Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 333895
Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
- A. Những năm 60 (thế kỉ XX).
- B. Những năm 70 (thế kỉ XX).
- C. Những năm 80 (thế kỉ XX).
- D. Những năm 90 (thế kỉ XX).
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 333898
Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
- A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và "chiến tranh lạnh" (3/1947).
- C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
- D. Sự ra đời của khối NATO.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 333901
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở nước nào?
- A. Bắc Phi
- B. Nam Phi
- C. Đông Phi
- D. Tây Phi
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 333904
Cách mạng nước nào được xem là "lá cờ đầu" của Mĩ La Tinh?
- A. Mê-hi-cô.
- B. Vê-nê-duê-la.
- C. Cu Ba.
- D. Ni-ca-ra-gua.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 333905
Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?
- A. "Đại lục mới trỗi dậy".
- B. “Đại lục bùng cháy”.
- C. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất.
- D. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy".
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 333908
Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt bao nhiêu tỉ USD?
- A. 180 tỉ USD.
- B. 181 tỉ USD.
- C. 182 tỉ USD.
- D. 183 tỉ USD.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 333911
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nào?
- A. 246 công trình được xây dựng và đưa vào sản xuất.
- B. Sản lượng công nghiệp tăng 140%.
- C. Sản lượng nông nghiệp tăng 25%.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 333914
Thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến đối với thực dân Pháp như thế nào?
- A. sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc.
- B. sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp khi bị chèn ép.
- C. sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
- D. sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 333916
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập 107 sự tham gia của 5 nước nào?
- A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
- B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
- C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a.
- D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 333919
Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?
- A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới.
- B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
- C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
- D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 333921
Liên Xô phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ năm nào?
- A. 1959
- B. 1957
- C. 1960
- D. 1961
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 333923
Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì?
- A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
- B. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
- C. "Chia để trị".
- D. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 333925
Nước nào xóa bỏ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Âu?
- A. Ba Lan
- B. Hung-ga-ri
- C. Tiệp Khắc
- D. Cộng hòa Dân chủ Đức
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 333926
Thời gian nào sau đây đánh dấu mốc mang tính đột biến, của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
- A. Tháng 12/1991.
- B. Tháng 12/1992.
- C. Tháng 12/1993.
- D. Tháng 12/1994.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 333928
Đường lối "Ba ngọn cờ hồng", đã làm cho nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc như thế nào?
- A. Đảng và Nhà nước được củng cố và vững mạnh.
- B. Nội bộ đoàn kết, nhất trí.
- C. Bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực gay gắt.
- D. Nội bộ mâu thuẫn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 333930
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ vì sao?
- A. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
- B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
- D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 333931
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
- A. Bãi công của công nhân.
- B. Đấu tranh chính trị.
- C. Đấu tranh vũ trang.
- D. Sự nỗi dậy của người dân.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 333933
Hội nghị I-an-ta lịch sử đã diễn ra trong thời gian nào?
- A. Từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945.
- B. Từ ngày 04 đến 12 tháng 03 năm 1945.
- C. Từ ngày 04 đến 12 tháng 04 năm 1945.
- D. Từ ngày 04 đến 12 tháng 05 năm 1945.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 333934
Từ cuối năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN ngày càng được cải thiện do đâu?
- A. Cam-pu-chia đạt được các giải pháp hòa giải và hòa hợp dân tộc, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Cam-pu-chia.
- B. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là muốn là bạn của tất cả các nước.
- C. Cả A, B đều đúng.
- D. Cả A, B đều sai.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 333936
Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào?
- A. Mĩ.
- B. Nhật.
- C. Liên Xô.
- D. Anh.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 333938
Nhật Hoàng tuyên bố chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào?
- A. 14/8/1945
- B. 15/8/1945
- C. 16/8/1945
- D. 17/8/1945
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 333940
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, các nước châu Phi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đâu?
- A. Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, sắc tộc.
- B. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất.
- C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới.
- D. Cả ba lý do trên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 333943
Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp là gì?
- A. Vừa khai thác vừa chế biến.
- B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
- C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
- D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 333945
Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?
- A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động.
- C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
- D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 333946
Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Liên Xô
- B. Anh
- C. Mĩ
- D. Pháp
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 333948
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?
- A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.
- B. Thuộc địa của Pháp, Nhật.
- C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.
- D. Thuộc địa của các thực dân phương Tây.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 333949
Nguồn gốc sâu xa của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là gì?
- A. Do sự bùng nổ dân số.
- B. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người.
- C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.
- D. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 333951
Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vac-sa-va giải thể năm nào?
- A. 1989
- B. 1990
- C. 1991
- D. 1992
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 333953
Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 tình hình châu Âu như thế nào?
- A. ổn định và có điều kiện để phát triển.
- B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
- C. căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
- D. dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 333955
Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì?
- A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
- B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
- C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
- D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 333956
Quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự thế giới nào?
- A. Hai cực
- B. Một cực
- C. Đa cực
- D. A, B đúng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 333958
Thời kỳ cải cách mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu từ khi nào?
- A. 1979-1997
- B. 1979-1998
- C. 1979-1999
- D. 1979-2000
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 333959
Khối NATO còn gọi là khối gì?
- A. Khối Nam Đại Tây Dương.
- B. Khối Bắc Đại Tây Dương.
- C. Khối Đông Đại Tây Dương.
- D. Khối Tây Nam Đại Tây Dương.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 333960
Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?
- A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
- B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
- C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.
- D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 333961
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"?
- A. Châu Phi thường xuyên bị động đất.
- B. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc.
- C. Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- D. Lý do nào cũng đúng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 333963
Chủ trương của Mĩ sau khi thế "hai cực I-an-ta" bị phá vỡ là gì?
- A. Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực.
- B. Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình.
- C. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản.
- D. Thiết lập "Thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối thống trị.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 333965
Đất nước có thu nhập bình quân quốc dân lớn nhất khu vực Đông Nam Á là gì?
- A. Xin-ga-po
- B. Bru-nây
- C. Thái Lan
- D. Phi-líp-pin
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 333968
Sự kiện nào thể hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?
- A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
- B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
- C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924).
- D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 333970
Sự kiện lịch sử nào đã mở đầu cho cách mạng Cu Ba?
- A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất CuBa (1956).
- B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
- C. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
- D. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 333971
Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
- A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
- B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.
- C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- D. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.