Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 421754
Nguyên nhân nào không dẫn đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?
- A. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
- B. Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
- D. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 421755
Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?
- A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 421756
Để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, trong những năm 1945 – 1973, Mĩ đã thực hiện nhiều hành động, ngoại trừ việc
- A. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- B. phát động cuộc “chiến tranh lạnh”.
- C. gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ.
- D. can thiệp vào nội bộ nhiều nước.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 421757
cBiểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?
- A. Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn cầu.
- B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
- C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- D. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng 2 lần sản lượng Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 421758
Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến.
- B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 421759
Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?
- A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
- B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
- C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.
- D. Bảo lưu các lực lượng quân phiệt ở Nhật.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 421760
Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là
- A. khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh
- B. dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau
- C. tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại
- D. đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 421761
Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
- B. các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao.
- C. vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước.
- D. nguồn viện trợ của Mĩ; các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 421762
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1973?
- A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
- B. Tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi bên ngoài.
- C. Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp.
- D. Thu được lợi nhuận từ việc khai thác các thuộc địa.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 421763
Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
- A. Lợi dụng nguồn viện trợ của các nước Tây Âu.
- B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- C. Khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.
- D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 421764
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?
- A. Liên minh quân sự - chính trị.
- B. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế.
- C. Liên minh về khoa học - kỹ thuật.
- D. Liên minh kinh tế - chính trị.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 421765
Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
- B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
- C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.
- D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 421766
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Thu hẹp các quyền tự do, dân chủ.
- B. Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.
- C. Tăng các khoản trợ cấp, phuc lợi xã hội.
- D. Ngừng quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 421767
Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
- B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
- C. Chạy đua vũ trang, tham gia Chiến tranh lạnh chống các nước XHCN.
- D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định chính trị, xã hội.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 421768
Câu nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa
- B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
- C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
- D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 421769
Những quyết định của Hội nghị I-an-ta và những thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã dẫn tới hệ quả gì?
- A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 10 vạn dân thường bị chết.
- B. Hình thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta.
- C. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối thoại sang đối đầu và dẫn tới Chiến tranh lạnh.
- D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 421770
Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
- A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
- B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
- C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
- D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 421771
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
- A. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối thoại, hợp tác.
- B. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối đầu gay gắt.
- C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
- D. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 421772
Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
- A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên
- B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang
- C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn
- D. Bùng nổ dân số, vơi cạn các nguồn tài nguyên
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 421773
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
- B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
- D. Thế giới tiến tới xác lập một trật tự đa cực, nhiều trung tâm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 421774
Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX)?
- A. Sự bùng nổ dân số.
- B. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên.
- C. Vấn đề ô nhiễm môi trường.
- D. Xu thế toàn cầu hóa.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 421775
Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là:
- A. Máy tính điện tử.
- B. Máy hơi nước.
- C. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- D. Bản đồ gen người.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 421776
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
- D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 421777
Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại cũng mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ:
- A. tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ.
- B. chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có sức hủy diệt lớn.
- C. tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các loại dịch bệnh mới,...
- D. gây nên sự đối đầu căng thẳng trong quan hệ giữa các nước quốc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 421778
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã đưa nhân loại chuyển sang nền văn minh:
- A. trí thuệ.
- B. công nghiệp.
- C. nông nghiệp.
- D. tiền công nghiệp.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 421779
Vì sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
- A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển, xác lập vị trí ưu thế
- B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa
- C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước
- D. Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 421780
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế của các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. do bóc lột hệ thống thuộc địa.
- B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
- C. do giảm chi phí quốc phòng.
- D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 421781
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX)?
- A. Sự bùng nổ dân số, vơi cạn các nguồn tài nguyên.
- B. Tiền đề từ các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
- C. Yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
- D. Nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 421782
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới
- B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
- D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 421783
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
- A. Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
- B. Mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
- C. Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa
- D. Do Đông Âu rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 421784
Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách văn hóa - giáo dục nô dịch ở Việt Nam?
- A. Gây ra tâm lý tự ti cho nhân dân Việt Nam
- B. Reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác
- C. Đề cao công lao “khai hóa” của thực dân Pháp
- D. Xây dựng nền văn hóa tiến bộ ở Việt Nam
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 421785
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?
- A. Công nhân, tư sản
- B. Tư sản, tiểu tư sản
- C. Tiểu tư sản, công nhân, tư sản
- D. Tiểu tư sản, công nhân
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 421786
Dưới tác động từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam
- A. phát triển độc lập và vững mạnh.
- B. phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- C. có sự chuyển biến, nhưng chỉ mang tính cục bộ.
- D. phát triển và cạnh tranh với kinh tế Pháp.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 421787
Bao trùm trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
- A. nông dân với địa chủ.
- B. công nhân với tư sản
- C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
- D. tư sản với địa chủ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 421788
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
- A. Đại địa chủ và tư sản mại bản.
- B. Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản.
- C. Trung địa chủ và tư sản mại bản.
- D. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 421789
Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?
- A. Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình.
- B. Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh.
- C. Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919).
- D. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo của Pháp.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421790
Đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 - 1924 là
- A. phong trào thể hiện ý thức chính trị.
- B. phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
- C. phong trào chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế và chính trị, tự giác.
- D. phong trào đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, mang tính tự phát.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421791
Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
- C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421792
Cuộc đấu tranh nào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức được ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
- A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện Quảng Châu (Trung Quốc).
- B. Cuộc đấu tranh đòi thả tự do cụ Phan Bội Châu.
- C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Châu Trinh.
- D. Khởi nghĩa Yên Bái.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421793
Bao trùm trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
- A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
- B. nông dân với địa chủ phong kiến.
- C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
- D. nông dân, công nhân với chính quyền đô hộ.