Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 27924
Cho hàm số \(y = \lim \left( x \right)\) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } f\left( x \right) = 1\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } f\left( x \right) = - 1.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng y =1 và y = -1
- B. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng y =1 và y = -1
- C. Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang.
- D. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 27925
Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính cosin của góc giữa một mặt bên và một mặt đáy.
- A. \(\frac{1}{2}\)
- B. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
- C. \(\frac{1}{3}\)
- D. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 27926
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho \(A\left( {0; - 1;1} \right),B\left( { - 2;1; - 1} \right),C\left( { - 1;3;2} \right).\) Biết rằng ABCD là hình bình hành, khi đó tọa độ điểm D là:
- A. \(D\left( { - 1;1;\frac{2}{3}} \right)\)
- B. \(D\left( {1;3;4} \right)\)
- C. \(D\left( {1;1;4} \right)\)
- D. \(D\left( { - 1; - 3; - 2} \right)\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 27928
Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 5.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A. Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right),\left( {3; + \infty } \right)\)
- B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
- C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
- D. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1;3} \right)\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 27929
Ông A gửi tiết kiệm vào ngân hàng 300 triệu đồng, với loại kì hạn 3 tháng và lãi suất 12,8%/năm. Hỏi sau 4 năm 6 tháng thì số tiền T ông nhận được là bao nhiêu? Biết trong thời gian gửi ông không rút lãi ra khỏi ngân hàng?
- A. \(T = {3.10^8}{\left( {1,032} \right)^{18}}\) (triệu đồng)
- B. \(T = {3.10^8}{\left( {1,032} \right)^{54}}\) (triệu đồng)
- C. \(T = {3.10^2}{\left( {1,032} \right)^{18}}\) (triệu đồng)
- D. Đán án khác
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 27930
Cho tứ diện ABCD có hai mặt phẳng (ABC) và (ABD) cùng vuông góc với (DBC). Gọi BE và DF là hai đường cao của tam giác BCD, DK là đường cao của tam giác ACD. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
- A. \(\left( {ABE} \right) \bot \left( {ADC} \right)\)
- B. \(\left( {ABD} \right) \bot \left( {ADC} \right)\)
- C. \(\left( {ABC} \right) \bot \left( {DFK} \right)\)
- D. \(\left( {DFK} \right) \bot \left( {ADC} \right)\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 27931
Một đội gồm 5 nam và 8 nữ. Lập một nhóm gồm 4 người hát tốp ca, tính xác suất để trong 4 người được chọn có ít nhất 3 nữ.
- A. \(\frac{{56}}{{143}}\)
- B. \(\frac{{87}}{{143}}\)
- C. \(\frac{{73}}{{143}}\)
- D. \(\frac{{70}}{{143}}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 27932
Tính thể tích của khối trụ biết bán kính đáy của hình trụ đó bằng a và thiết diện đi qua trục là một hình vuông.
- A. \(2\pi {a^3}\)
- B. \(\frac{2}{3}\pi {a^3}\)
- C. \(4\pi {a^3}\)
- D. \(\pi {a^3}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 27933
Cho khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có BB' = a, đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và \(AC = a\sqrt 2 .\) Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
- A. \(V = \frac{{{a^3}}}{6}\)
- B. \(V = \frac{{{a^3}}}{3}\)
- C. \(V = \frac{{{a^3}}}{2}\)
- D. \(V = {a^3}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 27934
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm của SA, SD và AB. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. (NOM) cắt (OPM)
- B. (MON)|| (SBC)
- C. \(\left( {PON} \right) \cap \left( {MNP} \right) = NP\)
- D. (MNP)|| (SBD)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 27936
Một trong các đồ thị ở hình vẽ là đồ thị của hàm số f(x) liên tục trên R thỏa mãn \(f'\left( 0 \right) = 0,f\left( x \right) < 0,\forall x \in \left( { - 1;2} \right).\) Hỏi đó là đó là đồ thị nào?
- A. H3
- B. H4
- C. H2
- D. H1
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 27937
Cho hình nón có thiết diện qua trục của hình nón là tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng \(a\sqrt {2.} \) Diện tích xung quanh của hình nón bằng:
- A. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{3}\)
- B. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{2}\)
- C. \(2\sqrt 2 \pi {a^2}\)
- D. \(\sqrt 2 \pi {a^2}\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 27938
Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC, AB của tam giác ABC. Khi đó phép vị tự nào biến tam giác A’B’C thành tam giác ABC?
- A. Phép vị tự tâm G, tỉ số \( - \frac{1}{2}\)
- B. Phép vị tự tâm G, tỉ số\( \frac{1}{2}\)
- C. Phép vị tự tâm G, tỉ số 2
- D. Phép vị tự tâm G, tỉ số -2
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 27939
Trong mặt phẳng cho 10 điểm phân biệt \({A_1},{A_2},...,{A_{10}}\) trong đó có 4 điểm \({A_1},{A_2},{A_3},{A_4}\) thẳng hàng, ngoài ra không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu tam giác có 3 đỉnh được lấy trong 10 điểm trên?
- A. 116
- B. 80
- C. 96
- D. 60
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 27941
Tập nghiệm của bất phương trình \({9^x} - {2.6^x} + {4^x} > 0\) là
- A. \(S = \left( {0; + \infty } \right).\)
- B. \(S = R.\)
- C. \(S = R\backslash \left\{ 0 \right\}.\)
- D. \(S = \left[ {0; + \infty } \right).\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 27942
Nghiệm của phương trình \(\sin x - \sqrt 3 \cos x = 2\sin 3x\) là
- A. \(x = \frac{\pi }{6} + k\pi \) hoặc \(x = \frac{\pi }{6} + k\frac{{2\pi }}{3}\left( {k \in Z} \right).\)
- B. \(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \) hoặc \(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right).\)
- C. \(x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \) hoặc \(x = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right).\)
- D. \(x = \frac{\pi }{3} + k\frac{\pi }{2}\left( {k \in Z} \right).\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 27943
Tính \(F\left( x \right) = \int {x\sin 2xdx.} \) Chọn kết quả đúng.
- A. \(F\left( x \right) = \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x + \sin 2x} \right) + C.\)
- B. \(F\left( x \right) = - \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x + \sin 2x} \right) + C.\)
- C. \(F\left( x \right) = - \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x - \sin 2x} \right) + C.\)
- D. \(F\left( x \right) = \frac{1}{4}\left( {2x\cos 2x - \sin 2x} \right) + C.\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 27944
Có thể chia một khối lập phương thành bao nhiêu khối tứ diện có thể tích bằng nhau mà các đỉnh của tứ diện cũng là đỉnh của hình lập phương?
- A. 2
- B. 8
- C. 4
- D. 6
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 28011
Một cấp số nhân có số hạng đầu \({u_1} = 3,\) công bội \(q = 2.\) Biết \({S_n} = 765.\) Tìm n.
- A. 7
- B. 6
- C. 8
- D. 9
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 28013
Đồ thị hình bên là của hàm số nào?
- A. \(y = \frac{{ - x}}{{x + 1}}.\)
- B. \(y = \frac{{ - x + 1}}{{x + 1}}.\)
- C. \(y = \frac{{ - 2x + 1}}{{2x + 1}}.\)
- D. \(y = \frac{{ - x + 2}}{{x + 1}}.\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 28014
Cho hàm số \(y = {x^4} - 4{x^2} - 2\) có đồ thị (C) và đồ thị \(\left( P \right):y = 1 - {x^2}.\) Số giao điểm của (P) và đồ thị (C) là
- A. 1
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 28015
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = x + \frac{9}{x}\) trên đoạn \(\left[ {2;4} \right]\) là
- A. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = 6.\)
- B. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = \frac{{13}}{2}.\)
- C. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = - 6.\)
- D. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {2;4} \right]} y = \frac{{25}}{4}.\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 28017
Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt { - 2{x^2} + 5x - 2} + \ln \frac{1}{{{x^2} - 1}}\) là
- A. \(\left[ {1;2} \right].\)
- B. \(\left( {1;2} \right).\)
- C. \(\left[ {1;2} \right).\)
- D. \(\left( {1;2} \right].\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 28018
Biết F(x) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{{x - 1}}\) và \(F\left( 2 \right) = 1.\) Tính F(3)
- A. \(F\left( 3 \right) = \ln 2 - 1.\)
- B. \(F\left( 3 \right) = \ln 2 + 1.\)
- C. \(F\left( 3 \right) = \frac{1}{2}.\)
- D. \(F\left( 3 \right) = \frac{7}{4}\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 28020
Cho chóp S.ABCD có đáy là hình vuông \(SA \bot \left( {ABCD} \right).\) Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (SAD) là góc?
- A. CSA
- B. CSD
- C. CDS
- D. SCD
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 28022
Khai triển \({\left( {1 + 2x + 3{x^2}} \right)^{10}} = {a_0} + {a_1}x + {a_2}{x^2} + ... + {a_{20}}{x^{20}}.\) Tính tổng \(S = {a_0} + 2{a_1} + 4{a_2} + ... + {2^{20}}{a_{20}}.\)
- A. \(S = {15^{10}}.\)
- B. \(S = {17^{10}}.\)
- C. \(S = {7^{10}}.\)
- D. \(S = {7^{20}}.\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 28024
Cho a,b >0 và \(a,b \ne 1,\) biểu thức \(P = {\log _{\sqrt 5 }}{b^3}.{\log _b}{a^4}\) có giá trị bằng bao nhiêu?
- A. 18
- B. 24
- C. 12
- D. 6
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 28027
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, \(SA \bot \left( {ABCD} \right),SA = a.\) Gọi G là trọng tâm tam giác SCD. Tính thể tích khối chop G.ABCD.
- A. \(\frac{1}{6}{a^3}\)
- B. \(\frac{1}{{12}}{a^3}\)
- C. \(\frac{2}{{17}}{a^3}\)
- D. \(\frac{1}{9}{a^3}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 28028
Cho tập hợp \(A = \left\{ {2;3;4;5;6;7} \right\}.\) Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số khác nhau được thành lập từ các chữ số thuộc A?
- A. 216
- B. 180
- C. 256
- D. 120
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 28030
Biến đổi \(\int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {1 + x} }}dx} \) thành \(\int\limits_1^2 {f\left( t \right)dt} \) với \(t = \sqrt {1 + x} .\) Khi đó f(t) là hàm số nào trong các hàm số sau đây?
- A. \(f\left( t \right) = 2{t^2} - 2t.\)
- B. \(f\left( t \right) = {t^2} + t.\)
- C. \(f\left( t \right) = 2{t^2} + 2t.\)
- D. \(f\left( t \right) = {t^2} - t.\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 28034
Cho hàm số f(x) liên tục trên R và \(f\left( x \right) + 2f\left( {\frac{1}{x}} \right) = 3x.\) Tính tích phân \(I = \int\limits_{\frac{1}{2}}^2 {\frac{{f\left( x \right)}}{x}dx.} \)
- A. \(I = \frac{1}{2}.\)
- B. \(I = \frac{5}{2}.\)
- C. \(I = \frac{3}{2}.\)
- D. \(I = \frac{7}{2}.\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 28036
Cho hình chop S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B. Biết \(AD = 2a,AB = BC = SA = a.\) Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy, gọi M là trung điểm của AD. Tính khoảng cách h từ M đến mặt phẳng (SCD).
- A. \(h = \frac{a}{3}.\)
- B. \(h = \frac{{a\sqrt 6 }}{6}.\)
- C. \(h = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}.\)
- D. \(h = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}.\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 28044
Cho một cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 0\) và tổng 100 số hạng đầu bằng 24850. Tính \(S = \frac{1}{{{u_1}{u_2}}} + \frac{1}{{{u_2}{u_3}}} + ... + \frac{1}{{{u_{49}}{u_{50}}}}.\)
- A. \(S = 123.\)
- B. \(S = \frac{4}{{23}}.\)
- C. \(S = \frac{9}{{246}}.\)
- D. \(S = \frac{{49}}{{246}}.\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 28047
Tìm số thực a để phương trình \({9^x} + 9 = a{3^x}cox\left( {\pi x} \right)\) chỉ có duy nhất một nghiệm thực
- A. -6
- B. 6
- C. -3
- D. 3
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 28049
Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
- A. \(a > 0,b > 0,c > 0.\)
- B. \(a > 0,b < 0,c > 0.\)
- C. \(a < 0,b > 0,c > 0.\)
- D. \(a > 0,b > 0,c < 0.\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 28050
Cho phần vật thể (T) giới hạn bởi hai mặt phẳng có phương trình x = 0 và x = 2 Cắt phần vật thể (T) bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ \(\left( {0 \le x \le 2} \right),\) ta được thiết diện là một tam giác đều có độ dài cạnh bằng \(x\sqrt {2 - x} .\) Tính thể tích V của phần vật thể (T).
- A. \(V = \frac{4}{3}.\)
- B. \(V = \frac{{\sqrt 3 }}{3}.\)
- C. \(V = 4\sqrt 3 .\)
- D. \(V = \sqrt 3 .\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 28051
Cho hình nón có chiều cao h. Tính chiều cao x của khối trụ có thể tích lớn nhất nội tiếp trong hình nón theo h.
- A. \(x = \frac{h}{2}.\)
- B. \(x = \frac{h}{3}.\)
- C. \(x = \frac{{2h}}{3}.\)
- D. \(x = \frac{h}{{\sqrt 3 }}.\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 28052
Cho a, b >0 nếu \({\log _8}a + {\log _4}{b^2} = 5\) và \({\log _4}{a^2} + {\log _8}b = 7\) thì giá trị của ab bằng.
- A. \({2^9}.\)
- B. 8
- C. \(2^{18}\)
- D. 2
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 28053
Cho hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{2x + 3}}\left( H \right).\) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (H), biết tiếp tuyến đó cắt trục hoành, trục tung lần lượt tại hai điểm phân biệt A, B và tam giác OAB cân tại gốc tọa độ O.
- A. \(y = - x - 2.\)
- B. \(y = - x + 1.\)
- C. \(y = - x + 2.\)
- D. \(y = - x\) và \(y = - x - 2.\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 28054
Với giá trị nào của tham số m thì phương trình \({4^x} - m{.2^{x + 1}} + 2m = 0\) có 2 nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \({x_1} + {x_2} = 3?\)
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 28055
Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 48. Gọi M, N, P lần lượt là điểm thuộc các cạnh AB, CD, SC sao cho \(MA = MB,NC = 2ND,SP = PC.\) Tính thể tích V của khối chóp P.MBCN.
- A. 14
- B. 20
- C. 28
- D. 40
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 28056
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng 1, mặt bên SAB là tam giác cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích V
của khối cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho biết \(\angle ASB = {120^0}.\)
- A. \(V = \frac{{5\sqrt {15} \pi }}{{54}}.\)
- B. \(V = \frac{{4\sqrt 3 \pi }}{{27}}.\)
- C. \(V = \frac{{5\pi }}{3}.\)
- D. \(V = \frac{{13\sqrt {78} \pi }}{{27}}.\)
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 28058
Cho hai số thực x,y thỏa mãn \(x \ge 0,y \ge 1,x + y = 3.\) Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = {x^3} + 2{y^2} + 3{x^2} + 4xy - 5x.\)
- A. \({P_{{\rm{max}}}} = 15\) và \({P_{\min }} = 13.\)
- B. \({P_{{\rm{max}}}} = 20\) và \({P_{\min }} = 18.\)
- C. \({P_{{\rm{max}}}} = 20\) và \({P_{\min }} = 15.\)
- D. \({P_{{\rm{max}}}} = 18\) và \({P_{\min }} = 15.\)
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 28059
Cho f(x) là một đa thức thỏa mãn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right) - 16}}{{x - 1}} = 24\). Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right) - 16}}{{x - 1\left( {\sqrt {2f\left( x \right) + 4} + 6} \right)}}.\)
- A. 24
- B. \( + \infty \)
- C. 2
- D. 0
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 28060
Lập phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số y = f(x) thỏa mãn \({f^2}\left( {1 + 2x} \right) = x - {f^3}\left( {1 - x} \right)\) tại điểm có hoành độ x = 1?
- A. \(y = - \frac{1}{7}x - \frac{6}{7}.\)
- B. \(y = - \frac{1}{7}x + \frac{6}{7}.\)
- C. \(y = \frac{1}{7}x - \frac{6}{7}.\)
- D. \(y = \frac{1}{7}x + \frac{6}{7}.\)
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 28061
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có đồ thị hàm số f'(x) như trong hình vẽ bên.
- A. \(f\left( 1 \right) = 2.\)
- B. \(f\left( 2 \right) = \frac{{11}}{2}.\)
- C. \(f\left( 1 \right) = \frac{7}{2}.\)
- D. \(f\left( 2 \right) = 6.\)
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 28063
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{m}{3}{x^3} + 2{x^2} + mx + 1\) có 2 điểm cực trị thỏa mãn điều kiện \({x_{C{\rm{D}}}} < {x_{CT}}.\)
- A. m < 2
- B. -2 < m < 0
- C. -2 < m < -2
- D. 0 < m < 2
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 28064
Cho hàm số f(x) có đạo hàm liên tục trên R và thỏa mãn \(f\left( x \right) > 0,\forall x \in R.\) Biết f(0) = 1 và \(\frac{{f'\left( x \right)}}{{f\left( x \right)}} = 2 - 2x.\) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(f\left( x \right) = m\) có hai nghiệm phân thực biệt.
- A. \(m > e.\)
- B. \(0 < m \le 1.\)
- C. \(0 < m < e.\)
- D. \(1 < m < e.\)
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 28065
Tìm giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{\left( {m + 3} \right)x + 4}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right).\)
- A. \(m \in \left( { - 4;1} \right).\)
- B. \(m \in \left[ { - 4;1} \right].\)
- C. \(m \in \left( { - 4; - 1} \right].\)
- D. \(m \in \left( { - 4; - 1} \right).\)
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 28066
Cho hình cầu (S) tâm I, bán kính R không đổi. Một hình trụ có chiều cao h và bán kính đáy r thay đổi nội tiếp hình cầu. Tính chiều cao h theo R sao cho diện tích xung quanh của hình trụ lớn nhất.
- A. \(h = R\sqrt 2 .\)
- B. \(h = R.\)
- C. \(h = \frac{R}{2}.\)
- D. \(h = \frac{{R\sqrt 2 }}{2}.\)