Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 55809
Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do
- A. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
- B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.
- C. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.
- D. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 55810
Dạng địa hình ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển là
- A. các đầm phá, vịnh cửa sông.
- B. các bờ biển mài mòn.
- C. các vũng vịnh nước sâu.
- D. các tam giác châu bãi triều rộng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 55812
Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã
- A. tạo sự phân hóa rõ rệt thiên nhiên từ đông sang tây.
- B. làm cho thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao địa hình.
- C. tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
- D. làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam khá đồng nhất.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 55813
Nguyên nhân sâu xa của vòng luẩn quẩn “nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái” ở châu Phi là do
- A. tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài.
- B. nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả.
- C. hậu quả của sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
- D. dân số gia tăng quá nhanh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 55814
Điểm khác biệt nổi bật của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là:
- A. có nhiều đỉnh núi hơn.
- B. sườn núi dốc hơn
- C. sườn núi ít bất đối xứng hơn.
- D. địa hình núi cao hơn hẳn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 55816
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
- A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- B. Nguồn vốn đầu tư nhiều và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
- C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn vốn đầu tư nhiều.
- D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và lao động có kinh nghiệm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 55818
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA TRUNG QUỐC, NĂM 1985 VÀ 2004
Năm
1985
2004
Số dân (triệu người)
1.058
1.300
Sản lượng lương thực (triệu tấn)
339,8
422,5
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của Trung Quốc năm 1985 và 2004 lần lượt là: (Đơn vị: kg/người)
- A. 325,0 và 324,0.
- B. 321,2 và 325,0.
- C. 321,2 và 325,1.
- D. 320,1 và 325,0.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 55819
Kiểu khí hậu nào sau đây phổ biến ở miền Tây Trung Quốc?
- A. Ôn đới lục địa.
- B. Ôn đới hải dương.
- C. Nhiệt đới gió mùa.
- D. Ôn đới gió mùa.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 55820
Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì
- A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
- B. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.
- C. có sự tích tụ nhiều Al2O3.
- D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 55821
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
- A. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
- B. nền nhiệt độ cả nước cao.
- C. tổng bức xạ trong năm lớn.
- D. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 55824
Cho biểu đồ
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
- A. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Huế không sâu sắc.
- B. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Huế là tháng có lượng mưa lớn nhất.
- C. Nhiệt độ trung bình năm của Huế không cao, chưa đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới.
- D. Huế có tổng lượng mưa lớn, mùa mưa lệch dần về thu đông.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 55826
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là đều
- A. Không được nâng lên trong các vận động tân kiến tạo.
- B. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
- C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
- D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 55827
Công cuộc Đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm
- A. 1986.
- B. 1979.
- C. 1980.
- D. 1981.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 55828
Trong cơ cấu GDP của Hoa Kì, ngành nông nghiệp có tỉ trọng ngày càng giảm là do
- A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
- B. tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp tăng chậm hơn so với công nghiệp, dịch vụ.
- C. nhà nước không đầu tư cho nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm.
- D. ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp kém phát triển, chất lượng sản phẩm thấp.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 55829
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau?
- A. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
- B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.
- C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
- D. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 55832
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia?
- A. Lâm Đồng.
- B. Ninh Thuận.
- C. Bình Thuận.
- D. Bình Phước.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 55833
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào?
- A. Khánh Hòa.
- B. Phú Yên.
- C. Ninh Thuận.
- D. Bình Định.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 55834
Cho bảng số liệu: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Bang Nga
Năm
Sản phẩm
1995
2001
2003
2005
Dầu mỏ (triệu tấn)
305,0
340,0
400,0
470,0
Điện (tỉ kwh)
876,0
847,0
883,0
953,0
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện của Nga trong giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Miền.
- B. Tròn.
- C. Đường.
- D. Kết hợp
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 55835
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với hình thể nước ta?
- A. Địa hình đoạn bờ biển miền Trung ít có sự đa dạng.
- B. Cao nguyên tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Tây Bắc.
- C. Dãy núi Trường Sơn có chiều dài lớn nhất nước ta.
- D. Đồng bằng Nam Bộ rộng hơn đồng bằng Bắc Bộ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 55837
Đặc điểm nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
- A. Tính chất cận xích đạo gió mùa.
- B. Nóng đều quanh năm.
- C. Biên độ nhiệt năm cao.
- D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 55839
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã làm cho
- A. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
- B. Tính chất nhiệt đới của thiên nhiên bị phá vỡ.
- C. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
- D. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 55840
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hóa đa dạng là do
- A. độ cao của các dãy núi.
- B. gió mùa và hướng các dãy núi.
- C. chế độ khí hậu của các vùng.
- D. ảnh hưởng của biển.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 55842
Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?
- A. Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài.
- B. Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước.
- C. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.
- D. Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 55844
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do hoạt động của
- A. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
- B. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
- C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam.
- D. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 55845
Cho biểu đồ về thương mại của Liên Bang Nga qua các năm.
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
- A. Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Liên Bang Nga qua các năm.
- B. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm.
- C. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm.
- D. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Liên Bang Nga qua các năm.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 55847
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 2000 - 2008 (Đơn vị:%)
Năm
2000
2002
2004
2006
2008
Nhập khẩu
61,7
63,4
65,1
61,7
58,1
Xuất khẩu
38,3
36,6
34,9
38,3
41,9
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2000 - 2008?
- A. Chênh lệch tỉ trọng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu năm 2008 là thấp nhất.
- B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2004 - 2008.
- C. Hoa Kì là nước xuất siêu.
- D. Tỉ trọng xuất khẩu có sự biến động.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 55849
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông thể hiện qua yếu tố
- A. hải văn và sinh vật biển.
- B. thủy triều và độ muối nước biển.
- C. dòng biển và sinh vật biển.
- D. hải văn và sóng biển.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 55850
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam là
- A. dãy Tam Đảo.
- B. dãy Tam Điệp.
- C. dãy Bạch Mã.
- D. dãy Con Voi.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 55852
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước
- A. phát triển.
- B. NICs.
- C. G8.
- D. đang phát triển.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 55854
Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng vì:
- A. tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động ở nông thôn.
- B. vừa phát huy được thế mạnh KHKT, vừa tận dụng được thế mạnh các cơ sở truyền thống, tạo sự linh hoạt trong nền kinh tế.
- C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ và thủ công, tạo sự linh hoạt trong phát triển kinh tế.
- D. có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 55856
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố ven biển?
- A. Địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
- B. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
- C. Nhiều khoáng sản, thuận lợi cho sản xuất.
- D. Nguồn nước dồi dào ít có thiên tai.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 55857
Cho thông tin sau:” ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm,...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta
- A. giàu tôm cá.
- B. có nguồn lợi hải sản phong phú.
- C. có nhiều đặc sản.
- D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 55858
Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ được hình thành tại khu vực biên giới của ba nước
- A. Bỉ, Pháp, Đan Mạch.
- B. Hà Lan, Pháp, Áo.
- C. Đức, Hà Lan, Pháp.
- D. Hà Lan, Bỉ, Đức.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 55860
Nguyên nhân đỉnh mưa của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do
- A. hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.
- B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão.
- C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
- D. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 55861
Thế mạnh nổi bật của sông ngòi ở vùng núi Tây Bắc nước ta là
- A. thủy sản.
- B. phù sa.
- C. giao thông.
- D. thủy điện.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 55863
Cho bảng số liệu sau:
TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA EU, HOA KÌ, NHẬT BẢN TRONG
TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA THẾ GIỚI NĂM 2004 (Đơn vị: %)
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới
37,7
9,0
6,25
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng giá trị xuất khẩu của EU?
- A. Nhỏ hơn Hoa Kì và Nhật Bản cộng lại.
- B. Lớn hơn Hoa Kì và Nhật Bản cộng lại.
- C. Tương đương với Hoa Kì.
- D. Tương đương với Nhật Bản.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 55864
Đồng bằng Cantô có diện tích lớn nhất Nhật Bản nằm trên đảo
- A. Hôn-su
- B. Kiu-xiu
- C. Hô – cai - đô.
- D. Xi-cô-cư
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 55866
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng vòng cung?
- A. Ngân Sơn.
- B. Bắc Sơn.
- C. Sông Gâm.
- D. Tam Điệp.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 55867
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta phổ biến theo hướng.
- A. Tây Bắc.
- B. Đông Nam.
- C. Tây Nam.
- D. Đông Bắc.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 55868
Thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ) là thời kì hoạt động mạnh của gió.
- A. Tín Phong.
- B. Tây Nam.
- C. Đông Bắc.
- D. Gió fơn.