Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475811
Quan điểm nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
- A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
- B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
- C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
- D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475814
Việc làm nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?
- A. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
- B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
- C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
- D. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475816
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do trong hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
- A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
- B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
- C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
- D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475818
Công ty B đãkinh doanh thêm cả quần áo trẻ em trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
- A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
- C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
- D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475820
Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về
- A. đạo đức trong kinh doanh.
- B. mặt hàng kinh doanh.
- C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
- D. quyền công dân trong kinh doanh.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475824
Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho 1 nhóm học sinh sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
- A. góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
- B. không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- C. giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
- D. nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475828
Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân là gì?
- A. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.
- B. vợ chồng chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tùy trường hợp.
- C. vợ chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.
- D. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475829
Hôn nhân hạnh phúc thì phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?
- A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng.
- B. Tình yêu chân chính.
- C. Hợp nhau về gu thời trang.
- D. Có việc làm ổn định
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475830
Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào thì được phép kết hôn?
- A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
- C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475831
Việc lấy vợ, lấy chồng sớm trước độ tuổi quy định của pháp luật được gọi là gì?
- A. tái hôn.
- B. tảo hôn.
- C. li hôn.
- D. kết hôn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475833
Theo quy định của pháp luật, trường hợp sẽ bị cấm kết hôn khi người đó đang:
- A. bị tâm thần.
- B. đã bị li hôn.
- C. ly hôn ba lần.
- D. bị mắc bệnh ung thư.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475835
Nhận định nào dưới đây là đúng với nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
- A. Đàn ông năm thê, bảy thiếp.
- B. Người khác tôn giáo không được kết hôn với nhau.
- C. Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- D. Vợ có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475837
Quan niệm nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân?
- A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- B. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc.
- C. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.
- D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475839
Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói vê hôn nhân?
- A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
- B. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.
- C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.
- D. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475840
Tình huống nào dưới đây là không bị cấm kết hôn?
- A. Anh chị em cùng cha, khác mẹ.
- B. Con riêng của chồng với con riêng của vợ.
- C. Anh chị em con chú, con bác.
- D. Bố dượng với con riêng của vợ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475841
Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quan hệ hôn nhân?
- A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình.
- B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái.
- C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
- D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475842
Nhận định nào dưới đây không đúng với hậu quả của nạn tảo hôn?
- A. Làm giảm chất lượng dân số.
- B. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.
- C. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ.
- D. Không thể gặp lại người thân.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475844
Bài ca dao sau đã phê phán hủ tục nào dưới đây?
Thân em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ em gả làm con nhà giàu.
Nói ra sợ chị em cười,
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.
- A. Trọng nam khinh nữ.
- B. Mê tín dị đoan.
- C. Cướp vợ.
- D. Tảo hôn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475848
Để giúp mẹ mình trả nợ, chị M buộc phải cưới anh K theo yêu cầu của mẹ dù không có tình cảm gì với anh. Cuộc hôn nhân của anh K và chị M đã vi phạm quy định nào sau đây của pháp luật về hôn nhân và gia đình?
- A. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
- B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
- D. Luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475851
Anh H và chị T yêu nhau đã lâu, nhưng khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối với lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?
- A. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới.
- B. Gây sức ép cho hai bên gia đình để được đồng ý.
- C. Dựa vào pháp luật để giải thích cho hai bên gia đình hiểu.
- D. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của gia đình.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475855
Anh D yêu chị T say đắm và ngỏ lời cầu hôn với chị T. Chị T đồng ý kết hôn với anh D nhưng với điều kiện anh D phải mua một ngôi nhà mới để hai vợ chồng ra ở riêng và chị đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà đó. Hành động của chị T là đúng hay sai, vì sao?
- A. Đúng, vì anh D rất yêu chị T.
- B. Sai, vì chị T đã yêu sách của cải trong hôn nhân.
- C. Đúng, vì chj T có quyền ra điều kiện.
- D. Sai, vì chị đã cưỡng ép kết hôn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475876
Quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí được gọi là gì?
- A. công nghiệp hóa.
- B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- C. hiện đại hóa.
- D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475880
Quá trình chuyển đổi từ căn bản đến toàn diện các hoạt động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là gì?
- A. công nghiệp hóa.
- B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- C. hiện đại hóa.
- D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475883
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, thanh niên giữ vai trò là gì?
- A. lực lượng quyết định.
- B. lực lượng tinh nhuệ.
- C. lực lượng nòng cốt.
- D. lực lượng chủ yếu.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475887
Việc làm tích cực của thanh thiếu niên trong đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là gì?
- A. tích cực nghiên cứu khoa học.
- B. sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học – kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.
- C. đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.
- D. tất cả các phương án trên đều đúng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 475890
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có tác dụng như thế nào?
- A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
- C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 475892
Đảng và nhân dân ta luôn tin tưởng vào thế hệ thanh niên hiện nay trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước vì lí do nào dưới đây?
- A. Họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.
- B. Họ là người trẻ, khỏe.
- C. Họ nhanh nhẹn, tháo vát.
- D. Họ được đầu tư học hành đến nơi đến chốn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 475895
Em tán thành với kiến nào dưới đây khi bàn về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta?
- A. Hai khái niệm tách rời, không liên quan gì đến nhau.
- B. Chỉ cần công nghiệp hóa không cần hiện đại hóa.
- C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.
- D. Công nghiệp hóa cũng là hiện đại hóa.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 475899
Để nước ta trở thành quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta cần đầu tư đến những yếu tố nào dưới đây?
- A. Cơ sở vật chất.
- B. Con người.
- C. Máy móc hiện đại.
- D. Khoa học – kĩ thuật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 475904
Việc làm nào là biểu hiện đúng với trách nhiệm của thanh niên?
- A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
- B. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- C. Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức.
- D. Luôn ngại khó, ngại khổ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 475908
Hành động nào biểu hiện thiếu trách nhiệm của thanh niên?
- A. Nước đến chân mới nhảy.
- B. Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.
- C. Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội
- D. Vượt khó thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 475909
Quan niệm nào sau đây là đúng nhất khi nói về trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- A. Thanh niên học sinh phải ra sức học tập, không phụ công bố mẹ cho ăn học, làm rạng danh gia đình.
- B. Thanh niên học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời.
- C. Thanh niên học sinh phải vừa học, vừa chơi, không sống hoài sống phí, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
- D. Thanh niên học sinh phải cố gắng học tập để không thua kém bạn bè, sau này có thể kiếm được nhiều tiền.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 475917
Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước là “trách nhiệm vẻ vang và đồng thời cũng là thời cơ rất to lớn” của thế hệ thanh niên vì sao?
- A. là cơ hội cho thanh niên thể hiện với đời.
- B. là cơ hội cho thanh niên thể hiện bản thân.
- C. là cơ hội cho thanh niên làm rạng rỡ thanh danh của gia đinhf, dòng họ.
- D. thanh niên là “lực lượng nòng cốt” được đào tạo, giáo dục toàn diện.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 475920
Gia đình L vừa buôn bán tạp hóa, vừa mở nông trại chăn nuôi bò. L tốt nghiệp trường đại học thương mại nhưng vẫn chưa xin được việc làm . Nếu là bạn của L, em sẽ khuyên bạn chọn phương án nào sau đây?
- A. Tìm việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, lương cao, nhàn hạ.
- B. Vận dụng kiến thức đào tạo mở rộng quy mô buôn bán cùng gia đình.
- C. Không xin được việc làm nhưng sẽ không chăn nuôi bò, quá vất vả.
- D. Làm bất cứ việc gì ngoài xã hội miễn là có thu nhập cao
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 475922
Anh X lập trang trại nhưng anh lại nói không cần đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vì trang trại của anh chỉ trồng chủ yếu chỉ để bán ra thị trường. Nếu em là người nhà anh X em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để khuyên anh X ?
- A. Cần trang bị khoa học công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp.
- B. Nhất trí với quan điểm của anh, không cần đầu tư khoa học công nghệ vì sẽ rất tốn kém.
- C. Khuyên anh vay vốn ngân hàng để đầu tư khoa học công nghệ ngay khi bắt đầu.
- D. Không có ý kiến tham gia vì đó là chuyện làm ăn của ông X.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 475924
Học sinh thường có quan niệm: “Được đến đâu hay đến đó”. Em lựa chọn phương án nào dưới đây?
- A. Em đồng ý vì cuộc đời không biết trước được điều gì.
- B. Em đồng ý vì mỗi người sống phải biết hưởng thụ.
- C. Em không đồng ý vì nó thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm, không có ý chí phấn đấu.
- D. Em không đồng ý vì cần phải có những chiến lược dài hơi.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 475926
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của những đối tượng nào?
- A. toàn dân.
- B. cán bộ nhà nước.
- C. lực lượng vũ trang nhân dân.
- D. quân đội nhân dân Việt Nam.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 475927
Đi đôi với việc bảo vệ Tổ quốc thì mỗi chúng ta cần phải làm những gì?
- A. xây dựng Tổ quốc.
- B. phá hoại Tổ quốc.
- C. ngoại giao với các nước khác.
- D. trang bị vũ khí hiện đại.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 475928
Bảo vệ Tổ quốc gồm có những phương diện nào sau đây?
- A. xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
- B. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- C. bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
- D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 475929
Nếu sinh viên đang học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?
- A. 22 tuổi.
- B. 24 tuổi.
- C. 25 tuổi.
- D. 27 tuổi.