Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 158096
Trong các bằng chứng tiến hóa sau, bằng chứng tiến hóa trực tiếp là:
- A. các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
- B. xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
- C. sinh vật từ đơn bào đến sinh vật đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
- D. chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố tương tự.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 158099
Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng như nhau ở các loài sinh vật; cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
- A. Cánh dơi và chi trước của mèo.
- B. Vây trước của cá voi và vây trước của cá mập.
- C. Gai của cây xương rồng và tua cuốn của cây họ Đậu.
- D. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn thịt.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 158107
Nguồn nguyên liệu tiến hóa chủ yếu theo quan điểm của thuyết tiến hóa Đacuyn là:
- A. biến dị cá thể.
- B. đột biến gen.
- C. đột biến nhiễm sắc thể.
- D. biến dị tổ hợp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 158110
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học. III. Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
- A. I→III→II
- B. II→III→I
- C. I→II→III
- D. III→II→II
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 158114
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa là:
- A. đột biến.
- B. di – nhập gen.
- C. chọn lọc tự nhiên.
- D. yếu tố ngẫu nhiên.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 158119
Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra ở
- A. động vật ít di chuyển.
- B. động vật phát tán mạnh.
- C. thực vật bậc thấp.
- D. các loài thực vật.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 158134
Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.
- C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
- D. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 158148
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể mà không tác động lên cá thể.
- B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
- C. Ở quần thể sinh vật lưỡng bội, chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
- D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen của quần thể.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 158152
Đặc điểm chung của nhân tố tiến hóa đột biến và di – nhập gen là
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Một alen có lợi cũng có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
(3) Làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
(4) Có thể làm xuất hiện alen mới nên làm phong phú vốn gen cho quần thể.
- A. (1), (3).
- B. (2), (4).
- C. (2), (3).
- D. (1), (4).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 158156
Có các nhận định sau về quá trình tiến hóa:
(1). Quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(3). Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
(4). Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phương án trả lời chính xác là : (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
- A. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.
- B. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.
- C. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
- D. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 158162
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể.
(3) Phát tán các đột biến trong quần thể, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
(4) Tích lũy đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 158168
Khi nói về sự hình thành loài theo phương thức lai xa và đa bội hoá, nhận định nào sau đây là sai?
- A. Sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa diễn ra trong một khu vực địa lí.
- B. Phương thức này thường gặp chủ yếu ở thực vật, ít gặp ở động vật.
- C. Quá trình này diễn ra chậm vì chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
- D. Thể song nhị bội được hình thành là kết quả của lai xa kết hợp đa bội hoá.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 158175
Khi nói về cách li sinh sản, phát biểu náo sau đây là đúng?
- A. Cách li sau hợp tử gồm cách li nơi ở, cách li thời gian, cách li tập tính và cách li cơ học.
- B. Hai loài cùng sống trong một khu vực nhưng có mùa sinh sản khác gọi là cách li thời gian.
- C. Cách li cơ học là do hai loài có hình thức giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.
- D. Cách li trước hợp tử là trở ngại ngăn cản sự giao phối hay ngăn cản tạo con lai hữu thụ.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 158183
Có bao nhiêu ví dụ sau đây là cách li trước hợp tử?
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực có giao phối với nhau nhưng con lai không phát triển.
(3) Ngựa vằn sống ở châu Phi không giao phối với ngựa hoang sống ở vùng Trung Á.
(4) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.
(5) Sự không tương thích của các phân tử prôtêin trên bề mặt trứng và tinh trùng của hai loài nhím biển nên không thể kết hợp được với nhau.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 158184
Ghi nhận sự thay đổi tỉ lệ kiểu gen ở một quần thể qua 3 thế hệ liên tiếp như sau:
F1: 0,24AA : 0,32Aa : 0,44aa; F2: 0,28AA : 0,24Aa : 0,48aa; F3: 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa.
Biết rằng, các kiểu gen AA, Aa, aa có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa:
- A. chọn lọc tự nhiên.
- B. các yếu tố ngẫu nhiên.
- C. giao phối không ngẫu nhiên.
- D. đột biến gen.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 158185
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự sống xuất hiện đầu tiên ở đại
- A. Nguyên sinh.
- B. Trung sinh.
- C. Cổ sinh.
- D. Thái cổ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 158186
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
- A. Các cây ở đồi cọ Phú Thọ.
- B. Các con cá rô phi đơn tính trong ao.
- C. Voi ở vườn bách thú.
- D. Chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 158191
Khoảng “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại, phát triển gọi là:
- A. ổ sinh thái.
- B. giới hạn sinh thái.
- C. khoảng thuận lợi.
- D. môi trường sinh thái.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 158194
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là:
- A. mật độ cá thể của quần thể.
- B. kích thước tối thiểu của quần thể.
- C. kiểu phân bố của quần thể.
- D. kích thước tối đa của quần thể.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 158196
Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài thấp nhất?
- A. Rừng lá rụng ôn đới.
- B. Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Rừng lá kim phương Bắc.
- D. Đồng rêu hàn đới.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 158197
Trong tự nhiên, hình thức phân bố cá thể của quần thể phổ biến nhất là:
- A. phân bố ngẫu nhiên.
- B. phân bố đồng đều.
- C. phân bố thẳng đứng.
- D. phân bố theo nhóm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 158201
Hiện tượng 2 loài sinh vật sống chung: một bên được lợi, bên còn lại không ảnh hưởng gì là mối quan hệ
- A. hội sinh.
- B. hợp tác.
- C. ức chế - cảm nhiễm.
- D. cộng sinh.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 158203
Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật phân giải?
- A. Cỏ.
- B. Nấm hoại sinh.
- C. Giun đất.
- D. Vi khuẩn hoại sinh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 158205
Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính?
I. Quang hợp ở thực vật. II. Chặt phá rừng. III. Đốt nhiên liệu hóa thạch. IV. Sản xuất công nghiệp.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 158207
Khi nói về chu trình sinh địa hoá, những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp.
III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2-
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon.
- A. I và II.
- B. II và IV.
- C. I và III.
- D. III và IV.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 158211
Quan sát sơ đồ giới hạn sinh thái đối với nhân tố nhiệt độ của cá rô phi, nhận xét nào sau đây sai?
- A. Cá rô phi sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở khoảng giá trị (3).
- B. Cá rô phi sinh trưởng, phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C.
- C. Nhiệt độ thấp nhất mà cá rô phi chịu đựng được là 5,60C.
- D. Giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ là 420C.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 158213
Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu nội dung sau đây là đúng?
(1) Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
(2) Căn cứ để xây dựng tháp tuổi dựa vào tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể.
(3) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản, tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(4) Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
(5) Phân bố ngẫu nhiên xảy ra khi điều kiện sống đồng đều, các cá thể không có cạnh tranh.
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 158215
Qua sơ đồ đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật, nhận xét nào sau đây là sai?
- A. Đường cong tăng trưởng hình chữ J xảy ra khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể sinh sản nhanh.
- B. Với kiểu tăng trưởng (a): mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
- C. Với kiểu tăng trưởng (b): quần thể tăng trưởng trải qua các giai đoạn: tăng chậm, tăng nhanh, ổn định.
- D. J là tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn, S là tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 158216
Có các ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái như sau:
(1) hải quỳ và cua (2) cây nắp ấm và côn trùng (3) chim sáo và trâu rừng,
(4) tảo biển nở hoa làm chết cá nhỏ vùng quanh nó (5) cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
Trong các nhận định sau, nhận định nào là đúng?
- A. Có 2 ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ.
- B. (1), (3), (5) là ví dụ về quan hệ hợp tác.
- C. Có 1 ví dụ là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
- D. (2), (4) là ví dụ của mối quan hệ chỉ 1 bên có lợi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 158218
Khi xét đặc trưng về nhóm tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là:
- A. thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể.
- B. tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể.
- C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
- D. tuổi cao nhất mà các cá thể trong quần thể đạt được.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 158221
Trong một quần xã sinh vật, khi sâu bọ phát triển mạnh thì số lượng chim sâu cũng tăng theo; khi số lượng chim sâu tăng nhiều, sâu bọ bị chim sâu tiêu diệt mạnh nên số lượng lại giảm; hiện tượng này được gọi là:
- A. cân bằng sinh thái.
- B. cân bằng sinh học.
- C. điều hòa mật độ.
- D. khống chế sinh học.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 158222
Ví dụ nào sau đây thể hiện dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
- A. Ở miền Nam, vào mùa mưa, số lượng ếch và nhái thường tăng nhanh.
- B. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
- C. Ở miền Bắc, khi mùa đông có rét đậm thì các loài bò sát giảm mạnh.
- D. Vào mùa thu hoạch lúa và ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 158225
Cho chuỗi thức ăn: thực vật → sâu bọ → chuột → chó hoang. Biết rằng năng lượng đồng hóa của sinh vật sản xuất là 106 kcalo, hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là 10%, ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 12 % và ở bậc dinh dưỡng cấp 4 là 8%. Năng lượng đồng hóa của sâu bọ, chuột, chó hoang lần lượt là
- A. 105 kcalo; 12. 103 kcalo; 960 kcalo.
- B. 105 kcalo; 12. 104 kcalo; 4.104 kcalo.
- C. 105 kcalo; 12. 103 kcalo; 96 kcalo.
- D. 105 kcalo; 12. 104 kcalo; 8.103 kcalo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 158227
Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:
(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
(2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.
(3) Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F.
(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ không mất đi.
(5) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
(6) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm.
Số phương án trả lời đúng là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 158228
Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, số nhận xét đúng là
1. lưới thức ăn có 4 chuỗi thức ăn.
2. báo thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2,
3. cào cào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
4. cào cào, thỏ, nai có cùng mức dinh dưỡng.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 158229
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 158231
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
- B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
- C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên.
- D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 158232
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài được một bạn học sinh tóm tắt và có các phát biểu ở dưới đây.
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.
Số phát biểu đúng là:
- A. 6
- B. 3
- C. 5
- D. 4
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 158234
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, có các phát biểu sau:
(1) Dòng năng lương trong hệ sinh thái dịch chuyển theo một chiều từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ và nó trả lại môi trường nhờ vi sinh vật phân giải.
(2) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(3) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
(4) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng được tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
(5) Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 2
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 158235
Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố (ha)
25
240
193
195
Mật độ (cá thể/ha)
10
15
20
25
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm, kích thước của 2 quần thể này sẽ bằng nhau.
IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3