mới.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 142536
Nguyên nhân nào sau đây không phải là yếu tố làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh từ năm 1950 đến năm 1973 ?
- A. Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật.
- B. Vai trò quản lí, điều tiết của nhà nước.
-
C.
Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.
- D. Các công ti năng động, có tầm nhìn xa.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 142537
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
- A. mở cửa hội nhập.
- B. phát triển quốc phòng.
- C. hội nhập quốc tế.
- D. phát triển kinh tế.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 142538
Chủ trương “tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa gì?
- A. Giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù ở miền Bắc.
- B. Hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động chống phá.
- C. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- D. Giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù ở miền Nam.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 142539
“Không! chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” được trích trong văn bản nào?
- A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- B. Tuyên ngôn độc lập.
- C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- D. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 142540
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945) vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của nước
- A. Mĩ.
- B. Anh.
- C. Pháp.
- D. Liên Xô.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 142541
Thắng lợi to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945-1950) là
- A. hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
- B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
- D. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 142542
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
- A. độc lập và tự do.
- B. độc lập và dân chủ.
- C. tự do và dân chủ.
- D. dân tộc và dân chủ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 142543
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kỉ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Liên Xô .
- B. Nhật.
- C. Mĩ.
- D. Anh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 142544
Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là
- A. phát xít Nhật.
- B. đế quốc Mĩ.
- C. thực dân Anh.
- D. thực dân Pháp.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 142545
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã tạm thời gác lại nhiệm vụ
- A. chống phong kiến.
- B. chống phát xít, chống chiến tranh.
- C. chống chế độ phản động thuộc địa.
- D. chống đế quốc, chống phong kiến.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 142546
Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) có điểm nào khác so với phong trào Cần Vương (1885-1896)?
- A. Nổ ra trong cả nước
- B. Do nông dân lãnh đạo.
- C. Giúp vua cứu nước.
- D. Do văn thân yêu nước lãnh đạo.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 142547
Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh ở Đông Dương từ kế hoạch
- A. Đờ Lát đơ Tatxinhi.
- B. Rơve.
- C. Nava.
- D. đông xuân 1953-1954.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 142548
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được xác định ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) là
- A. chống phát xít và chống chiến tranh.
- B. chống đế quốc và chống phát xít.
- C. chống đế quốc và chống phong kiến.
- D. chống phong kiến và chống chiến tranh.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 142549
Báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào?
- A. Hội Liên hiệp thuộc địa.
- B. Hội Phục Việt.
- C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
- D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 142550
Ý nào sau đây không nằm trong nội dung của bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ?
- A. Cuộc đảo chính tạo nên khủng hoảng chính trị sâu sắc.
- B. Những điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi.
- C. Những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
- D. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 142551
Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào cách mạng
- A. 1930-1931.
- B. 1939-1945.
- C. 1936-1939.
- D. 1932-1935.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 142553
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
- A. Giao thông vận tải.
- B. Nông nghiệp.
- C. Khai mỏ.
- D. Công nghiệp chế biến.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 142555
Quá trình phát xít hoá ở Đức có điểm nào khác so với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản?
- A. Diễn ra nhanh chóng.
- B. Nước lớn, tiềm lực mạnh.
- C. Kéo dài về thời gian.
- D. Gắn liền các cuộc chiến tranh.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 142559
Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chấm dứt vai trò lịch sử của
- A. giai cấp tư sản.
- B. giai cấp tư sản dân tộc.
- C. giai cấp tiểu tư sản.
- D. giai cấp tư sản mại bản.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 142561
Giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến là ý nghĩa của
- A. chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
- B. chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
- C. chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
- D. chiến dịch Tây Bắc thu – đông năm 1952.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 142564
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã đưa Ấn Độ từ năm 1995 trở thành
- A. nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu trên thế giới.
- B. nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ tư trên thế giới.
- C. nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới.
- D. nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 142567
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương (9/3/1945) là
- A. do bản chất đế quốc của Nhật và Pháp.
- B. do thái độ của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- C. do Đông Dương có vị trí chiến lược quan trọng.
- D. do Nhật muốn hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 142568
Nguyên nhân cơ bản nào buộc thực dân Pháp chấp nhận ký hiệp định Giơnevơ (21/7/1954)?
- A. Pháp sa lầy ở chiến tranh Đông Dương, ngày càng lệ thuộc Mĩ.
- B. Pháp thất bại liên tiếp trên mặt trận quân sự, đặc biệt ở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- C. Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Á, Phi và Mĩ Latinh.
- D. Cách mạng Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 142570
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của Việt Nam trong công tác xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất giai đoạn 1930-1945 là gì?
- A. Thành lập các tổ chức yêu nước.
- B. Thay đổi tên gọi phù hợp từng thời kì.
- C. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- D. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 142572
“Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” (Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016) là một trong những chủ trương, chính sách lớn nhằm
- A. phát huy lợi thế nông nghiệp ở địa phương.
- B. xoá bỏ nền nông nghiệp manh mún, lạc hậu.c
- C. thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- D. phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 142575
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác nào so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
- A. Bùng nổ ở thành thị trước nông thôn.
- B. Từ nông thôn tiến vào thành thị.
- C. Kết hợp giữa thành thị và nông thôn.
- D. Chỉ diễn ra ở thành thị.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 142576
Vì sao nói việc xác định lực lượng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là đúng đắn và sáng tạo ?
- A. Phù hợp với điều kiện lịch sử của một nước thuộc địa.
- B. Phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- C. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các giai cấp.
- D. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 142578
Đâu là nội dung thể hiện tính chất cách mạng của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ?
- A. Duy tân để phát triển đất nước.
- B. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước.
- C. Giải phóng dân tộc gắn với duy tân.
- D. Khảo sát để tìm con đường cứu nước.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 142579
Vấn đề dân tộc được xác định trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) có điểm nào khác so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939)?
- A. Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
- B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, gác lại nhiệm vụ chống phong kiến.
- C. Tạm thời gác lại nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nêu khẩu hiệu giảm tô, thuế.
- D. Thành lập mặt trận riêng- Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 142581
Điểm nổi bật trong việc xác định hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
- A. đánh vị trí xung yếu, quan trọng.
- B. tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu .
- C. đánh bất ngờ, giành thế chủ động.
- D. đánh vị trí hiểm trở để chắc thắng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 142584
Ý nào sau đây là điểm chung của kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) ?
- A. Thể hiện sức mạnh, tiềm lực kinh tế.
- B. Thể hiện sức mạnh kinh tế, quân sự.
- C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- D. Thể hiện sức mạnh, tiềm lực quân sự.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 142585
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc.
- B. Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.
- C. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp.
- D. Lật đổ và quét sạch mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 142586
Xác định điểm khác nhau cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ nửa sau thế kỉ XX và cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII- XIX ?
- A. Đạt được những thành tựu kì diệu.
- B. Phát triển trải qua hai giai đoạn.
- C. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.
- D. Chủ yếu diễn ra trên mặt công nghệ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 142587
Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ là một trong những tác động của
- A. cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
- B. phong trào cách mạng Cuba, lật đổ chế độ độc tài Batixta (1959).
- C. phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam (1946-1954).
- D. phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh (1945-1975).
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 142588
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) ?
- A. Hình thức đấu tranh phong phú.
- B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- C. Xác định đúng kẻ thù dân tộc.
- D. Đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 142589
Phương pháp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của Mĩ Latinh có điểm khác nhau nào ?
- A. Đấu tranh chính trị quyết định, vũ trang đóng vai trò xung kích.
- B. Chủ yếu bằng phương pháp hoà bình, thương lượng, đàm phán.
- C. Đấu tranh vũ trang quyết định, chính trị đóng vai trò xung kích.
- D. Đấu tranh vũ trang, bãi công, nổi dậy, đấu tranh nghị trường.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 142591
Phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm nào tương đồng so với phong trào cách mạng 1930-1931?
- A. Kẻ thù trước mắt.
- B. Giai cấp lãnh đạo.
- C. Phương pháp đấu tranh.
- D. Lực lượng tham gia.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 142594
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là khẩu hiệu thay đổi về mục tiêu đấu tranh chống thực dân Pháp (1858-1884) của nhân dân ta sau sự kiện nào?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Patơnôt.
- C. Hiệp ước Giáp Tuất.
- D. Hiệp ước Hác Măng
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 142596
Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu những năm 1930 là
- A. xuất hiện giai cấp tiên tiến có khả năng lãnh đạo cách mạng.
- B. xuất hiện những giai cấp mới có khả năng lãnh đạo cách mạng.
- C. khuynh hướng vô sản thắng thế trước khuynh hướng dân chủ tư sản.
- D. xuất hiện hai khuynh hướng chính trị cùng song song tồn tại.